1. Cấp, cấp đổi, cấp lại Chứng minh nhân dân (12 số)

Posted on

Chứng minh nhân dân là một loại giấy tờ tùy thân quan trọng, trong quá trình sử dụng có thể xảy ra những trường hợp mất, hư hỏng,… dẫn đến việc cần phải đăng ký cấp, cấp đổi, cấp lại Chứng minh nhân dân. Sau đây, Dữ Liệu Pháp Lý sẽ cụ thể hóa các nội dung đó theo theo quy định tại Nghị định 05/1999/NĐ-CP, Nghị định 106/2013/NĐ-CP, Thông tư 04/1999/TT-BCA(C13).

1. Khái niệm

Chứng minh nhân dân là một loại giấy tờ tùy thân của công dân do cơ quan Công an có thẩm quyền chứng nhận về những đặc điểm riêng và nội dung cơ bản của mỗi công dân trong độ tuổi do pháp luật quy định, nhằm bảo đảm thuận tiện việc thực hiện quyền, nghĩa vụ của công dân trong đi lại và thực hiện các giao dịch trên lãnh thổ Việt Nam. (Điều 1 Nghị định 05/1999/NĐ-CP) 

Mục 4 Phần I Thông tư 04/1999/TT-BCA(C13) quy định: CMNDgiá trị sử dụng 15 năm. Mỗi công dân Việt Nam chỉ được cấp một CMNDcó một số CMND riêng. Nếu có sự thay đổi hoặc bị mất CMND thì được làm thủ tục đổi, cấp lại một giấy CMND khác nhưng số ghi trên CMND vẫn giữ đúng theo số ghi trên CMND đã cấp.

Đối tượng được cấp chứng minh nhân dân là công dân Việt Nam từ đủ 14 tuổi trở lên, đang cư trú trên lãnh thổ Việt Nam. (Điều 3 Nghị định 05/1999/NĐ-CP) 

Điều 4 Nghị định 05/1999/NĐ-CP và điểm b, c khoản 3 Điều 1 Nghị định 106/2013/NĐ-CP quy định: các đối tượng sau tạm thời chưa được cấp Chứng minh nhân dân:

– Những người đang bị tạm giam, đang thi hành án phạt tù tại trại giam; đang chấp hành quyết định đưa vào trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc, cơ sở cai nghiện bắt buộc;

– Những người đang mắc bệnh tâm thần hoặc một bệnh khác làm mất khả năng điều khiển hành vi của mình.

Các trường hợp ở trên nếu khỏi bệnh, hết thời hạn tạm giam, thời hạn thi hành án phạt tù hoặc hết thời hạn chấp hành quyết định đưa vào trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc, cơ sở cai nghiện bắt buộc thì được cấp Chứng minh nhân dân.

2. Cấp Chứng minh nhân dân

Mục 5 Phần II Thông tư 04/1999/TT-BCA quy định:

– Công dân thuộc diện được cấp CMND hiện đăng ký hộ khẩu thường trú thuộc địa phương nào do Công an cấp huyện nơi đó làm thủ tục cấp CMND.

– Những công dân đang phục vụ trong Quân đội và Công an nhân dân (trừ số đang thực hiện chế độ nghĩa vụ quân sự) chưa đăng ký hộ khẩu thường trú cùng gia đình hiện đang ở tập trung trong doanh trại quân đội, công an thì do Công an cấp huyện nơi đơn vị đóng trụ sở chính, nhà ở tập thể đó làm thủ tục cấp CMND theo quy định về cấp CMND đối với quân đội và công an. Trường hợp đã đăng ký hộ khẩu thường trú cùng gia đình thì áp dụng như các công dân khác.

3. Cấp đổi Chứng minh nhân dân

Theo Mục 2 Phần II Thông tư 04/1999/TT-BCA(C13), công dân đã được cấp CMND được đổi lại trong các trường hợp sau:

Quá thời hạn sử dụng 15 năm kể từ ngày cấp;

+ CMND rách, nát, không rõ ảnh hoặc một trong các thông tin đã ghi trên CMND;

Thay đổi họ, tên, chữ đệm, ngày, tháng, năm sinh. Những thay đổi này phải có quyết định của cơ quan có thẩm quyền;

+ Những người đã được cấp giấy CMND nhưng chuyển nơi đăng ký hộ khẩu thường trú ngoài phạm vi tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương. Trường hợp chuyển ĐKHKTT trong phạm vi tỉnh, thành phố mà công dân có yêu cầu thì được đổi lại CMND;

Thay đổi đặc điểm nhận dạng là những trường hợp đã qua phẫu thuật thẩm mỹ chỉnh hình hoặc vì lý do khác đã làm thay đổi hình ảnh hoặc đặc điểm nhận dạng của họ.

4. Cấp lại Chứng minh nhân dân

Theo Mục 2 Phần II Thông tư 04/1999/TT-BCA, đối tượng cấp lại CMND là những công dân đã được cấp CMND theo Nghị định số 05/1999/NĐ-CP và giấy CMND theo Quyết định số 143/CP nhưng bị mất.

Kết luận: Công dân có nhu cầu cấp, cấp đổi, cấp lại Chứng minh nhân dân cần thực hiện tại các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền và làm thủ tục đăng ký theo quy định tại Nghị định 05/1999/NĐ-CP, Nghị định 106/2013/NĐ-CP, Thông tư 04/1999/TT-BCA(C13).

Trình tự thủ tục, hồ sơ, biểu mẫu thực hiện xem tại đây:

Cấp, cấp đổi, cấp lại chứng minh nhân dân (12 số)