5. Nộp mẫu vật địa chất, khoáng sản vào Bảo tàng Địa chất

Posted on

Mẫu vật địa chất, khoáng sản phải được lưu giữ tại Bảo tàng địa chất thuộc Bộ Tài nguyên và Môi trường theo quy định của pháp luật. Vì vậy cần phải nộp mẫu vật địa chất, khoáng sản vào Bảo tàng Địa chất. Sau đây, Dữ Liệu Pháp Lý sẽ cụ thể nội dung này theo Luật Khoáng sản 2010, Thông tư 53/2014/TT-BTNMT như sau:

1. Một số khái niệm cơ bản

Khoáng sản là khoáng vật, khoáng chất có ích được tích tụ tự nhiên ở thể rắn, thể lỏng, thể khí tồn tại trong lòng đất, trên mặt đất, bao gồm cả khoáng vật, khoáng chất ở bãi thải của mỏ (khoản 1 điều 2 Luật Khoáng sản 2010).

Nộp mẫu vật địa chất, khoáng sản vào Bảo tàng Địa chất do Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành thì mẫu vật địa chất, khoáng sản (sau đây gọi tắt là mẫu vật) là những mẫu đá, mẫu sinh vật hóa đá, mẫu khoáng sản ở trạng thái tự nhiên hoặc được gia công, chế tác cơ học (Khoản 1 Điều 3 Thông tư 53/2014/TT-BTNMT).

2. Các loại khoáng vật được nộp vào Bảo tàng địa chất

Các loại mẫu vật địa chất, khoáng sản được nộp vào Bảo tàng Địa chất được quy định tại Điều 4 Thông tư 53/2014/TT-BTNMT quy định nộp mẫu vật địa chất, khoáng sản vào Bảo tàng Địa chất do Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành bao gồm:

– Các mẫu đá, bao gồm: đá trầm tích, đá magma, đá biến chất, đá kiến tạo có tính chất đặc trưng, đại diện cho các thành tạo địa chất phân bố trong khu vực, diện tích thi công đề án điều tra cơ bản địa chất, khoáng sản; mẫu đá mới phát hiện.

– Các mẫu sinh vật hóa đá mới phát hiện, xác định được giống, loài và có giá trị định tuổi.

– Các mẫu khoáng sản ở trạng thái tự nhiên bao gồm:

+ Khoáng sản nhiên liệu: than đá, than nâu.

+ Khoáng sản kim loại, gồm các loại quặng: sắt, mangan, cromit, molybden, wonfram, nickel, bismut, liti, antimon, đồng, chì, kẽm, thiếc, bauxit, titan, đất hiếm, vàng, bạc, platin.

+ Khoáng chất công nghiệp: apatit, barit, fluorit, phosphorit, serpentin, talc, asbet, vermiculit, mica, dolomit, felspat, kaolin, quarzit, magnesit, sét gốm sứ, sét chịu lửa, bentonit, cát thủy tinh, diatomit, graphit, đá hoa trắng, thạch anh.

+ Đá quý, đá bán quý: corindon, najdac, granat, canxedon, topaz, tectit, huyền, thạch anh tinh thể, beril, rubi, saphir.

+ Các loại đá ốp lát.

Lưu ý: Mẫu vật địa chất, khoáng sản phải được lưu giữ tại Bảo tàng địa chất thuộc Bộ Tài nguyên và Môi trường theo quy định của pháp luật.

3. Quy cách và số lượng mẫu vật địa chất, khoáng sản

Quy cách và số lượng mẫu vật địa chất, khoáng sản nộp vào Bảo tàng Địa chất được quy định tại Điều 5 Thông tư 53/2014/TT-BTNMT với nội dung như sau:

Mẫu vật giao nộp phải là mẫu đại diện và có các đặc điểm đặc trưng quan sát được bằng mắt thường.

– Mẫu vật ở dạng cục phải rắn chắc. Số lượng cho mỗi loại mẫu vật tối thiểu là một (01) mẫu. Kích thước mẫu cục tối thiểu phải đạt 5x10x20 cm (trừ các mẫu vật quy định tại các khoản 4, 5, 6, 7, 8 và 9 Điều 5 Thông tư 53/2014/TT-BTNMT).

– Mẫu vật ở dạng bở rời kích thước dưới một (01) cm phải có khối lượng tối thiểu là hai (02) kg, đựng trong túi chất dẻo bền chắc. Các mẫu đơn khoáng, mẫu qua tuyển chọn phải có khối lượng tối thiểu là 0,5 kg.

– Mẫu sinh vật hóa đá không quy định kích thước tối thiểu nhưng phải nguyên vẹn hoặc còn bảo tồn được các đặc điểm đặc trưng, phân biệt của hóa đá đó. Số lượng không hạn chế.

– Mẫu đá ở dạng khoáng vật, tinh thể đơn không quy định kích thước tối thiểu nhưng phải đảm bảo tính nguyên vẹn của mẫu vật. Số lượng tối thiểu là năm (05) mẫu đối với các mẫu đơn có kích thước từ một (01) cm đến dưới năm (05) cm; ba (03) mẫu đối với các mẫu đơn có kích thước năm (05) – mười (10) cm; một (01) mẫu đối với các mẫu đơn có kích thước trên mười (10) cm (trừ các mẫu đá nám quý, đá quý quy định tại khoản 6 và 7 Điều 5 Thông tư 53/2014/TT-BTNMT).

