5. Công nhận bảo vật quốc gia đối với bảo tàng chuyên ngành thuộc các đơn vị trực thuộc Bộ, ngành, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị-xã hội ở Trung ương

Posted on

Khi có hiện vật đáp ứng đủ các tiêu chí để được công nhận là bảo vật quốc gia theo quy định pháp luật thì phải những bảo tàng chuyên ngành cần thực hiện thủ tục công nhận bảo vật quốc gia đối với bảo tàng chuyên ngành thuộc các đơn vị trực thuộc Bộ, ngành, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị- xã hội ở trung ương. Sau đây, Dữ Liệu Pháp Lý sẽ cụ thể nội dung đó theo Luật di sản văn hóa năm 2001 (sửa đổi, bổ sung năm 2009); Nghị định số 98/2010/NĐ-CP; Thông tư số 13/2010/TT-BVHTTDL và Quyết định 4874/QĐ-BVHTTDL như sau:

1. Một số khái niệm

Bảo vật quốc gia là hiện vật được lưu truyền lại, có giá trị đặc biệt quý hiếm tiêu biểu của đất nước về lịch sử, văn hoá, khoa học (khoản 7 Điều 4 Luật di sản văn hóa năm 2001 (sửa đổi, bổ sung năm 2009)).

Hiện vật là di vật, cổ vật được lập hồ sơ đề nghị Thủ tướng Chính phủ công nhận bảo vật quốc gia là hiện vật đáp ứng các tiêu chí quy định tại khoản 21 Điều 1 Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật di sản văn hóa và đã được đăng ký theo quy định tại khoản 22 Điều 1 Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật di sản văn hóa (khoản 1 Điều 2 Thông tư 13/2010/TT-BVHTTDL).

Di vật là hiện vật được lưu truyền lại, có giá trị lịch sử, văn hoá, khoa học (khoản 5 Điều 4 Luật di sản văn hóa năm 2001 (sửa đổi, bổ sung năm 2009))

Cổ vật là hiện vật được lưu truyền lại, có giá trị tiêu biểu về lịch sử, văn hoá, khoa học, có từ một trăm năm tuổi trở lên (khoản 6 Điều 4 Luật di sản văn hóa năm 2001 (sửa đổi, bổ sung năm 2009))

Bảo tàng là nơi bảo quản và trưng bày các sưu tập về lịch sử tự nhiên và xã hội (sau đây gọi là sưu tập) nhằm phục vụ nhu cầu nghiên cứu, giáo dục, tham quan và hưởng thụ văn hoá của nhân dân (Điều 47 Luật di sản văn hóa năm 2001 (sửa đổi, bổ sung năm 2009)).

Bảo tàng chuyên ngành là nơi bảo quản và trưng bày các sưu tập có giá trị tiêu biểu về một chuyên ngành (khoản 2 Điều 47 Luật di sản văn hóa năm 2001 (sửa đổi, bổ sung năm 2009)).

2. Bảo vật quốc gia

Bảo vật quốc gia được bảo vệ và bảo quản theo chế độ đặc biệt. Nhà nước dành ngân sách thích đáng để mua bảo vật quốc gia (khoản 1 Điều 42 Luật di sản văn hóa năm 2001 (sửa đổi, bổ sung năm 2009)).

Bảo vật quốc gia phải được đăng ký với cơ quan nhà nước có thẩm quyền về văn hoá – thông tin. Nhà nước khuyến khích tổ chức, cá nhân đăng ký di vật, cổ vật thuộc sở hữu của mình với cơ quan nhà nước có thẩm quyền về văn hoá – thông tin. Di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia đã đăng ký được Nhà nước thẩm định miễn phí, hướng dẫn nghiệp vụ bảo quản và tạo điều kiện để phát huy giá trị (khoản 2 Điều 42 Luật di sản văn hóa năm 2001 (sửa đổi, bổ sung năm 2009)).

