14. Chấp thuận thiết kế kỹ thuật và phương án tổ chức thi công của nút giao đấu nối vào quốc lộ
Chủ công trình, dự án thi công nút giao đấu nối vào quốc lộ cần được cơ quan có thẩm quyền chấp thuận thiết kế kỹ thuật và phương án tổ chức thi công. Dữ Liệu Pháp Lý sẽ cụ thể nội dung thủ tục chấp thuận thiết kế kỹ thuật và phương án tổ chức thi công của nút giao đấu nối vào quốc lộ theo Luật Giao thông đường bộ 2008, Nghị định 11/2010/NĐ-CP, Thông tư 50/2015/TT-BGTVT, Thông tư 35/2017/TT-BGTVT.
1. Khái quát chung
– Theo khoản 1 Điều 3 Luật Giao thông đường bộ 2008: Đường bộ gồm đường, cầu đường bộ, hầm đường bộ, bến phà đường bộ.
– Theo điểm a khoản 1 Điều 39 theo Luật Giao thông đường bộ 2008: Quốc lộ là đường nối liền Thủ đô Hà Nội với trung tâm hành chính cấp tỉnh; đường nối liền trung tâm hành chính cấp tỉnh từ ba địa phương trở lên; đường nối liền từ cảng biển quốc tế, cảng hàng không quốc tế đến các cửa khẩu quốc tế, cửa khẩu chính trên đường bộ; đường có vị trí đặc biệt quan trọng đối với sự phát triển kinh tế – xã hội của vùng, khu vực”.
– Chủ đầu tư công trình sử dụng, khai thác phạm vi bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ có trách nhiệm: Thực hiện đầy đủ các thủ tục về thỏa thuận, chấp thuận thiết kế (thiết kế cơ sở, thiết kế kỹ thuật hoặc thiết kế bản vẽ thi công – tùy theo quy mô, tính chất của công trình xây dựng, sau đây gọi chung là thiết kế), thẩm định thiết kế (nếu cần thiết) và cấp Giấy phép thi công theo quy định của Nghị định này và quy định liên quan khác của pháp luật được quy định tại (khoản 8 Điều 28 Nghị định 11/2010/NĐ-CP).
2. Chấp thuận thiết kế kỹ thuật và phương án tổ chức thi công của nút giao đấu nối vào quốc lộ
Theo Điều 26 Thông tư 50/2015/TT-BGTVT:
– Trước khi nâng cấp, cải tạo nút giao; chủ công trình, dự án được Ủy ban nhân dân cấp tỉnh giao sử dụng điểm đấu nối thuộc quy hoạch các điểm đấu nối đã được phê duyệt, căn cứ tiêu chuẩn, yêu cầu thiết kế đường ô tô hiện hành, lập và gửi hồ sơ đến cơ quan quản lý đường bộ có thẩm quyền để được xem xét chấp thuận thiết kế và phương án tổ chức giao thông của nút giao đấu nối vào quốc lộ.
– Cơ quan có thẩm quyền chấp thuận thiết kế kỹ thuật nút giao đấu nối vào quốc lộ:
+ Tổng cục Đường bộ Việt Nam chấp thuận thiết kế và phương án tổ chức giao thông, lưu giữ hồ sơ của nút giao đấu nối liên quan đến đường cấp I, đường cấp II và đường cấp III;
+ Cục Quản lý đường bộ hoặc Sở Giao thông vận tải chấp thuận thiết kế và phương án tổ chức giao thông, lưu giữ hồ sơ của các nút giao đấu nối liên quan đến đường cấp IV trở xuống được giao quản lý;
– Các dự án đường bộ xây dựng mới có đấu nối vào quốc lộ đã được Bộ Giao thông vận tải hoặc Tổng cục Đường bộ Việt Nam phê duyệt thiết kế kỹ thuật không phải thực hiện bước đề nghị chấp thuận thiết kế kỹ thuật và phương án tổ chức giao thông.
– Theo khoản 7 Điều 26 Thông tư 50/2015/TT-BGTVT quy định: Văn bản chấp thuận thiết kế kỹ thuật và phương án tổ chức giao thông của nút giao có giá trị trong thời gian 12 tháng kể từ ngày ký ban hành, nếu quá 12 tháng phải thực hiện việc gia hạn.
Kết luận: Việc Chấp thuận thiết kế kỹ thuật và phương án tổ chức thi công của nút giao đấu nối vào quốc lộ cần đáp ứng đủ các điều kiện được quy định tại Luật Giao thông đường bộ 2008, Nghị định 11/2010/NĐ-CP, Thông tư 50/2015/TT-BGTVT, Thông tư 35/2017/TT-BGTVT.
Chi tiết trình tự, hồ sơ, mẫu đơn thực hiện xem tại đây:
Chấp thuận thiết kế kỹ thuật và phương án tổ chức thi công của nút giao đấu nối vào quốc lộ