5. Đăng ký thành lập công ty hợp danh

Posted on

Công ty hợp danh là một trong những loại hình doanh nghiệp nhận được rất nhiều sự quan tâm của các cá nhân muốn thành lập doanh nghiệp. Vậy công ty hợp danh là gì? Quy chế pháp lý đối với loại hình doanh nghiệp này ra sao? Và đặc biệt là vấn đề đăng ký thành lập công ty hợp danh được pháp luật hiện hành quy định như thế nào? Sau đây, Dữ Liệu Pháp Lý sẽ trình bày những ván đề này trên cơ sở những quy định của Luật Doanh nghiệp 2020

1. Khái niệm

– Theo Điều 177 Luật Doanh nghiệp 2020, công ty hợp danh là doanh nghiệp, trong đó:

+ Phải có ít nhất 02 thành viên là chủ sở hữu chung của công ty, cùng nhau kinh doanh dưới một tên chung. Ngoài các thành viên hợp danh, công ty có thể có thêm thành viên góp vốn;

+ Thành viên hợp danh phải là cá nhân, chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về các nghĩa vụ của công ty;

+ Thành viên góp vốn là tổ chức, cá nhân và chỉ chịu trách nhiệm về các khoản nợ của công ty trong phạm vi số vốn đã cam kết góp vào công ty.

Lưu ý:  Công ty hợp danh không được phát hành bất kỳ loại chứng khoán nào (khoản 3 Điều 177 Luật Doanh nghiệp 2020)

2. Quy chế thành viên công ty hợp danh

Theo khoản 30 Điều 4 Luật Doanh nghiệp 2020, thành viên công ty hợp danh bao gồm thành viên hợp danh và thành viên góp vốn.

2.1. Thành viên hợp danh

– Thành viên hợp danh là chủ sỏ hữu chung của công ty. Đối tượng để trở thành thành viên hợp danh chỉ có thể là cá nhân và không thuộc các trường hợp bị cấm theo quy định tại khoản 2 Điều 17 Luật Doanh nghiệp 2020.

Lưu ý: Một số hạn chế đối với thành viên hợp danh

– Không được làm chủ doanh nghiệp tư nhân.

– Không được làm thành viên hợp danh của công ty hợp danh khác trừ trường hợp được sự nhất trí của các thành viên hợp danh còn lại.

– Không được nhân danh cá nhân hoặc nhân danh người khác kinh doanh cùng ngành, nghề kinh doanh của công ty để tư lợi hoặc phục vụ lợi ích của tổ chức, cá nhân khác.

– Không được chuyển một phần hoặc toàn bộ phần vốn góp của mình tại công ty cho tổ chức, cá nhân khác nếu không được sự chấp thuận của các thành viên hợp danh còn lại.

2.2. Thành viên góp vốn

– Thành viên góp vốn là tổ chức, cá nhân góp vốn vào công ty hợp danh và chịu trách nhiệm về các khoản nợ của công ty trong phạm vi số vốn đã góp và không thuộc các trường hợp bị cấm theo quy định tại khoản 2 Điều 17 Luật Doanh nghiệp 2020.

3. Tài chính của công ty hợp danh

Theo quy định tại Điều 178 Luật Doanh nghiệp 2020 thì: Thành viên công ty có nghĩa vụ góp đủ và đúng số vốn như đã cam kết.

Lưu ý:

– Thành viên hợp danh không góp đủ và đúng hạn số vốn đã cam kết gây thiệt hại cho công ty phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại cho công ty.

– Số vốn chưa góp đủ của thành viên góp vốn được coi là khoản nợ của thành viên đố đối với công ty.

Kết luận: Để thành lập và đi vào kinh doanh loại hình doanh nghiệp là công ty hợp danh thì trước hết các cá nhân, tổ chức phải nắm rõ những quy định của pháp luật về các vấn đề pháp lý xoay quanh loại hình doanh nghiệp này. Cụ thể là tìm hiểu dựa trên quy định của Luật Doang nghiệp 2020

Trình tư, thủ tục thực hiện, hồ sơ, biểu mẫu xem tại đây:

Đăng ký thành lập công ty hợp danh