Bảo vật quốc gia thuộc sở hữu nhà nước, sở hữu của tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội phải được quản lý trong các bảo tàng và không được mua bán, tặng cho; di vật, cổ vật thuộc các hình thức sở hữu khác được mua bán, trao đổi, tặng cho và để thừa kế ở trong nước và nước ngoài theo quy định của pháp luật; bảo vật quốc gia thuộc các hình thức sở hữu khác chỉ được mua bán, trao đổi, tặng cho và để thừa kế ở trong nước theo quy định của pháp luật (khoản 1 Điều 43 Luật di sản văn hóa năm 2001 (sửa đổi, bổ sung năm 2009)).

Lưu ý:

Khoản 21 Điều 1 Luật di sản văn hóa năm 2001 (sửa đổi, bổ sung năm 2009) quy định:

– Bảo vật quốc gia phải được đăng ký với cơ quan nhà nước có thẩm quyền về văn hóa, thể thao và du lịch. Tổ chức, cá nhân sở hữu bảo vật quốc gia đã đăng ký có các quyền quy định tại khoản 3 Điều 42 của Luật này. Khi chuyển quyền sở hữu bảo vật quốc gia, tổ chức, cá nhân sở hữu bảo vật quốc gia phải thông báo cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền về văn hóa, thể thao và du lịch về chủ sở hữu mới trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày chuyển quyền sở hữu.

– Thủ tướng Chính phủ quyết định công nhận bảo vật quốc gia sau khi có ý kiến thẩm định của Hội đồng Di sản văn hóa quốc gia.

3. Thủ tục công nhận bảo vật quốc gia đối với bảo tàng chuyên ngành thuộc các đơn vị trực thuộc Bộ, ngành, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị- xã hội ở trung ương

Để được công nhận là bảo vật quốc gia thì đối với bảo tàng chuyên ngành thuộc Bộ, ngành, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội ở trung ương phải tiến hành gửi văn bản đề nghị và Hồ sơ hiện vật theo quy định đến người đứng đầu Bộ, ngành, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội ở trung ương là đơn vị chủ quản của bảo tàng kèm theo ý kiến thẩm định bằng văn bản của Hội đồng khoa học của bảo tàng hoặc các hội đồng khác của bảo tàng có liên quan đến hiện vật để được xem xét giải quyết.

Tổ chức, cá nhân là chủ sở hữu hoặc được giao quản lý hiện vật chịu trách nhiệm lập Hồ sơ hiện vật đề nghị công nhận bảo vật quốc gia. Hồ sơ hiện vật phải bảo đảm tính chính xác, trung thực và các yêu cầu về chuyên môn, nghiệp vụ trong quá trình làm thủ tục đề nghị công nhận bảo vật quốc gia (khoản 6 Điều 2 thông tư 13/2010/TT-BVHTTDL).

Lưu ý:

Di vật, cổ vật phải được giám định tại cơ sở giám định cổ vật trước khi đăng ký. Cơ sở giám định cổ vật chịu trách nhiệm trước pháp luật về kết quả giám định của mình (khoản 22 Điều 1 Luật di sản văn hóa năm 2001 (sửa đổi, bổ sung năm 2009)).

Hiện vật đang có tranh chấp về quyền sở hữu chỉ được lập hồ sơ đề nghị công nhận là bảo vật quốc gia sau khi đã xác định rõ quyền sở hữu hoặc quyền quản lý hợp pháp (khoản 2 Điều 2 Thông tư 13/2010/TT-BVHTTDL)

Kết luận: Quá trình thực hiện thủ tục công nhận bảo vật quốc gia đối với bảo tàng chuyên ngành thuộc các đơn vị trực thuộc Bộ, ngành, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội ở trung ương được thực hiện theo quy định tại Luật di sản văn hóa năm 2001 (sửa đổi, bổ sung năm 2009); Nghị định số 98/2010/NĐ-CP; Thông tư số 13/2010/TT-BVHTTDL và Quyết định 4874/QĐ-BVHTTDL.

Chi tiết trình tự, hồ sơ, mẫu đơn thực hiện xem tại đây:

Công nhận bảo vật quốc gia đối với bảo tàng chuyên ngành thuộc các đơn vị trực thuộc Bộ, ngành, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị- xã hội ở trung ương