8. Cấp, gia hạn Giấy phép kết nối các tuyến đường sắt

Posted on

Về cấp Giấy phép kết nối các tuyến đường sắt là một thủ tục hành chính quan trọng. Sau đây, Dữ Liệu Pháp Lý sẽ cụ thể nội dung đó theo Luật đường sắt năm 2017, Nghị định 12/2017/NĐ-CP, Thông tư 26/2018/TT-BGTVT như sau:

1. Một số khái niệm cơ bản

Tuyến đường sắt là một hoặc nhiều khu đoạn liên tiếp tính từ ga đường sắt đầu tiên đến ga đường sắt cuối cùng.( khoản 27 Điều 3 Luật đường sắt năm 2017).

Kết cấu hạ tầng đường sắt là công trình đường sắt, phạm vi bảo vệ công trình đường sắt và hành lang an toàn giao thông đường sắt.( khoản 15 Điều 3 Luật đường sắt 2017).

2. Điều kiện kết nối các tuyến đường sắt

Điều kiện kết nối  các tuyến đường sắt được quy định tại  Điều 5 thông tư 26/2018/TT-BGTVT như sau:

– Việc kết nối các tuyến đường sắt phải được cấp có thẩm quyền cho và chỉ được thực hiện khi có giấy phép kết nối theo quy định tại Thông tư này.

Tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật, công nghệ áp dụng của tuyến đường sắt có nhu cầu kết nối phải tương thích với tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật, công nghệ áp dụng của tuyến đường sắt sẽ được kết nối.

– Khổ giới hạn đầu máy toa xe và tải trọng đoàn tàu khi khai thác từ tuyến đường sắt có nhu cầu kết nối vào tuyến đường sắt sẽ được kết nối không được vượt quá khổ giới hạn đầu máy toa xe, tải trọng cho phép cho từng đoạn, khu đoạn, tuyến đường sắt sẽ được kết nối theo quy định của quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về khai thác đường sắt và công lệnh tải trọng đã công bố.

– Việc kết nối các tuyến đường sắt đô thị chỉ thực hiện đối với các tuyến đồng nhất về tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật, công nghệ áp dụng trong xây dựng, bảo trì kết cấu hạ tầng, chế tạo đoàn tàu đồng thời bảo đảm công tác quản lý điều hành chạy tàu liên tục, thông suốt, an toàn và hiệu quả.

3. Nguyên tắc kết nối các tuyến đường sắt

Nguyên tắc kết nối các tuyến đường sắt được quy định tại Điều 4 Thông tư 26/2018/TT-BGTVT như sau:

– Việc kết nối và vị trí kết nối các tuyến đường sắt phải phù hợp với quy hoạch về đường sắt và quy hoạch phát triển kinh tế – xã hội của địa phương nơi có vị trí kết nối đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt.

– Việc khai thác các tuyến đường sắt sau khi kết nối phải bảo đảm hiệu quả, tạo động lực phát triển hơn so với khi chưa kết nối; bảo đảm đồng bộ, an toàn, quốc phòng, an ninh, phòng chống cháy nổ, cứu hộ, cứu nạn, cảnh quan đô thị và bảo vệ môi trường.

– Việc kết nối các tuyến đường sắt không làm ảnh hưởng đến vận hành, khai thác, an toàn giao thông của các tuyến đường sắt liên quan.

– Việc điều hành giao thông vận tải trên tuyến đường sắt sau khi kết nối phải tuân thủ theo quy định của Luật Đường sắt và thực hiện như sau: Doanh nghiệp kinh doanh kết cấu hạ tầng đường sắt quốc gia chủ trì, phối hợp và thống nhất với chủ sở hữu đường sắt chuyên dùng hoặc doanh nghiệp kinh doanh đường sắt đô thị khi kết nối với đường sắt quốc gia;  Doanh nghiệp kinh doanh đường sắt đô thị trên tuyến đường sắt đô thị sẽ được kết nối chủ trì, phối hợp và thống nhất với doanh nghiệp kinh doanh đường sắt đô thị trên tuyến đường sắt đô thị có nhu cầu kết nối.

– Hồ sơ dự án đầu tư xây dựng công trình kết nối các tuyến đường sắt phải tuân thủ quy định của pháp luật về đầu tư xây dựng và phải được sự chấp thuận của Bộ Giao thông vận tải khi kết nối với đường sắt quốc gia hoặc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh khi kết nối với đường sắt đô thị.

