32. Đăng ký khai thác tuyến vận tải hành khách cố định liên vận quốc tế giữa Việt Nam – Lào – Campuchia
Chủ thể có liên quan đến hoạt động vận tải hành khách bằng đường bộ qua lại biên giới giữa các nước Campuchia, Lào và Việt Nam phải thực hiện thủ tục đăng ký khai thác tuyến vận tải hành khách cố định liên vận quốc tế giữa Việt Nam – Lào – Campuchia theo quy định của Luật Giao thông đường bộ 2008 và Thông tư 63/2013/TT-BGTVT. Sau đây, Dữ Liệu Pháp Lý sẽ cụ thể nội dung này như sau:
1.Một số khái niệm cơ bản
Đường bộ gồm đường, cầu đường bộ, hầm đường bộ, bến phà đường bộ.( Khoản 1 Điều 3 Luật Giao thông đường bộ 2008).
Hành khách là người được chở trên phương tiện vận tải hành khách đường bộ, có trả tiền. (Khoản 26 Điều 3 Luật Giao thông đường bộ 2008).
Vận tải liên quốc gia là hoạt động vận chuyển người và hàng hóa qua lãnh thổ của ít nhất hai Bên ký kết, điểm bắt đầu và kết thúc hành trình không nằm trên lãnh thổ của một Bên ký kết.( Khoản 4 Điều 3 Thông tư 63/2013/TT-BGTVT)
Đơn vị kinh doanh vận tải bằng xe ô tô: là doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh được phép kinh doanh vận tải bằng xe ô tô theo quy định.(khoản 5 Điều 3 Thông tư 63/2013/TT-BGTVT).
2. Thời gian và phạm vi hoạt động của phương tiện
Thời gian và phạm vi hoạt động của phương tiện được quy định tại Điều 4 Thông tư 63/2013/TT-BGTVT như sau:
– Mỗi chuyến đi, phương tiện được phép ở lại lãnh thổ của một Bên ký kết không quá 30 (ba mươi) ngày kể từ ngày nhập cảnh. Trường hợp quá thời hạn quy định, mà có lý do hợp lý sẽ được gia hạn 01 (một) lần với thời gian tối đa không quá 10 (mười) ngày.
– Phương tiện vận tải liên quốc gia được phép qua lại biên giới theo các cặp cửa khẩu quy định tại Phụ lục I của Thông tư 63/2013/TT-BGTVT
– Phương tiện vận tải quá cảnh được phép vận chuyển theo các cặp cửa khẩu và tuyến quá cảnh quy định tại Phụ lục II của Thông tư 63/2013/TT-BGTVT
– Phương tiện không được phép vận chuyển hàng hóa hoặc hành khách giữa hai điểm trong lãnh thổ của một Bên ký kết.
Lưu ý: Điểm d Khoản a Điều 13 Thông tư 63/2013/TT-BGTVT quy định: Văn bản chấp thuận khai thác tuyến có giá trị kể từ ngày ký và có thời hạn hiệu lực theo hiệu lực của Giấy phép kinh doanh vận tải bằng xe ô tô. Sau 60 (sáu mươi) ngày, kể từ ngày ban hành văn bản chấp thuận, nếu đơn vị kinh doanh vận tải không thực hiện đưa xe vào khai thác thì văn bản chấp thuận không còn hiệu lực.
Kết luận: Thủ tục đăng ký khai thác tuyến vận tải hành khách cố định liên vận quốc tế giữa Việt Nam – Lào – Campuchia được thực hiện theo quy định của Luật Giao thông đường bộ 2008 và Thông tư 63/2013/TT-BGTVT.
Chi tiết thủ tục, mẫu đơn xem tại đây:
Đăng ký khai thác tuyến vận tải hành khách cố định liên vận quốc tế giữa Việt Nam – Lào – Campuchia