2. Trao đổi nguồn gen giống vật nuôi quý, hiếm

Posted on

Trao đổi nguồn gen giống vật nuôi quý, hiếm. Sau đây Dữ liệu pháp lý sẽ cụ thể hóa nội dung này dựa trên những quy định của Luật chăn nuôiThông tư số 22/2019/TT-BNNPTNT của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hướng dẫn một số điều của Luật Chăn nuôi về quản lý giống và sản phẩm giống vật nuôi.

1. Một số khái niệm

Gen là một đơn vị di truyền, một đoạn của vật chất di truyền quy định các đặc tính cụ thể của sinh vật.  (Khoản 7 Điều 3 Luật đa dạng sinh học)

Nguồn gen bao gồm các loài sinh vật, các mẫu vật di truyền trong khu bảo tồn, cơ sở bảo tồn đa dạng sinh học, cơ sở nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ và trong tự nhiên. (Khoản 22 Điều 3 Luật đa dạng sinh học)

Giống vật nuôi là quần thể vật nuôi cùng loài, cùng nguồn gốc, có ngoại hình và cấu trúc di truyền tương tự nhau, được hình thành, củng cố, phát triển do tác động của con người; phải có số lượng bảo đảm để nhân giống và di truyền được những đặc điểm của giống cho thế hệ sau.  (Khoản 9 Điều 2 Luật chăn nuôi)

Giống vật nuôi quý, hiếm là giống vật nuôi có giá trị đặc biệt về khoa học, y tế, kinh tế mà số lượng còn ít hoặc bị đe dọa tuyệt chủng. (Khoản 12 Điều 2 Luật đa dạng sinh học)

 Nguồn gen giống vật nuôi là các động vật sống và sản phẩm giống của chúng mang thông tin di truyền có khả năng tạo ra hoặc tham gia tạo ra giống vật nuôi mới. (Khoản 21 Điều 2 Luật đa dạng sinh học)

2. Trao đổi nguồn gen giống vật nuôi quý, hiếm

Trao đổi nguồn gen giống vật nuôi quý, hiếm được quy định tại Điều 15 Luật chăn nuôi như sau:

– Tổ chức, cá nhân được trao đổi nguồn gen giống vật nuôi quý, hiếm để phục vụ nghiên cứu, chọn, tạo dòng, giống vật nuôi mới và sản xuất, kinh doanh theo quy định của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

– Việc trao đổi quốc tế nguồn gen giống vật nuôi có trong Danh mục giống vật nuôi cấm xuất khẩu để phục vụ nghiên cứu khoa học, triển lãm, quảng cáo phải được Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quyết định trên cơ sở chấp thuận của Thủ tướng Chính phủ.

– Tổ chức, cá nhân trao đổi quốc tế nguồn gen giống vật nuôi quý, hiếm phải thực hiện quy định của Luật này và pháp luật về thú y, an toàn thực phẩm, bảo vệ môi trường, đa dạng sinh học của Việt Nam.

– Việc trao đổi nguồn gen giống vật nuôi quý, hiếm của Việt Nam cho bên thứ ba phải được Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quyết định trên cơ sở chấp thuận của Thủ tướng Chính phủ.

– Khi trao đổi quốc tế nguồn gen giống vật nuôi quý, hiếm để phổ biến trong sản xuất hoặc tạo ra giống mới do tổ chức, cá nhân Việt Nam cung cấp và thuộc quyền tác giả của Việt Nam thì tổ chức, cá nhân Việt Nam được hưởng quyền tác giả theo quy định của điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và nước trao đổi quốc tế là thành viên.

Lưu ý: Khi trao đổi quốc tế nguồn gen giống vật nuôi quý, hiếm để phổ biến trong sản xuất hoặc tạo ra giống mới do tổ chức, cá nhân Việt Nam cung cấp và thuộc quyền tác giả của Việt Nam thì tổ chức, cá nhân Việt Nam được hưởng quyền tác giả theo quy định của điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và nước trao đổi quốc tế là thành viên. (Khoản 5 Điều 3 Thông tư 22/2019/TT-BNNPTNT)

3. Xử lý vi phạm về trao đổi quốc tế nguồn gen vật nuôi quý hiếm:

 Xử phạt hành chính liên quan đến trao đổi nguồn gen vật nuôi quý hiếm được quy định tại Điều 17 Nghị định 64/2018/NĐ-CP như sau:

– Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm trao đổi quốc tế nguồn gen vật nuôi quý hiếm không đúng với nội dung cho phép của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

– Phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm trao đổi quốc tế nguồn gen vật nuôi quý hiếm mà không được phép của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

Kết luận: Trao đổi nguồn gen giống vật nuôi quý, hiếm được quy định cụ thể tại quy định của Luật chăn nuôiThông tư số 22/2019/TT-BNNPTNT.

Chi tiết trình tự, hồ sơ, biểu mâu, thực hiện tại đây

Trao đổi nguồn gen giống vật nuôi quý, hiếm