7. Đưa bảo vật quốc gia thuộc bảo tàng chuyên ngành ra nước ngoài theo chương trình hợp tác quốc tế để giới thiệu, quảng bá lịch sử, văn hóa, đất nước và con người Việt Nam

Posted on

Bảo vật quốc gia là hiện vật có giá trị đặc biệt quý hiếm, được Nhà nước bảo vệ và bảo quản theo chế độ đặc biệt. Do đó, để Đưa bảo vật quốc gia thuộc bảo tàng chuyên ngành ra nước ngoài theo chương trình hợp tác quốc tế để giới thiệu, quảng bá lịch sử, văn hóa, đất nước và con người Việt Nam cần phải tuân thủ các điều kiện chặt chẽ theo quy định của pháp luật hiện hành. Sau đây, Dữ Liệu Pháp Lý  sẽ cụ thể nội dung đó theo Luật di sản văn hóa 2001 sửa đổi, bổ sung năm 2009; Nghị định 98/2010/NĐ-CP; Quyết định số 23/2016/QĐ-TTg như sau:

1. Khái niệm Bảo vật quốc gia

– Bảo vật quốc giá là hiện vật được lưu truyền lại, có giá trị đặc biệt quý hiếm tiêu biểu của đất nước về lịch sử, văn hóa, khoa học. (khoản 7 Điều 4 Luật Di sản văn hóa 2001 sửa đổi, bổ sung năm 2009)

– Bảo vật quốc gia phải có các tiêu chí sau đây:

+ Là hiện vật gốc độc bản;

+ Là hiện vật có hình thức độc đáo;

+ Là hiện vật có giá trị đặc biệt liên quan đến một sự kiện trọng đại của đất nước hoặc liên quan đến sự nghiệp của anh hùng dân tộc, danh nhân tiêu biểu; hoặc là tác phẩm nghệ thuật nổi tiếng về giá trị tư tưởng, nhân văn, giá trị thẩm mỹ tiêu biểu cho một khuynh hướng, một phong cách, một thời đại; hoặc là sản phẩm được phát minh, sáng chế tiêu biểu, có giá trị thực tiễn cao, có tác dụng thúc đẩy xã hội phát triển ở một giai đoạn lịch sử nhất định; hoặc là mẫu vật tự nhiên chứng minh cho các giai đoạn hình thành và phát triển của lịch sử trái đất, lịch sử tự nhiên. (Điều 41a[40] Luật di sản văn hóa 2001 sửa đổi, bổ sung năm 2009)

Lưu ý:

– Bảo vật quốc gia phải được đăng ký với cơ quan nhà nước có thẩm quyền về văn hóa, thể thao và du lịch. Tổ chức, cá nhân sở hữu bảo vật quốc gia đã đăng ký có các quyền quy định tại khoản 3 Điều 42 của Luật này. Khi chuyển quyền sở hữu bảo vật quốc gia, tổ chức, cá nhân sở hữu bảo vật quốc gia phải thông báo cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền về văn hóa, thể thao và du lịch về chủ sở hữu mới trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày chuyển quyền sở hữu. (Khoản 2 Điều 41a[40] Luật Di sản văn hóa 2001 sửa đổi, bổ sung năm 2009)

2. Bảo tàng chuyên ngành

Bảo tàng là nơi bảo quản và trưng bày các sưu tập về lịch sử tự nhiên và xã hội (sau đây gọi là sưu tập) nhằm phục vụ nhu cầu nghiên cứu, giáo dục, tham quan và hưởng thụ văn hoá của nhân dân. (Điều 47 Luật Di sản văn hóa 2001)

Hệ thống bảo tàng bao gồm bảo tàng công lập và bảo tàng ngoài công lập:

– Bảo tàng công lập bao gồm:

+Bảo tàng quốc gia;

+Bảo tàng chuyên ngành thuộc bộ, ngành, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội ở trung ương;

+ Bảo tàng chuyên ngành thuộc các đơn vị trực thuộc bộ, ngành, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội ở trung ương;

+  Bảo tàng cấp tỉnh. (khoản 2 Điều 47 Luật Di sản văn hóa 2001 sửa đổi bổ sung năm 2009)

Lưu ý:

Điều kiện để thành lập bảo tàng bao gồm:

– Có sưu tập theo một hoặc nhiều chủ đề.

– Có nơi trưng bày, kho và phương tiện bảo quản.

– Có người am hiểu chuyên môn phù hợp với hoạt động bảo tàng. (Điều 49 Luật Di sản văn hóa 2001 sửa đổi, bổ sung năm 2009)

 3. Điều kiện đưa bảo vật quốc gia thuộc bảo tàng chuyên ngành ra nước ngoài theo chương trình hợp tác quốc tế để giới thiệu, quảng bá lịch sử, văn hóa, đất nước và con người Việt Nam

Việc đưa di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia ra nước ngoài để trưng bày, triển lãm, nghiên cứu hoặc bảo quản phải bảo đảm các điều kiện sau đây:

– Có sự bảo hiểm từ phía tiếp nhận di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia;

– Có quyết định của Thủ tướng Chính phủ cho phép đưa bảo vật quốc gia ra nước ngoài. (Điều 4 Luật Di sản văn hóa 2001 sửa đổi, bổ sung năm 2009)

Lưu ý:

Nghiêm cấm các hành vi sau:

Mua bán, trao đổi, vận chuyển trái phép di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia thuộc di tích lịch sử – văn hoá, danh lam thắng cảnh và di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia có nguồn gốc bất hợp pháp; đưa trái phép di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia ra nước ngoài. (khoản 4 Điều 13 Luật di sản văn hóa 2001)

– Hội đồng xác định giá trị bằng tiền để mua bảo hiểm cho bảo vật quốc gia được đưa ra nước ngoài (sau đây gọi tắt là Hội đồng) do Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch quyết định thành lập. Kết luận của Hội đồng là cơ sở để Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch quyết định mức mua bảo hiểm đối với bảo vật quốc gia được đưa ra nước ngoài. (Điều 9 Quyết định 23/2016/QĐ-TTg)

Kết luận:

Bảo vật quốc gia là hiện vật đặc biệt quý hiếm của Nhà nước Việt Nam. Vì vậy, để đưa bảo vật quốc gia thuộc bảo tàng chuyên ngành ra nước ngoài cần phải có quyết định cho phép của Thủ tướng Chính phủ. Trình tự, thủ tục cụ thể được quy định tại: Luật di sản văn hóa 2001 sửa đổi, bổ sung năm 2009; Nghị định 98/2010/NĐ-CP; Quyết định số 23/2016/QĐ-TTg.

 Chi tiết trình tự, hồ sơ xem tại đây: Đưa bảo vật quốc gia thuộc bảo tàng chuyên ngành ra nước ngoài theo chương trình hợp tác quốc tế để giới thiệu, quảng bá lịch sử, văn hóa, đất nước và con người Việt Nam