6. Cấp, điều chỉnh Giấy phép khai thác khoáng sản; cấp Giấy phép khai thác khoáng sản ở khu vực có dự án đầu tư xây dựng công trình

Posted on

Để khai thác khoáng sản một cách hợp pháp thì phải được cấp Giấy phép khai thác khoáng sản; cấp Giấy phép khai thác khoáng sản ở khu vực có dự án đầu tư xây dựng công trình; và một vài trường hợp khi có sự thay đổi thì phải điều chỉnh Giấy phép khai thác khoáng sản. Sau đây, Dữ Liệu Pháp Lý sẽ cụ thể nội dung này theo Luật Khoáng sản 2010Luật Xây dựng 2014Nghị định 158/2016/NĐ-CP và Nghị định 36/2020/NĐ-CP.

1. Khái niệm

Khoáng sản là khoáng vật, khoáng chất có ích được tích tụ tự nhiên ở thể rắn, thể lỏng, thể khí tồn tại trong lòng đất, trên mặt đất, bao gồm cả khoáng vật, khoáng chất ở bãi thải của mỏ (khoản 1 Điều 2 Luật khoáng sản 2010).
Dự án đầu tư xây dựng là tập hợp các đề xuất có liên quan đến việc sử dụng vốn để tiến hành hoạt động xây dựng để xây dựng mới, sửa chữa, cải tạo công trình xây dựng nhằm phát triển, duy trì, nâng cao chất lượng công trình hoặc sản phẩm, dịch vụ trong thời hạn và chi phí xác định. Ở giai đoạn chuẩn bị dự án đầu tư xây dựng, dự án được thể hiện thông qua Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi đầu tư xây dựng, Báo cáo nghiên cứu khả thi đầu tư xây dựng hoặc Báo cáo kinh tế – kỹ thuật đầu tư xây dựng (Điều 3 Luật Xây dựng 2014).

2. Nguyên tắc, điều kiện

2.1 Đối với cấp Giấy phép khai thác khoáng sản
Theo quy định tại Điều 53 Luật Khoáng sản 2010 thì nguyên tắc và điều kiện cấp Giấy phép khai thác khoáng sản như sau:

2.1.1 Việc cấp Giấy phép khai thác khoáng sản phải bảo đảm các nguyên tắc sau đây:
+ Giấy phép khai thác khoáng sản chỉ được cấp ở khu vực không có tổ chức, cá nhân đang thăm dò, khai thác khoáng sản hợp pháp và không thuộc khu vực cấm hoạt động khoáng sản, khu vực tạm thời cấm hoạt động khoáng sản, khu vực dự trữ khoáng sản quốc gia;
+ Không chia cắt khu vực khoáng sản có thể đầu tư khai thác hiệu quả ở quy mô lớn để cấp Giấy phép khai thác khoáng sản cho nhiều tổ chức, cá nhân khai thác ở quy mô nhỏ.
2.1.2 Tổ chức, cá nhân được cấp Giấy phép khai thác khoáng sản phải có đủ các điều kiện sau đây:
+ Có dự án đầu tư khai thác khoáng sản ở khu vực đã thăm dò, phê duyệt trữ lượng phù hợp với quy hoạch quy định tại các điểm b, c và d khoản 1 Điều 10 của Luật này. Dự án đầu tư khai thác khoáng sản phải có phương án sử dụng nhân lực chuyên ngành, thiết bị, công nghệ, phương pháp khai thác tiên tiến phù hợp; đối với khoáng sản độc hại còn phải được Thủ tướng Chính phủ cho phép bằng văn bản;
+ Có báo cáo đánh giá tác động môi trường hoặc bản cam kết bảo vệ môi trường theo quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường;
+ Có vốn chủ sở hữu ít nhất bằng 30% tổng số vốn đầu tư của dự án đầu tư khai thác khoáng sản.
2.2 Đối với điều chỉnh Giấy phép khai thác khoáng sản
Theo quy định tại Điều 55 Nghị định 158/2016/NĐ-CP thì các trường hợp điều chỉnh nội dung Giấy phép khai thác khoáng sản gồm:
+ Trữ lượng khoáng sản sau khi thăm dò nâng cấp trong khu vực khai thác được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt vượt quá mức độ tin cậy của các khối trữ lượng tương ứng đã được phê duyệt trước đó;
+ Khi tổ chức, cá nhân muốn nâng công suất khai thác quá 15% công suất khai thác khoáng sản đã ghi trong Giấy phép khai thác khoáng sản;
+ Khi có sự thay đổi tên tổ chức, cá nhân khai thác khoáng sản;
+ Khi muốn thay đổi phương pháp khai thác, công nghệ khai thác, trữ lượng được phép huy động vào thiết kế khai thác đã xác định trong dự án đầu tư, thiết kế mỏ.
Lưu ý: Cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy phép khai thác khoáng sản nào là cơ quan có thẩm quyền ra quyết định điều chỉnh Giấy phép khai thác khoáng sản đó. Quyết định điều chỉnh nội dung Giấy phép khai thác khoáng sản là văn bản pháp lý không tách rời với Giấy phép khai thác khoáng sản đã cấp trước đó.
2.3 Đối với Khai thác khoáng sản ở khu vực có dự án đầu tư xây dựng công trình
Đối với khu vực chưa được điều tra, đánh giá về khoáng sản mà trong quá trình xây dựng công trình phát hiện có khoáng sản thì cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền cấp giấy phép quy định tại Điều 82 của Luật này quyết định việc khai thác hoặc không khai thác trong phạm vi xây dựng công trình; trường hợp quyết định khai thác thì không bắt buộc phải tiến hành thăm dò khoáng sản (điểm b khoản 1 điều 65 Luật Khoáng sản 2010).