– Trường hợp cần kết nối các tuyến đường sắt đô thị để dùng chung kết cấu hạ tầng hoặc kết nối tạm để phục vụ công tác cứu hộ, cứu nạn, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định cho từng trường hợp cụ thể.

– Trường hợp các tuyến đường sắt đô thị do một chủ đầu tư thực hiện đã có kế hoạch chạy tàu thông tuyến, thiết kế kỹ thuật, công nghệ đồng bộ và phù hợp với chủ trương kết nối đã được chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phê duyệt thì được miễn giấy phép kết nối.

Kết luận: Thủ tục cấp giấy phép kết nối các tuyến đường sắt được thực hiện theo quy định tại Luật đường sắt 2017, Nghị định 12/2017/NĐ-CP, Thông tư 26/2018/TT-BGTVT.

Chi tiết hồ sơ, trình tự thủ tục xem tại đây:

Cấp Giấy phép kết nối các tuyến đường sắt.

 


Về gia hạn giấy phép kết nối, bãi bỏ kết nối các tuyến đường sắt là thủ tục quang trọng trong lĩnh vực đường sắt. Sau đây, Dữ Liệu Pháp Lý sẽ cụ thể nội dung đó theo Luật đường sắt 2017, Nghị định 12/2017/NĐ-CP, Thông tư 26/2018/TT-BGTVT như sau:

1. Một số khái niệm cơ bản

Tuyến đường sắt là một hoặc nhiều khu đoạn liên tiếp tính từ ga đường sắt đầu tiên đến ga đường sắt cuối cùng. (Theo khoản 27 Điều 3 Luật đường sắt 2017).

Kết nối ray đường sắt đô thị, đường sắt chuyên dùng với đường sắt quốc gia, đường sắt đô thị với đường sắt đô thị (sau đây gọi tắt là kết nối các tuyến đường sắt) là việc kết nối đường sắt, hệ thống thông tin, tín hiệu phục vụ điều hành giao thông vận tải đường sắt, hệ thống điện sức kéo và các công trình, thiết bị phụ trợ khác của đường giữa tuyến đường sắt đô thị, đường sắt chuyên dùng với đường sắt quốc gia hoặc đường sắt đô thị với đường sắt đô thị để các đoàn tàu có thể chạy từ đường sắt đô thị, đường sắt chuyên dùng vào đường sắt quốc gia hoặc từ tuyến đường sắt đô thị này sang tuyến đường sắt đô thị khác và ngược lại. (khoản 1 Điều 3 Thông tư 26/2018/TT-BGTVT).

Khu vực kết nối là phạm vi được giới hạn bởi đoạn đường sắt (kể cả ga đường sắt) và đất dành cho đường sắt đô thị, đường sắt chuyên dùng, đường sắt quốc gia của khu gian liền kề với vị trí kết nối. (khoản 2 Điều 3 Thông tư 26/2018/TT-BGTVT).

2. Nguyên tắc kết nối các tuyến đường sắt

Nguyên tắc kết nối các tuyến đường sắt được quy định tại Điều 4 Thông tư 26/2018/TT-BGTVT như sau:

– Việc kết nối và vị trí kết nối các tuyến đường sắt phải phù hợp với quy hoạch về đường sắt và quy hoạch phát triển kinh tế – xã hội của địa phương nơi có vị trí kết nối đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt.

– Việc khai thác các tuyến đường sắt sau khi kết nối phải bảo đảm hiệu quả, tạo động lực phát triển hơn so với khi chưa kết nối; bảo đảm đồng bộ, an toàn, quốc phòng, an ninh, phòng chống cháy nổ, cứu hộ, cứu nạn, cảnh quan đô thị và bảo vệ môi trường.

– Việc kết nối các tuyến đường sắt không làm ảnh hưởng đến vận hành, khai thác, an toàn giao thông của các tuyến đường sắt liên quan.

– Việc điều hành giao thông vận tải trên tuyến đường sắt sau khi kết nối phải tuân thủ theo quy định của Luật Đường sắt và thực hiện như sau: Doanh nghiệp kinh doanh kết cấu hạ tầng đường sắt quốc gia chủ trì, phối hợp và thống nhất với chủ sở hữu đường sắt chuyên dùng hoặc doanh nghiệp kinh doanh đường sắt đô thị khi kết nối với đường sắt quốc gia; Doanh nghiệp kinh doanh đường sắt đô thị trên tuyến đường sắt đô thị sẽ được kết nối chủ trì, phối hợp và thống nhất với doanh nghiệp kinh doanh đường sắt đô thị trên tuyến đường sắt đô thị có nhu cầu kết nối.