– Mẫu đá bán quý không quy định kích thước tối thiểu nhưng phải đảm bảo tính nguyên vẹn của mẫu vật. Số lượng tối thiểu là ba (03) mẫu đối với các mẫu có kích thước từ một (01) cm đến dưới năm (05) cm; hai (02) mẫu đối với các mẫu có kích thước từ năm (05) cm đến bảy (07) cm; một (01) mẫu đối với các mẫu có kích thước trên bảy (07)cm. Các mẫu có kích thước dưới một (01) cm, khối lượng tối thiểu là năm mươi (50) g.

– Các mẫu đá quý không quy định kích thước tối thiểu nhưng phải đảm bảo phân biệt được về hình dạng của mẫu vật. Số lượng tối thiểu là ba (03) mẫu đối với các mẫu có kích thước dưới một (01) cm; hai (02) mẫu đối với các mẫu có kích thước trên một (01) cm.

– Mẫu đá ốp lát phải là các mẫu đã được gia công, kích thước tối thiểu là 02x30x30 cm. Số lượng mỗi loại tối thiểu là một (01) mẫu.

– Mẫu lõi khoan, chiều dài mỗi mẫu theo lõi khoan tối thiểu là mười lăm (15) cm.

4. Giao nhận mẫu vật

Giao nhận mẫu vật địa chất, khoáng sản vào Bảo tàng Địa chất được quy định tại Điu 7 Thông tư 53/2014/TT-BTNMT quy định nộp mẫu vật địa chất, khoáng sản vào Bảo tàng Địa chất do Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành với nội dung:

– Tổ chức, cá nhân thực hiện các đề án điều tra cơ bản địa chất về khoáng sản có trách nhiệm nộp đầy đủ mẫu vật, bảo đảm về số lượng, quy cách, chất lượng mẫu vật kèm theo hai (02) bộ phiếu ghi mẫu vật địa chất.

Địa điểm giao nộp mẫu vật là Bảo tàng Địa chất tại thành phố Hà Nội hoặc chi nhánh của Bảo tàng Địa chất tại thành phố Hồ Chí Minh.

– Bảo tàng Địa chất có trách nhiệm kiểm tra, tiếp nhận mẫu vật và cấp giấy xác nhận giao nộp mẫu vật địa chất, khoáng sản cho tổ chức, cá nhân nộp theo mẫu quy định tại Phụ lục số 2 Thông tư 53/2014/TT-BTNMT.

– Thời gian kiểm tra, tiếp nhận và cấp giấy xác nhận giao nộp mẫu vật không quá ba (03) ngày làm việc kể từ khi nhận được đầy đủ mẫu vật và hồ sơ hợp lệ.

Lưu ý: Những thông tin cần phải có kèm theo mẫu vật địa chất, khoáng sản nộp vào Bảo tàng Địa chất là: 

– Thông tin kèm theo mẫu vật bao gồm: số hiệu mẫu, tên mẫu, vị trí lấy mẫu, người lấy mẫu và thời gian lấy mẫu, đặc điểm mẫu:

+ Số hiệu mẫu: phải được ghi rõ ràng, đầy đủ cả phần chữ và số, đúng với số hiệu của điểm khảo sát, công trình khoan, khai đào nơi lấy mẫu;

+ Tên mẫu: ghi ngắn gọn tên gọi (loại đất, đá, quặng, hóa đá) của mẫu vật được xác định cuối cùng;

+ Vị trí lấy mẫu: ghi rõ đặc điểm địa hình, địa vật nơi lấy mẫu, tọa độ địa lý, địa danh nơi lấy mẫu: thôn, xã, huyện, tỉnh (thành phố);

+ Người lấy mẫu: ghi đầy đủ họ tên người lấy mẫu, đơn vị thi công;

+ Thời gian lấy mẫu: ghi rõ ngày, tháng, năm lấy mẫu;

+ Đặc điểm mẫu: mô tả đặc điểm nhận dạng; các kết quả phân tích tính chất vật lý, khoáng vật, hóa học (nếu có).

– Trên mẫu vật hoặc trên bao bì đựng mẫu chỉ ghi số hiệu mẫu. Mỗi phiếu chỉ được ghi thông tin của một (01) mẫu vật.

– Tổ chức, cá nhân giao nộp mẫu vật chịu trách nhiệm về tính chính xác, độ tin cậy của các thông tin trong phiếu ghi mẫu vật địa chất (theo quy định tại Điều 6 Thông tư 53/2014/TT-BTNMT).

Kết luận: Khi tiến hành thủ tục Nộp mẫu vật địa chất, khoáng sản vào Bảo tàng Địa chất thì cần đáp ứng các điều kiện được quy định tại Luật Khoáng sản 2010, Thông tư 53/2014/TT-BTNMT.

Chi tiết trình tự, hồ sơ, biểu mẫu, thực hiện tại đây

Nộp mẫu vật địa chất, khoáng sản vào Bảo tàng Địa chất