3. Quyền và nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân khai thác khoáng sản (Điều 55 Luật khoáng sản 2010)

3.1 Quyền (khoản 1 Điều 55 Luật khoáng sản 2010)
+ Sử dụng thông tin về khoáng sản liên quan đến mục đích khai thác và khu vực được phép khai thác.
+ Tiến hành khai thác khoáng sản theo Giấy phép khai thác khoáng sản.
+ Được thăm dò nâng cấp trữ lượng khoáng sản trong phạm vi diện tích, độ sâu được phép khai thác, nhưng phải thông báo khối lượng, thời gian thăm dò nâng cấp cho cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền cấp giấy phép trước khi thực hiện.
+ Cất giữ, vận chuyển, tiêu thụ và xuất khẩu khoáng sản đã khai thác theo quy định của pháp luật.
+ Đề nghị gia hạn, trả lại Giấy phép khai thác khoáng sản hoặc trả lại một phần diện tích khu vực khai thác khoáng sản.
+ Chuyển nhượng quyền khai thác khoáng sản.
+ Khiếu nại, khởi kiện quyết định thu hồi Giấy phép khai thác khoáng sản;quyết định khác của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
3.2 Nghĩa vụ (khoản 2 Điều 55 Luật khoáng sản 2010)

+ Nộp tiền cấp quyền khai thác khoáng sản, lệ phí cấp Giấy phép khai thác khoáng sản, thuế, phí và thực hiện các nghĩa vụ về tài chính khác theo quy định của pháp luật.
+ Bảo đảm tiến độ xây dựng cơ bản mỏ và hoạt động khai thác xác định trong dự án đầu tư khai thác khoáng sản, thiết kế mỏ.
+ Đăng ký ngày bắt đầu xây dựng cơ bản mỏ, ngày bắt đầu khai thác với cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền cấp giấy phép và thông báo cho Ủy ban nhân dân các cấp nơi có mỏ trước khi thực hiện;
+ Khai thác tối đa khoáng sản chính, khoáng sản đi kèm; bảo vệ tài nguyên khoáng sản; thực hiện an toàn lao động, vệ sinh lao động và các biện pháp bảo vệ môi trường.
+ Thu thập, lưu giữ thông tin về kết quả thăm dò nâng cấp trữ lượng khoáng sản và khai thác khoáng sản.
+ Báo cáo kết quả khai thác khoáng sản cho cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền theo quy định của Bộ Tài nguyên và Môi trường.
+ Bồi thường thiệt hại do hoạt động khai thác khoáng sản gây ra.
+ Tạo điều kiện thuận lợi cho tổ chức, cá nhân khác tiến hành hoạt động nghiên cứu khoa học được Nhà nước cho phép trong khu vực khai thác khoáng sản.
+ Đóng cửa mỏ, phục hồi môi trường và đất đai khi Giấy phép khai thác khoáng sản chấm dứt hiệu lực.
+ Nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật.