– Hồ sơ dự án đầu tư xây dựng công trình kết nối các tuyến đường sắt phải tuân thủ quy định của pháp luật về đầu tư xây dựng và phải được sự chấp thuận của Bộ Giao thông vận tải khi kết nối với đường sắt quốc gia hoặc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh khi kết nối với đường sắt đô thị.

– Trường hợp cần kết nối các tuyến đường sắt đô thị để dùng chung kết cấu hạ tầng hoặc kết nối tạm để phục vụ công tác cứu hộ, cứu nạn, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định cho từng trường hợp cụ thể.

–  Trường hợp các tuyến đường sắt đô thị do một chủ đầu tư thực hiện đã có kế hoạch chạy tàu thông tuyến, thiết kế kỹ thuật, công nghệ đồng bộ và phù hợp với chủ trương kết nối đã được chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phê duyệt thì được miễn giấy phép kết nối.

3. Điều kiện kết nối các tuyến đường sắt

Điều kiện kết nối các tuyến đường sắt được quy định tại Điều 5 Thông 26/2018/TT-BGTVT về như sau:

– Việc kết nối các tuyến đường sắt phải được cấp có thẩm quyền cho phép và chỉ được thực hiện khi có giấy phép kết nối theo quy định tại Thông tư này.

– Tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật, công nghệ áp dụng của tuyến đường sắt có nhu cầu kết nối phải tương thích với tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật, công nghệ áp dụng của tuyến đường sắt sẽ được kết nối.

– Khổ giới hạn đầu máy toa xe và tải trọng đoàn tàu khi khai thác từ tuyến đường sắt có nhu cầu kết nối vào tuyến đường sắt sẽ được kết nối không được vượt quá khổ giới hạn đầu máy toa xe, tải trọng cho phép cho từng đoạn, khu đoạn, tuyến đường sắt sẽ được kết nối theo quy định của quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về khai thác đường sắt và công lệnh tải trọng đã công bố.

– Việc kết nối các tuyến đường sắt đô thị chỉ thực hiện đối với các tuyến đồng nhất về tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật, công nghệ áp dụng trong xây dựng, bảo trì kết cấu hạ tầng, chế tạo đoàn tàu đồng thời bảo đảm công tác quản lý điều hành chạy tàu liên tục, thông suốt, an toàn và hiệu quả.

4. Gia hạn giấy phép kết nối, bãi bỏ kết nối các tuyến đường sắt

Gia hạn giấy phép kết nối là việc kéo dài thời gian so với thời gian quy định trong giấy phép đã được cấp trong các trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 10 Thông tư 26/2018/TT-BGTVT như  sau:

– Gia hạn thời gian thi công kết nối khi tổ chức, cá nhân, chủ sở hữu công trình đường sắt có nhu cầu kết nối chưa thể hoàn thành thi công kết nối trong thời gian quy định của giấy phép được cấp do điều chỉnh quy hoạch hoặc điều chỉnh dự án có ảnh hưởng trực tiếp đến việc thực hiện kết nối, do ảnh hưởng của thiên tai, sự cố môi trường, địch họa, hỏa hoạn hoặc các yếu tố bất khả kháng khác;

– Gia hạn thời gian khai thác, sử dụng kết nối khi tổ chức, cá nhân, chủ sở hữu công trình đường sắt đã được kết nối có nhu cầu tiếp tục khai thác, sử dụng kết nối sau khi hết thời gian quy định của giấy phép được cấp do xuất hiện các yếu tố mang lại hiệu quả tài chính, kinh tế – xã hội nếu tiếp tục khai thác, sử dụng kết nối.

Bãi bỏ kết nối khi tổ chức, cá nhân, chủ sở hữu công trình đường sắt đã được kết nối không còn nhu cầu sử dụng kết nối. (khoản 2 Điều 10 Thông tư 26/2018/TT-BGTVT).

 

Kết luận: Thủ tục gia hạn giấy phép kết nỗi, bãi bỏ kết nối các tuyến đường sắt được quy định chi tiết tại Luật đường sắt 2017, Nghị định 12/2017/NĐ-CP, Thông tư 26/2018/TT-BGTVT.

Chi tiết trình tự, hồ sơ, thủ tục:

Gia hạn giấy phép kết nối, bãi bỏ kết nối các tuyến đường sắt