64. Cấp đổi, cấp lại Chứng chỉ Thẩm tra viên an toàn giao thông đường bộ
Cá nhân tham gia thẩm tra an toàn giao thông phải bảo đảm có chứng chỉ Thẩm tra viên an toàn giao thông do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp. Trong quá trình sử dụng của mình, cá nhân có quyền yêu cầu cấp đổi Chứng chỉ Thẩm tra viên an toàn giao thông đường bộ. Sau đây, Dữ Liệu Pháp Lý sẽ cụ thể nội dung này theo quy định tại Luật Giao thông đường bộ 2008, Nghị định 11/2010/NĐ-CP, Nghị định 64/2016/NĐ-CP và Quyết định 52/QĐ-BGTVT.
1.Nguyên tắc hoạt động giao thông đường bộ
– Theo Khoản 1 Điều 3 Luật Giao thông đường bộ 2008 quy định: “Đường bộ gồm đường, cầu đường bộ, hầm đường bộ, bến phà đường bộ.”.
– Tại Điều 4 Luật Giao thông đường bộ 2008 có quy định về nguyên tắc hoạt động giao thông đường bộ như sau:
+ Hoạt động giao thông đường bộ phải bảo đảm thông suốt, trật tự, an toàn, hiệu quả; góp phần phát triển kinh tế – xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh và bảo vệ môi trường.
+ Phát triển giao thông đường bộ theo quy hoạch, từng bước hiện đại và đồng bộ; gắn kết phương thức vận tải đường bộ với các phương thức vận tải khác.
+ Quản lý hoạt động giao thông đường bộ được thực hiện thống nhất trên cơ sở phân công, phân cấp trách nhiệm, quyền hạn cụ thể, đồng thời có sự phối hợp chặt chẽ giữa các bộ, ngành và chính quyền địa phương các cấp.
+ Bảo đảm trật tự, an toàn giao thông đường bộ là trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân.
+ Người tham gia giao thông phải có ý thức tự giác, nghiêm chỉnh chấp hành quy tắc giao thông, giữ gìn an toàn cho mình và cho người khác. Chủ phương tiện và người điều khiển phương tiện phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về việc bảo đảm an toàn của phương tiện tham gia giao thông đường bộ.
+ Mọi hành vi vi phạm pháp luật giao thông đường bộ phải được phát hiện, ngăn chặn kịp thời, xử lý nghiêm minh, đúng pháp luật.
2. Điều kiện của Thẩm tra viên
Căn cứ theo quy định tại Khoản 2 Điều 12 Nghị định 11/2010/NĐ-CP thì cá nhân tham gia thẩm tra an toàn giao thông (sau đây gọi là thẩm tra viên) phải có chứng chỉ thẩm tra viên an toàn giao thông đường bộ còn giá trị sử dụng do Tổng cục Đường bộ Việt Nam cấp.
Lưu ý: Theo quy định tại Khoản 1 Điều 12d Nghị định 11/2010/NĐ-CP (được sửa đổi, bổ sung bởi Nghị định 64/2016/NĐ-CP) thì “Chứng chỉ thẩm tra viên an toàn giao thông đường bộ (sau đây gọi là chứng chỉ) được Tổng cục Đường bộ Việt Nam cấp và quản lý thống nhất trong phạm vi cả nước, theo mẫu quy định tại Phụ lục II kèm theo Nghị định này. Chứng chỉ có thời hạn 05 năm kể từ ngày cấp, trừ trường hợp cấp lại.”.
3.Điều kiện để được cấp đổi chứng chỉ thẩm tra viên an toàn giao thông đường bộ
Tại Khoản 1 Điều 12đ Nghị định 11/2010/NĐ-CP (được sửa đổi, bổ sung bởi Nghị định 64/2016/NĐ-CP) có quy định về điều kiện để được cấp đổi chứng chỉ thẩm tra viên an toàn giao thông đường bộ như sau:
– Trong thời hạn sử dụng của chứng chỉ, thẩm tra viên phải tham gia thẩm tra, thẩm định an toàn giao thông đường bộ hoặc tham gia thiết kế, thẩm định phê duyệt xử lý điểm đen, điểm tiềm ẩn tai nạn giao thông ít nhất 03 công trình;
– Việc cấp đổi chứng chỉ được thực hiện trong khoảng thời gian từ 01 đến 03 tháng trước khi chứng chỉ hết thời hạn sử dụng.
Lưu ý: Căn cứ theo quy định tại Khoản 5 Điều 12đ Nghị định 11/2010/NĐ-CP (được sửa đổi, bổ sung bởi Nghị định 64/2016/NĐ-CP) thì chứng chỉ được cấp đổi cũng có thời hạn sử dụng là 5 năm kể từ ngày cấp đổi.
Kết luận: Khi thực hiện thủ tục cấp đổi Chứng chỉ Thẩm tra viên an toàn giao thông đường bộ cần phải tuân thủ theo quy định tại Luật Giao thông đường bộ 2008, Nghị định 11/2010/NĐ-CP và Nghị định 64/2016/NĐ-CP.
Chi tiết trình tự, hồ sơ, mẫu đơn thực hiện xem tại đây:
Cấp đổi Chứng chỉ Thẩm tra viên an toàn giao thông đường bộ