4. Chấm dứt hiệu lực Giấy phép khai thác khoáng sản

Theo quy định tại Điều 58 Luật Khoáng sản 2010 quy định về Thu hồi, chấm dứt hiệu lực Giấy phép khai thác khoáng sản:
4.1 Giấy phép khai thác khoáng sản bị thu hồi trong các trường hợp sau đây:
+ Sau 12 tháng, kể từ ngày giấy phép có hiệu lực, tổ chức, cá nhân khai thác khoáng sản chưa xây dựng cơ bản mỏ, trừ trường hợp bất khả kháng.
+ Sau 12 tháng, kể từ ngày dự kiến bắt đầu khai thác, tổ chức, cá nhân khai thác khoáng sản chưa tiến hành khai thác, trừ trường hợp bất khả kháng.
+ Khu vực được phép khai thác khoáng sản bị công bố là khu vực cấm hoạt động khoáng sản, khu vực tạm thời cấm hoạt động khoáng sản.
4.2 Giấy phép khai thác khoáng sản chấm dứt hiệu lực khi xảy ra một trong các trường hợp sau đây:
+ Giấy phép bị thu hồi.
+ Giấy phép hết hạn.
+ Giấy phép được trả lại.
+ Tổ chức, cá nhân khai thác khoáng sản giải thể hoặc phá sản.
Lưu ý:

Khi Giấy phép khai thác khoáng sản chấm dứt hiệu lực thì các công trình, thiết bị bảo đảm an toàn mỏ, bảo vệ môi trường ở khu vực khai thác khoáng sản thuộc sở hữu nhà nước, không được tháo dỡ, phá huỷ. Trong thời hạn 06 tháng, kể từ ngày Giấy phép khai thác khoáng sản chấm dứt hiệu lực, tổ chức, cá nhân khai thác khoáng sản phải di chuyển tài sản còn lại của mình và của các bên có liên quan ra khỏi khu vực khai thác khoáng sản; sau thời hạn này, tài sản còn lại thuộc sở hữu nhà nước (khoản 3 Điều 58 Luật Khoáng sản 2010).

5. Xử phạt vi phạm hành chính
5.1 Vi phạm về khai thác khoáng sản (trừ cát, sỏi lòng sông, suối, hồ) mà không có giấy phép khai thác khoáng sản của cơ quan nhà nước có thẩm quyền (Điều 47 Nghị định 36/2020/NĐ-CP)

Phạt tiền đối với hành vi khai thác khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường không sử dụng vật liệu nổ công nghiệp, cụ thể như sau:

– Từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng khi tổng khối lượng khoáng sản đã khai thác tại thời điểm phát hiện vi phạm đến dưới 10 m3;

– Từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng khi tổng khối lượng khoáng sản đã khai thác tại thời điểm phát hiện vi phạm từ 10 m3 đến dưới 20 m3;

– Từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng khi tổng khối lượng khoáng sản đã khai thác tại thời điểm phát hiện vi phạm từ 20 m3 đến dưới 30 m3;

– Từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng khi tổng khối lượng khoáng sản đã khai thác từ 30 m3 đến dưới 40 m3;

– Từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng khi tổng khối lượng khoáng sản đã khai thác tại thời điểm phát hiện vi phạm từ 40 m3 đến dưới 50 m3;

– Từ 40.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng khi tổng khối lượng khoáng sản đã khai thác tại thời điểm phát hiện vi phạm từ 50 m3 trở lên.

