11. Phê duyệt thay đổi đề cương nghiên cứu thử thuốc trên lâm sàng

Posted on

Trước khi đưa thuốc vào sử dụng trong đời sống của chúng ta thì cần phải thử thuốc lâm sàng để xem thuốc có phát huy tác dụng của thuốc lên thực thể được thử thuốc để xác định độ an toàn và hiệu quả của thuốc. Khi hồ sơ đề cương nghiên cứu thử thuốc trên lâm sàng cần được thay đổi bổ sung và hoàn thiện theo yêu cầu của cơ quan quản lý có thẩm quyền và quá trình phê duyệt hồ sơ trong trường hợp này cũng sẽ bị thay đổi. Sau đây Dữ Liệu Pháp Lý sẽ cụ thể hóa về vấn đề: Phê duyệt thay đổi đề cương nghiên cứu thử thuốc trên lâm sàngđược quy định tại Luật Dược 2016, Thông tư 29/2018/TT-BYT.

1. Một số khái niệm cơ bản

Dược là thuốc và nguyên liệu làm thuốc  (khoản 1 Điều 2 Luật Dược 2016).

Thuốc là chế phẩm có chứa dược chất hoặc dược liệu dùng cho người nhằm Mục đích phòng bệnh, chẩn đoán bệnh, chữa bệnh, Điều trị bệnh, giảm nhẹ bệnh, Điều chỉnh chức năng sinh lý cơ thể người bao gồm thuốc hóa dược, thuốc dược liệu, thuốc cổ truyền, vắc xin và sinh phẩm  (khoản 2 Điều 2 Luật Dược 2016).

Thử thuốc trên lâm sàng là hoạt động khoa học nghiên cứu thuốc trên người tình nguyện nhằm thăm dò hoặc xác định sự an toàn và hiệu quả của thuốc; nhận biết, phát hiện phản ứng có hại do tác động của thuốc; khả năng hấp thu, phân bố, chuyển hóa, thải trừ của thuốc (khoản 1 Điều 3 Thông tư 29/2018/TT-BYT).

Thực hành tốt thử thuốc trên lâm sàng (Good Clinical Practice – GCP) là bộ nguyên tắc, tiêu chuẩn cho việc thiết kế, tổ chức triển khai, thực hiện, giám sát, kiểm tra, ghi chép, phân tích và báo cáo về thử thuốc trên lâm sàng nhằm bảo đảm tính tin cậy, chính xác của dữ liệu và báo cáo kết quả nghiên cứu, bảo vệ quyền, sự an toàn và bảo mật thông tin của đối tượng nghiên cứu (khoản 2 Điều 3 Thông tư 29/2018/TT-BYT).

Các quy định quốc tế về thử thuốc trên lâm sàng được Bộ Y tế công nhận là Hướng dẫn về thực hành tốt thử thuốc trên lâm sàng được quy định trong Hướng dẫn chung của Hội nghị hòa hợp quốc tế các yêu cầu kỹ thuật đối với đăng ký dược phẩm sử dụng cho người (International Conference on I Iamonization of Technical Requiments for Registration of Pharmaceuticals for Human use – ICH), Hướng dẫn thực hành tốt thử thuốc trên lâm sàng của Tổ chức Y tế Thế giới (World Health Organization – WHO) và các hướng dẫn về thử thuốc trên lâm sàng của các cơ quan quản lý tham chiếu quy định tại khoản 5 Điều này (khoản 3 Điều 3 Thông tư 29/2018/TT-BYT).

2. Một số quy định chung về thử thuốc trên lâm sàng

2.1 Đối tượng áp dụng nguyên tắc, tiêu chuẩn Thực hành tốt thử thuốc trên lâm sàng

Đối tượng áp dụng nguyên tắc, tiêu chuẩn Thực hành tốt thử thuốc trên lâm sàn bao gồm (Điều 5 Thông tư 29/2018/TT-BYT):

– Cơ sở thử thuốc trên lâm sàng triển khai áp dụng và đáp ứng GCP

– Trường hợp cơ sở kinh doanh dịch vụ thử tương đương sinh học của thuốc và các cơ sở có hoạt động nhận thử tương đương sinh học của thuốc không vì mục đích thương mại không đáp ứng GCP đối với giai đoạn nghiên cứu trên lâm sàng thì phải ký hợp đồng hoặc văn bản liên kết với cơ sở thử thuốc trên lâm sàng đáp ứng GCP và tài liệu cập nhật để thực hiện giai đoạn nghiên cứu trên lâm sàng.

– Cơ sở thử thuốc trên lâm sàng áp dụng tài liệu GCP cập nhật theo quy định trong thời hạn 12 tháng đối với trường hợp có yêu cầu thay đổi về cơ sở vật chất phục vụ việc thử thuốc hoặc 06 tháng đối với cập nhật khác, tính từ thời điểm tài liệu cập nhật được Cục Khoa học công nghệ và Đào tạo công bố trên Cổng thông tin điện tử của Bộ Y tế và Trang thông tin điện tử của Cục Khoa học công nghệ và Đào tạo.

2.2 Các giai đoạn thử thuốc trên lâm sàng

Thử thuốc trên lâm sàng theo quy định tại Điều 86 Luật Dược 2016 gồm các giao đoạn sau:

Giai đoạn 1 là giai đoạn đầu tiên thử nghiệm trên người nhằm đánh giá sơ bộ về tính an toàn của thuốc.

Giai đoạn 2 là giai đoạn thử nghiệm nhằm xác định liều tối ưu cho thử nghiệm lâm sàng và chứng minh tính an toàn, hiệu quả của thuốc bao gồm cả tính sinh miễn dịch của vắc xin thử trên đối tượng đích.

