13. Cấp phép thi công nút giao đấu nối vào quốc lộ

Posted on

Nhằm đảm bảo an toàn giao thông cho người tham gia giao thông đường bộ và giảm tải ùn tắc giao thông ở các nút giao thông lớn, nhà nước đã ban hành rất nhiều thủ tục liên quan đến vấn đề này. Do đó đã phát sinh nên thủ tục Cấp phép thi công nút giao đấu nối vào quốc lộ. Sau đây, Dữ Liệu Pháp Lý sẽ cụ thể hóa nội dung trên theo Luật Giao thông đường bộ 2008, Nghị định 11/2010/NĐ-CP, Nghị định 100/2019/NĐ-CP, Thông tư 50/2015/TT-BGTVT.

1. Một số khái niệm

Quốc lộ là đường nối liền Thủ đô Hà Nội với trung tâm hành chính cấp tỉnh; đường nối liền trung tâm hành chính cấp tỉnh từ ba địa phương trở lên; đường nối liền từ cảng biển quốc tế, cảng hàng không quốc tế đến các cửa khẩu quốc tế, cửa khẩu chính trên đường bộ; đường có vị trí đặc biệt quan trọng đối với sự phát triển kinh tế – xã hội của vùng, khu vực.(điểm a khoản 1 Điều 39 theo Luật Giao thông đường bộ 2008)

Đường nhánh đấu nối vào quốc lộ theo quy định Điểm a Khoản 9 Điều 1 Thông tư 35/2017/TT-BGTVT bao gồm:

– Đường tỉnh, đường huyện, đường xã, đường đô thị;

– Đường chuyên dùng gồm: đường lâm nghiệp, đường khai thác mỏ, đường phục vụ thi công, đường khu công nghiệp;

– Đường gom, đường nối từ đường gom;

– Đường dẫn ra, vào cửa hàng xăng dầu, đường nối trực tiếp từ các công trình đơn lẻ..

2. Cấp phép thi công nút giao đấu nối vào quốc lộ

Cơ quan có thẩm quyền cấp phép thi công nút giao đấu nối vào quốc lộ là Cục Quản lý đường bộ hoặc Sở Giao thông vận tải được giao quản lý tuyến quốc lộ.Hồ sơ đề nghị cấp phép thi công xây dựng nút giao đấu nối vào quốc lộ theo quy định Điều 27 Thông tư 50/2015/TT-BGTVT bao gồm:

– Đơn đề nghị cấp phép thi công công trình theo mẫu tại Phụ lục 4 ban hành kèm theo Thông tư này;

– Văn bản chấp thuận xây dựng hoặc chấp thuận thiết kế nút giao của cơ quan quản lý đường bộ có thẩm quyền (bản sao có chứng thực hoặc bản sao kèm theo bản chính để đối chiếu);

– Hồ sơ thiết kế bản vẽ thi công / (trong đó có biện pháp tổ chức thi công đảm bảo an toàn giao thông) đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt (bản chính).

Thời hạn giải quyết: trong 7 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định

Nút giao phải được cơ quan cấp phép thi công nghiệm thu và chấp thuận đưa vào khai thác, sử dụng.Chủ đầu tư chịu trách nhiệm về chất lượng công trình nút giao ảnh hưởng đến an toàn giao thông, bền vững kết cấu công trình đường bộ và phải nộp 01 bộ hồ sơ hoàn công để cơ quan cấp phép thi công lưu trữ và bổ sung, cập nhật nút giao vào hồ sơ quản lý tuyến đường.

Trình tự thủ tục được tiến hành theo quy định Điều 19 Thông tư 50/2015/TT-BGTVT:

-Tổ chức, cá nhân nộp hồ sơ trực tiếp, qua hệ thống bưu chính hoặc bằng các hình thức phù hợp đến cơ quan có thẩm quyền giải quyết thủ tục hành chính.

– Cơ quan có thẩm quyền tiếp nhận, kiểm tra hồ sơ.Đối với trường hợp nộp trực tiếp: sau khi kiểm tra thành phần hồ sơ, nếu đúng quy định thì tiếp nhận hồ sơ; nếu không đúng quy định, hướng dẫn tổ chức, cá nhân hoàn thiện hồ sơ.Đối với trường hợp nộp gián tiếp (qua hệ thống bưu chính hoặc bằng các hình thức phù hợp khác), cơ quan có thẩm quyền tiếp nhận hồ sơ. Trường hợp hồ sơ chưa đầy đủ theo quy định, chậm nhất sau 02 ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ phải có văn bản hướng dẫn cho tổ chức, cá nhân hoàn thiện.

– Cơ quan có thẩm quyền giải quyết thủ tục tiến hành thẩm định hồ sơ, nếu đủ điều kiện, có văn bản chấp thuận hoặc cấp Giấy phép thi công. Trường hợp không chấp thuận hoặc không cấp phép, phải có văn bản trả lời và nêu rõ lý do.

Lưu ý: Chủ sử dụng nút giao chịu trách nhiệm bảo trì nút giao; việc bảo dưỡng thường xuyên nút giao không phải đề nghị cấp phép thi công nhưng phải chịu trách nhiệm nếu để xảy ra tai nạn giao thông; khi sửa chữa định kỳ nút giao phải đề nghị cấp phép thi công theo quy định tại Điều này. (khoản 7 Điều 27 Thông tư 50/2015/TT-BGTVT)

3. Xử phạt hành chính:

Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với cá nhân, từ 2.000.000 đồng đến 6.000.000 đồng đối với tổ chức thực hiện một trong các hành vi vi phạm điểm a khoản 2 Điều 13 Nghị định 100/2019/NĐ-CP:

-Thi công công trình trong phạm vi đất dành cho đường bộ không thực hiện theo đúng các quy định trong Giấy phép thi công hoặc trong văn bản thỏa thuận thi công của cơ quan có thẩm quyền, trừ các hành vi vi phạm quy định tại khoản 3, điểm a khoản 4, khoản 5 Điều này”.

Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với cá nhân, từ 6.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với tổ chức thực hiện một trong các hành vi vi phạm điểm a khoản 3 Điều 13 Nghị định 100/2019/NĐ-CP:

-Thi công công trình trong phạm vi đất dành cho đường bộ có Giấy phép thi công nhưng đã hết thời hạn ghi trong Giấy phép hoặc có văn bản thỏa thuận thi công của cơ quan có thẩm quyền nhưng đã hết thời hạn thi công ghi trong văn bản.

Kết luận: Khi Cấp phép thi công nút giao đầu nối vào quốc lộ cần đáp ứng đầy đủ các điều kiện được quy định tại Luật Giao thông đường bộ 2008, Nghị định 11/2010/NĐ-CP, Nghị định 100/2019/NĐ-CP, Thông tư 50/2015/TT-BGTVT.

Chi tiết trình tự, hồ sơ, mẫu đơn thực hiện xem tại đây:

Cấp phép thi công nút giao đầu nối vào quốc lộ