6. Cho phép thành lập văn phòng đại diện của cơ sở điện ảnh Việt Nam tại nước ngoài
Việc thành lập văn phòng đại diện của cơ sở điện ảnh Việt Nam tại nước ngoài phải được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch cho phép. Sau đây, Dữ Liệu Pháp Lý sẽ cụ thể hóa nội dung trên theo Luật Điện ảnh 2006 (được sửa đổi, bổ sung 2009), Nghị định 54/2010/NĐ-CP, Nghị định 158/2013/NĐ-CP, Nghị định 28/2017/NĐ-CP, Thông tư 11/2011/TT-BVHTTDL, Quyết định 4874/QĐ-BVHTTDL như sau:
1. Quy định chung
Điện ảnh là loại hình nghệ thuật tổng hợp thể hiện bằng hình ảnh động, kết hợp với âm thanh, được ghi trên vật liệu phim nhựa, băng từ, đĩa từ và các vật liệu ghi hình khác để phổ biến đến công chúng thông qua các phương tiện kỹ thuật (khoản 1 Điều 4 Luật Điện ảnh 2006).
Cơ sở điện ảnh là cơ sở do tổ chức, cá nhân thành lập, hoạt động trong lĩnh vực sản xuất phim, phát hành phim, phổ biến phim theo quy định của Luật này và các quy định khác của pháp luật có liên quan (khoản 10 Điều 4 Luật Điện ảnh 2006).
Sản xuất phim là quá trình tạo ra tác phẩm điện ảnh từ kịch bản văn học đến khi hoàn thành bộ phim (khoản 7 Điều 4 Luật Điện ảnh 2006).
Phát hành phim là quá trình lưu thông phim thông qua hình thức bán, cho thuê, xuất khẩu, nhập khẩu (khoản 8 Điều 4 Luật Điện ảnh 2006).
Phổ biến phim là việc đưa phim đến công chúng thông qua chiếu phim, phát sóng trên truyền hình, đưa lên mạng Internet và phương tiện nghe nhìn khác (khoản 9 Điều 4 Luật Điện ảnh 2006).
Cơ sở điện ảnh bao gồm:
– Cơ sở sản xuất phim;
– Cơ sở dịch vụ sản xuất phim;
– Cơ sở in sang, nhân bản phim;
– Cơ sở bán, cho thuê phim;
– Cơ sở xuất khẩu, nhập khẩu phim;
– Cơ sở chiếu phim;
Ngoài ra, các loại hình hoạt động của cơ sở điện ảnh được thể hiện dưới hình thức doanh nghiệp điện ảnh hoặc đơn vị sự nghiệp điện ảnh. Doanh nghiệp điện ảnh hoạt động theo quy định của Luật Điện ảnh, Luật Doanh nghiệp và các quy định khác của pháp luật có liên quan. Đơn vị sự nghiệp điện ảnh được tổ chức và hoạt động theo quy định của Luật này và theo quy định của Chính phủ (Điều 12 Luật Điện ảnh 2006).
Lưu ý:
Tùy theo chức năng, nhiệm vụ mà cơ sở điện ảnh được thực hiện các hoạt động sau đây (khoản 3 Điều 10 Nghị định 54/2010/NĐ-CP):
– Sản xuất phim theo yêu cầu của cơ quan quản lý đơn vị sự nghiệp; sản xuất phim đặt hàng, trừ trường hợp chủ dự án sản xuất phim sử dụng ngân sách nhà nước thực hiện lựa chọn dự án sản xuất phim theo quy định tại khoản 4 Điều 1 Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Điện ảnh 2006 ;
– Nhập khẩu phim lưu hành nội bộ để phục vụ yêu cầu công tác của mình;
– Chiếu phim, lưu trữ phim phục vụ quản lý nhà nước hoặc cung cấp dịch vụ công.
Đơn vị sự nghiệp điện ảnh có chức năng, nhiệm vụ phục vụ quản lý nhà nước hoặc cung cấp dịch vụ công thuộc lĩnh vực điện ảnh theo quy định của pháp luật
=> Chi tiết điều kiện và thủ tục thành lập doanh nghiệp điện ảnh
2. Thủ tục cho phép thành lập văn phòng đại diện của cơ sở điện ảnh Việt Nam tại nước ngoài
Việc đặt văn phòng đại diện của cơ sở điện ảnh Việt Nam ở nước ngoài phải được Bộ Văn hoá – Thể thao và Du lịch chấp thuận (khoản 1 Điều 44 Luật Điện ảnh 2006).
Cách thức thực hiện: nộp trực tiếp hoặc gửi qua đường bưu điện
Cơ quan tiếp nhận hồ sơ: Cục Điện ảnh
Thời hạn: 30 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ
Lưu ý: Trong trường hợp nếu không chấp thuận thì phải có văn bản trả lời phải nêu rõ lý do.
3. Xử lý vi phạm
Cơ sở điện ảnh Việt Nam có thể bị xử lý vi phạm liên quan đến vấn đề không được cho phép thành lập văn phòng đại diện của cơ sở điện ảnh Việt Nam tại nước ngoài trong những trường hợp sau:
– Sản xuất phim, cung cấp dịch vụ sản xuất phim không có giấy phép kinh doanh hoặc kinh doanh không đúng nội dung ghi trong giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh (khoản 2 Điều 49 Luật Điện ảnh 2006).
– Hợp tác, liên doanh sản xuất phim, cung cấp dịch vụ sản xuất phim cho tổ chức, cá nhân nước ngoài không có giấy phép của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch hoặc thực hiện không đúng nội dung quy định trong giấy phép (khoản 3 Điều 49 Luật Điện ảnh 2006).
– Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 25.000.000 đồng đối với hành vi công bố, phổ biến tác phẩm điện ảnh ra nước ngoài theo quy định phải có giấy phép mà không có giấy phép (khoản 2 Điều 27 Nghị định 158/2013/NĐ-CP)
– Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với hành vi công bố, phổ biến tác phẩm điện ảnh ra nước ngoài thuộc loại cấm công bố, phổ biến (khoản 4 Điều 27 Nghị định 158/2013/NĐ-CP).
Kết luận: Việc thực hiện thủ tục cho phép thành lập văn phòng đại diện của cơ sở điện ảnh Việt Nam tại nước ngoài điện ảnh Việt Nam phải đáp ứng đủ điều kiện yêu cầu tại Luật Điện ảnh 2006 (được sửa đổi, bổ sung 2009), Nghị định 54/2010/NĐ-CP, Thông tư 11/2011/TT-BVHTTDL và yêu cầu tại thủ tục số 29 mục I, phần A3 Quyết định 4874/QĐ-BVHTTDL.
Chi tiết trình tự, hồ sơ, mẫu đơn thực hiện xem tại đây:
Cho phép thành lập văn phòng đại diện của cơ sở điện ảnh Việt Nam tại nước ngoài