Giai đoạn 3 là giai đoạn thử nghiệm được nghiên cứu trên quy mô lớn nhằm xác định tính ổn  định của công thức, tính an toàn, hiệu quả Điều trị ở mức tổng thể của thuốc hoặc để đánh giá hiệu quả bảo vệ và tính an toàn của vắc xin trên đối tượng đích.

Giai đoạn 4 là giai đoạn được tiến hành sau khi thuốc đã được lưu hành nhằm tiếp tục đánh giá tính an toàn, hiệu quả Điều trị của thuốc và theo dõi hiệu quả bảo vệ của vắc xin sau khi được dùng rộng rãi trong cộng đồng dân cư theo đúng Điều kiện sử dụng.

2.3 Yêu cầu đối với thuốc thử lâm sàng

Thử thuốc lâm sàng theo quy định tại Điều 88 Luật Dược 2016 phải tuân theo các yêu cầu cụ thể như sau:

– Đã được nghiên cứu ở giai đoạn tiền lâm sàng;

– Có dạng bào chế ổn định;

– Đạt tiêu chuẩn chất lượng theo hồ sơ đăng ký thử lâm sàng.

Lưu ý:

Nhãn thuốc thử lâm sàng phải ghi dòng chữ “Thuốc dùng cho thử lâm sàng. Cấm dùng cho Mục đích khác”.

2.4 Quy trình thử thuốc lâm sàng

Thử thuốc lâm sàng sau khi đáp ứng các yêu cầu về thử thuốc thì theo quy định tại Điều 18 Thông tư 29/2018/TT-BYT thử thuốc lâm sàng phải  theo quy trình như sau:

– Đăng ký nghiên cứu thử thuốc trên lâm sàng;

– Phê duyệt nghiên cứu thử thuốc trên lâm sàng bao gồm phê duyệt lần đầu và phê duyệt thay đổi trong quá trình thực hiện thử thuốc trên lâm sàng khi cơ sở thử thuốc trên lâm sàng có thay đổi đề cương nghiên cứu thử thuốc trên lâm sàng hoặc bản cung cấp thông tin nghiên cứu và phiếu tình nguyện tham gia nghiên cứu của người tham gia thử thuốc trên lâm sàng;

– Tổ chức thực hiện thử thuốc trên lâm sàng;

– Phê duyệt kết quả thử thuốc trên lâm sàng.

2.5 Điều kiện của người tham gia thử thuốc trên lâm sàng

Để là người tham gia thử thuốc trên lâm sàng thì theo quy định tại Điều 90 Luật Dược 2016 phải đáp ứng điều kiện sau:

– Phải là người tình nguyện, đáp ứng yêu cầu chuyên môn của việc thử thuốc trên lâm sàng và phải ký thỏa thuận tình nguyện tham gia nghiên cứu với cơ sở kinh doanh dịch vụ thử thuốc trên lâm sàng, trừ người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự, mất năng lực hành vi dân sự.

– Trường hợp chưa đến tuổi thành niên, bị hạn chế năng lực hành vi dân sự, mất năng lực hành vi dân sự thì phải được sự đồng ý của người đại diện hoặc người giám hộ theo quy định của pháp luật.

– Trường hợp là phụ nữ mang thai hoặc đang cho con bú, hồ sơ nghiên cứu phải ghi rõ lý do tuyển chọn và biện pháp phù hợp để bảo vệ người tham gia thử thuốc trên lâm sàng.

3. Phê duyệt thay đổi đề cương nghiên cứu thử thuốc trên lâm sàng

Cơ sở thử thuốc lâm sàng đăng ký thử thuốc trên lâm sàng có đề cương nghiên cứu thử thuốc trên lâm sàng, tuy nhiên muốn thay đổi đề cương nghiên cứu thì theo quy định tại Điều 23 Thông tư 29/2018/TT-BYT:

Cục Khoa học công nghệ và Đào tạo, Bộ Y tế kiểm tra tính hợp lệ của hồ sơ. Kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Bộ Y tế tổ chức họp Hội đồng đạo đức quốc gia và có biên bản thẩm định thay đổi đề cương nghiên cứu thử thuốc trên lâm sàng. Cục Khoa học công nghệ và Đào tạo tổng hợp, hoàn chỉnh hồ sơ và trình Bộ trưởng Bộ Y tế quyết định phê duyệt sửa đổi, bổ sung đề cương nghiên cứu thử thuốc trên lâm sàng nếu đề cương nghiên cứu thử thuốc trên lâm sàng đạt yêu cầu.

Lưu ý:

Trường hợp đề cương nghiên cứu thử thuốc trên lâm sàng cần sửa chữa, cơ sở thử thuốc trên lâm sàng có trách nhiệm phối hợp với Cục Khoa học công nghệ và Đào tạo, Bộ Y tế hoàn thiện hồ sơ trong thời hạn tối đa 90 ngày kể từ ngày nhận được văn bản thông báo. Quá thời hạn này, thủ tục phê duyệt đề cương nghiên cứu phải thực hiện lại từ đầu.

Kết luận: Tổ chức, cá nhân có đề cương nghiên cứu thuốc thử lâm sàng thay đổi thì để phê duyệt để cương thay đổi đó, thì phải nộp hồ sơ  đề nghị cho cơ quan có thẩm quyền theo quy định tại Luật Dược 2016, Thông tư 29/2018/TT-BYT.

Chi tiết trình tự, hồ sơ, biểu mẫu, thực hiện tại đây:

Phê duyệt thay đổi đề cương nghiên cứu thử thuốc trên lâm sàng