1. Chỉ định đơn vị đủ điều kiện đào tạo, tập huấn về kỹ thuật phối giống nhân tạo gia súc
Chỉ định đơn vị đủ điều kiện đào tạo, tập huấn về kỹ thuật phối giống nhân tạo gia súc là một thủ tục hành chính. Theo đó, các đơn vị được chỉ định phải đáp ứng yêu cầu của pháp luật. Sau đây, Dữ Liệu Pháp Lý sẽ cụ thể hóa nội dung này dựa trên những quy định của Luật chăn nuôi 2018, Quyết định 50/2014/QĐ-TTg, Thông tư 09/2015/TT-BNNPTNT như sau:
1. Một số khái niệm
Phối giống nhân tạo là phối giống không có sự tiếp xúc giữa hai cá thể đực cái; con người lấy tinh dịch cá thể đực pha chế và dẫn vào đường sinh dục cá thể cái
Gia súc là các loài động vật có vú, có 04 chân được con người thuần hóa và chăn nuôi (Khoản 6 Điều 2 Luật chăn nuôi)
Chỉ định đơn vị đủ điều kiện đào tạo, tập huấn về kỹ thuật phối giống nhân tạo gia súc là việc cục Chăn nuôi là cơ quan đánh giá, lựa chọn và chỉ định các đơn vị đủ điều kiện đào tạo, tập huấn về kỹ thuật phối giống nhân tạo gia súc. (Khoản 1 Điều 7 Thông tư 09/2015/TT-BNNPTNT)
2. Điều kiện để đơn vị được chỉ định đào tạo, tập huấn, phối giống nhân tạo gia súc
Căn cứ khoản 2 Điều 7 Thông tư 09/2015/TT-BNNPTNT quy định điều kiện để đơn vị được chỉ định đào tạo, tập huấn, phối giống nhân tạo gia súc như sau:
- Có chức năng hoạt động hoặc được phép đào tạo, tập huấn (hoặc huấn luyện) trong lĩnh vực chăn nuôi;
- Có chương trình và tài liệu đào tạo, tập huấn phù hợp
3. Thời hạn đào tạo
Thời gian đào tạo, tập huấn tối thiểu là 21 ngày, trong đó thời gian học lý thuyết tối thiểu là 7 ngày và thời gian thực hành tối thiểu 14 ngày (điểm b khoản 2 Điều 7 Thông tư 09/2015/TT-BNNPTNT)
4. Nội dung đào tạo, tập huấn
Tài liệu về lý thuyết gồm các nội dung: Giống và công tác giống gia súc trong chăn nuôi; Đặc điểm sinh lý sinh sản của gia súc; Giải phẫu cơ quan sinh sản gia súc; Phát hiện động dục và thời điểm phối giống thích hợp; Lý thuyết về phối giống nhân tạo gia súc và một số vấn đề cần chú ý trong phối giống nhân tạo gia súc; Phương pháp phát hiện phối giống có chửa; Phương pháp ghi chép quản lý phối giống nhân tạo gia súc; ngoài ra, nếu có thời gian có thể bổ sung các nội dung về quy trình chăn nuôi và các nội dung khác nhằm nâng cao năng suất sinh sản cho gia súc;
Thực hành gồm các nội dung: Kỹ năng sử dụng thiết bị, vật tư phối giống nhân tạo cho gia súc; Kỹ năng thực hành phối giống nhân tạo cho gia súc; ngoài ra, nếu có thời gian có thể bổ sung các nội dung phát hiện gia súc có chửa, khám thai và các nội dung khác có liên quan trong thực tế sinh sản gia súc tại các địa phương.(Điểm b Khoản 2 Điều 7 Thông tư 09/2015/TT-BNNPTNT)
Như vậy, đơn vị có nhu cầu đăng ký để được chỉ định là đơn vị đủ điều kiện đào tạo, tập huấn về kỹ thuật phối giống nhân tạo gia súc và phải thực hiện theo trình tự thủ tục quy định tại của Quyết định 50/2014/QĐ-TTg và Thông tư 09/2015/TT-BNNPTNT
Lưu ý:
Theo điểm a khoản 3 Điều 7 Thông tư 09/2015/TT-BNNPTNT đơn vị cần chuẩn bị hồ sơ gồm:
– Đơn (theo mẫu tại Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư này) có chữ ký, tên của người đại diện theo pháp luật và đóng dấu;
– Bản sao chứng thực hoặc bản sao (kèm bản chính để đối chiếu) chức năng hoạt động hoặc được phép đào tạo, tập huấn (hoặc huấn luyện) trong lĩnh vực chăn nuôi;
– Chương trình và tài liệu đào tạo, tập huấn.
5. Thẩm quyền chỉ định
Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn chỉ định các đơn vị có đủ năng lực đào tạo, tập huấn về kỹ thuật phối giống nhân tạo gia súc để người có nhu cầu tại các địa phương chủ động lựa (Khoản 1 Điều 6 Quyết định 50/2014/QĐ-TTg)
Lưu ý:
Căn cứ đơn đăng ký của cá nhân có nhu cầu đào tạo, tập huấn kỹ thuật phối giống nhân tạo gia súc được UBND cấp xã xác nhận; thời gian đào tạo, tập huấn thực tế; chứng chỉ đào tạo, tập huấn do đơn vị đào tạo cấp; định mức hỗ trợ chi phí đào tạo, tập huấn và mức hỗ trợ; cơ quan, đơn vị được UBND cấp tỉnh giao nhiệm vụ hỗ trợ chi phí đào tạo, tập huấn sẽ tổng hợp danh sách, nhu cầu hỗ trợ chi phí đào tạo, tập huấn gửi Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn để rà soát, thẩm định, trình cấp có thẩm quyền phê duyệt làm cơ sở thanh toán, hỗ trợ chi phí đào tạo, tập huấn cho đối tượng
Kết luận: Chỉ định đơn vị đủ điều kiện đào tạo, tập huấn về kỹ thuật phối giống nhân tạo gia súc là một thủ tục hành chính. Theo đó, các đơn vị được chỉ định phải đáp ứng yêu cầu tại khoản 2 Điều 7 Thông tư 09/2015/TT-BNNPTNT. Đồng thời cũng cần lưu ý về thời hạn, hồ sơ nộp cơ quan có thẩm quyền xem xét, phê duyệt.
Chi tiết trình tự, hồ sơ, biểu mẫu, thực hiện tại đây:
Chỉ định đơn vị đủ điều kiện đào tạo, tập huấn về kỹ thuật phối giống nhân tạo gia súc