Phạt tiền đối với hành vi khai thác khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường có sử dụng vật liệu nổ công nghiệp, khai thác khoáng sản khác trừ trường hợp quy định tại khoản 1, khoản 3 Điều 47 Nghị định 36/2020/NĐ-CP, cụ thể như sau:

– Từ 70.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng đối với khai thác khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường của hộ kinh doanh;

– Từ 200.000.000 đồng đến 300.000.000 đồng đối với khoáng sản thuộc thẩm quyền cấp phép của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh trừ trường hợp quy định tại điểm a khoản này, khoản 3 Điều này;

– Từ 300.000.000 đồng đến 500.000.000 đồng đối với khoáng sản thuộc thẩm quyền cấp phép của Bộ Tài nguyên và Môi trường trừ khoáng sản quy định tại khoản 3 Điều này.

Phạt tiền đối với hành vi khai thác khoáng sản là vàng, bạc, platin, đá quý, khoáng sản độc hại, cụ thể như sau:

– Từ 50.000.000 đồng đến 70.000.000 đồng đối với trường hợp khai thác có khối lượng khoáng sản nguyên khai dưới 100 tấn;

– Từ 100.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng đối với trường hợp khai thác có khối lượng khoáng sản nguyên khai từ 100 tấn đến dưới 200 tấn;

– Từ 300.000.000 đồng đến 400.000.000 đồng đối với trường hợp khai thác có khối lượng khoáng sản nguyên khai từ 200 tấn đến dưới 300 tấn;

– Từ 500.000.000 đồng đến 600.000.000 đồng đối với trường hợp khai thác có khối lượng khoáng sản nguyên khai từ 300 tấn đến dưới 400 tấn;

– Từ 700.000.000 đồng đến 800.000.000 đồng đối với trường hợp khai thác có khối lượng khoáng sản nguyên khai từ 400 tấn đến dưới 500 tấn;

– Từ 800.000.000 đồng đến 1.000.000.000 đồng đối với trường hợp khai thác có khối lượng khoáng sản nguyên khai từ 500 tấn trở lên.

Hình thức xử phạt bổ sung: Tịch thu toàn bộ khoáng sản được quy đổi bằng tiền; tịch thu phương tiện sử dụng vi phạm hành chính đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 1, khoản 2, khoản 3 Điều 47 Nghị định 36/2020/NĐ-CP.

Biện pháp khắc phục hậu quả:

– Buộc thực hiện các giải pháp cải tạo, phục hồi môi trường khu vực đã khai thác, đưa khu vực khai thác về trạng thái an toàn;

– Buộc chi trả kinh phí trưng cầu giám định, kiểm định, đo đạc và xác minh trong trường hợp có hành vi vi phạm quy định tại khoản 1, khoản 2, khoản 3 Điều này.-

Lưu ý: Đối với hành vi khai thác khoáng sản không có giấy phép khai thác khoáng sản tại khu vực cấm, tạm thời cấm hoạt động khoáng sản thì áp dụng mức phạt tiền cao nhất của khung phạt tương ứng với từng mức phạt quy định tại khoản 1, khoản 2, khoản 3 Điều này. Hình thức xử phạt bổ sung áp dụng như khoản 4 Điều này.

5.2 Vi phạm về khai thác cát, sỏi lòng sông, suối, hồ mà không có giấy phép khai thác khoáng sản của cơ quan nhà nước có thẩm quyền (Điều 48 Nghị định 36/2020/NĐ-CP)

Phạt tiền đối với hành vi khai thác cát, sỏi trong phạm vi bảo vệ công trình thủy lợi; hành lang bảo vệ luồng; phạm vi luồng hoặc trong phạm vi bảo vệ công trình thuộc kết cấu hạ tầng giao thông đường thủy nội địa mà không có giấy phép khai thác khoáng sản của cơ quan nhà nước có thẩm quyền, cụ thể như sau:

– Từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng khi tổng khối lượng khoáng sản đã khai thác tại thời điểm phát hiện vi phạm dưới 10 m3;

– Từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng khi tổng khối lượng khoáng sản đã khai thác tại thời điểm phát hiện vi phạm từ 10 m3 đến dưới 20 m3;

– Từ 50.000.000 đồng đến 80.000.000 đồng khi tổng khối lượng khoáng sản đã khai thác tại thời điểm phát hiện vi phạm từ 20 m3 đến dưới 30 m3;

