48. Chế độ phụ cấp lưu động đối với cán bộ, công chức, viên chức
Chế độ phụ cấp lưu động đối với cán bộ, công chức, viên chức thường xuyên phải thay đổi địa điểm làm việc và nơi ở do tính chất của công việc. Sau đây, Dữ Liệu Pháp Lý sẽ cụ thể nội dung đó qua Thông tư 06/2005/TT-BNV.
1. Phạm vi áp dụng
Theo Mục I Thông tư 06/2005/TT-BNV thì:
Phụ cấp lưu động áp dụng đối với cán bộ, công chức (kể cả công chức dự bị), viên chức, những người đang trong thời gian tập sự, thử việc thuộc biên chế trả lương của các cơ quan nhà nước và các đơn vị sự nghiệp của Nhà nước, do tính chất, đặc điểm của nghề hoặc công việc phải thường xuyên thay đổi địa điểm làm việc và nơi ở, điều kiện sinh hoạt không ổn định
2. Mức và đối tượng hưởng phụ cấp lưu động
Theo Mục II Thông tư 06/2005/TT-BNV thì:
Mức phụ cấp:
Phụ cấp lưu động gồm 3 mức: 0,2; 0,4 và 0,6 so với mức lương tối thiếu chung. Theo mức lương tối thiểu chung 290.000đ/tháng thì các mức tiền phụ cấp lưu động thực hiện từ ngày 01 tháng 10 năm 2004 như bảng được quy định tại khoản 1 Mục II Thông tư 06/2005/TT-BNV
Đối tượng áp dụng:
– Mức 1, hệ số 0,2 áp dụng đối với những người làm việc ở các đơn vị:
+ Tổ, đội công tác phòng chống dịch bệnh, vệ sinh phòng dịch, sinh đẻ có kế hoạch, sốt rét, bướu cổ ở vùng trung du
+ Nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục (kể cả hợp đồng trong chỉ tiêu biên chế và những người trong thời gian thử việc) công tác tại vùng có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn đang làm chuyên trách về xoá mù chữ và phổ cập giáo dục mà trong tháng có từ 15 ngày trở lên đi đến các thôn, bản, phum, sóc
– Mức 2, hệ số 0,4 áp dụng đối với những người làm việc ở các đơn vị:
+ Tổ, đội khoan, thăm dò thuộc các liên đoàn địa chất
+ Tổ, đội khảo sát, tìm kiếm thuộc liên đoàn địa chất khu vực
+ Tổ, đội khảo sát, đo đạc khí tượng thủy văn
+ Tổ, đội điều tra, đo đạc nông nghiệp, lâm nghiệp, thuỷ lợi, thuỷ sản
+ Tổ, đội chống dịch bệnh, vệ sinh phòng dịch, sinh đẻ có kế hoạch, sốt rét, bướu cổ ở miền núi, vùng cao, vùng sâu, nơi xa xôi hẻo lánh
+ Tổ, đội thường xuyên tăng cường đi tuyến cơ sở để khám, chữa bệnh và chăm sóc sức khoẻ ban đầu cho nhân dân thuộc địa bàn xã, thôn, bản, ở miền núi, vùng cao, vùng sâu, nơi xa xôi hẻo lánh
– Mức 3, hệ số 0,6 áp dụng đối với những người làm việc ở các đơn vị:
+ Tổ, đội khảo sát, tìm kiếm khoáng sản thuộc liên đoàn địa chất chuyên đề
+ Tổ, đội khảo sát, đo đạc xây dựng hệ thống điểm đo đạc cơ sở quốc gia, hệ thống điểm đo đạc cơ sở chuyên dùng, đo đạc địa hình
+ Tổ, đội khảo sát, điều tra rừng
+ Tổ điều tra, sưu tầm dược liệu quý, hiếm ở các miền núi cao, biên giới, hải đảo, nơi xôi hẻo lánh
3. Cách tính trả phụ cấp lưu động
Theo Mục III Thông tư 06/2005/TT-BNV thì:
– Phụ cấp lưu động được tính trả theo số ngày thực tế lưu động và được trả cùng kỳ lương hàng tháng theo công thức sau:
Mức tiền phụ cấp lưu động |
= |
Mức lương tối thiểu chung |
x |
Hệ số phụ cấp lưu động |
x |
Số ngày thực tế lưu động trong tháng |
Số ngày làm việc tiêu chuẩn 1 tháng (22 ngày) |
– Phụ cấp lưu động không dùng để tính đóng, hưởng chế độ bảo hiểm xã hội.
– Các đối tượng hưởng chế độ phụ cấp lưu động thì không hưởng chế độ công tác phí
– Nguồn kinh phí chi trả chế độ phụ cấp lưu động:
+ Các đối tượng thuộc cơ quan, đơn vị được ngân sách nhà nước bảo đảo toàn bộ, phụ cấp lưu động do ngân sách nhà nước chi trả theo phân cấp ngân sách hiện hành trong dự toán ngân sách được giao hàng năm cho cơ quan, đơn vị
+ Các đối tượng thuộc cơ quan thực hiện khoán biên chế và kinh phí quản lý hành chính và các đối tượng thuộc các đơn vị sự nghiệp thực hiện tự chủ tài chính, phụ cấp lưu động do cơ quan, đơn vị chi trả từ nguồn kinh phí khoán và nguồn tài chính được giao tự chủ
Kết luận: Cán bộ, công chức, viên chức phải thường xuyên thay đổi nơi làm việc kèm theo điều kiện sinh hoạt không ổn định sẽ được hưởng chế độ phụ cấp lưu động theo quy định tại Thông tư 06/2005/TT-BNV.
Trình tự thủ tục, hồ sơ, biểu mẫu thực hiện xem tại đây:
Chế độ phụ cấp lưu động đối với cán bộ, công chức, viên chức