– Từ 80.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng khi tổng khối lượng khoáng sản đã khai thác tại thời điểm phát hiện vi phạm từ 30 m3 đến dưới 40 m3;

– Từ 100.000.000 đồng đến 150.000.000 đồng khi tổng khối lượng khoáng sản đã khai thác tại thời điểm phát hiện vi phạm từ 40 m3 đến dưới 50 m3;

– Từ 150.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng khi tổng khối lượng khoáng sản đã khai thác tại thời điểm phát hiện vi phạm từ 50 m3 trở lên.

Phạt tiền đối với hành vi khai thác cát, sỏi ngoài phạm vi bảo vệ công trình thủy lợi; hành lang bảo vệ luồng; phạm vi luồng hoặc ngoài phạm vi bảo vệ công trình thuộc kết cấu hạ tầng giao thông đường thủy nội địa mà không có giấy phép khai thác khoáng sản của cơ quan nhà nước có thẩm quyền, cụ thể như sau:

– Từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng khi tổng khối lượng khoáng sản đã khai thác tại thời điểm phát hiện vi phạm dưới 10 m3;

– Từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng khi tổng khối lượng khoáng sản đã khai thác tại thời điểm phát hiện vi phạm từ 10 m3 đến dưới 20 m3;

– Từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng khi tổng khối lượng khoáng sản đã khai thác tại thời điểm phát hiện vi phạm từ 20 m3 đến dưới 30 m3;

– Từ 50.000.000 đồng đến 70.000.000 đồng khi tổng khối lượng khoáng sản đã khai thác tại thời điểm phát hiện vi phạm từ 30 m3 đến dưới 40 m3;

– Từ 70.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng khi tổng khối lượng khoáng sản đã khai thác tại thời điểm phát hiện vi phạm từ 40 m3 đến dưới 50 m3;

– Từ 100.000.000 đồng đến 150.000.000 đồng khi tổng khối lượng khoáng sản đã khai thác tại thời điểm phát hiện vi phạm từ 50 m3 trở lên.

Hình thức xử phạt bổ sung: Tịch thu toàn bộ khoáng sản được quy đổi bằng tiền; tịch thu phương tiện sử dụng để thực hiện hành vi vi phạm hành chính đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều này.

Biện pháp khắc phục hậu quả:

– Buộc cải tạo, phục hồi môi trường; thực hiện các giải pháp đưa các khu vực đã khai thác về trạng thái an toàn; đền bù, trả kinh phí khắc phục, sửa chữa những hư hỏng của công trình đê điều, công trình hạ tầng kỹ thuật khác, công trình dân dụng do hành vi vi phạm gây ra;

– Buộc chi trả kinh phí trưng cầu giám định, kiểm định, đo đạc và xác minh trong trường hợp có hành vi vi phạm quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều này.

Lưu ý: Đối với hành vi khai thác khoáng sản là cát, sỏi không có giấy phép khai thác khoáng sản tại khu vực cấm, tạm thời cấm hoạt động khoáng sản thi áp dụng mức phạt tiền cao nhất của khung phạt tương ứng với từng mức phạt quy định tại khoản 1 Điều này. Hình thức xử phạt bổ sung áp dụng như khoản 3 Điều này.

Kết luận: Khi tiến hành thủ tục cấp, điều chỉnh Giấy phép khai thác khoáng sản; cấp Giấy phép khai thác khoáng sản ở khu vực có dự án đầu tư xây dựng công trình (Cấp Trung ương), tổ chức, cá nhân cần tuân theo quy định tại Luật Khoáng sản 2010Luật Xây dựng 2014Nghị định 158/2016/NĐ-CP và Nghị định 36/2020/NĐ-CP.
Chi tiết trình tự, hồ sơ, biểu mẫu thực hiện xem tại đây:
Cấp, điều chỉnh Giấy phép khai thác khoáng sản; cấp Giấy phép khai thác khoáng sản ở khu vực có dự án đầu tư xây dựng công trình (Cấp Trung ương)