9. Bãi bỏ đường ngang
Thủ tục bãi bỏ đường ngang được thực hiện theo Luật Đường sắt 2017, Thông tư 25/2018/TT-BGTVT. Sau đây, Dữ Liệu Pháp Lý sẽ gửi đến bạn đọc một số lưu ý về vấn đề này:
1. Khái niệm cơ bản
Theo khoản 9 Điều 3 Luật Đường sắt 2017, đường ngang là đoạn đường bộ giao nhau cùng mức với đường sắt được cơ quan có thẩm quyền cho phép xây dựng và khai thác.
Theo khoản 1 đến khoản 8 Điều 3 Thông tư 25/2018/TT-BGTVT, quy định một số khái niệm sau:
– Đường ngang công cộng là đoạn đường bộ thuộc quốc lộ, đường tỉnh, đường huyện, đường xã, đường đô thị giao nhau cùng mức với đường sắt quốc gia, đường sắt chuyên dùng được cơ quan có thẩm quyền cho phép xây dựng và khai thác.
– Đường ngang chuyên dùng là đoạn đường bộ chuyên dùng giao nhau cùng mức với đường sắt quốc gia, đường sắt chuyên dùng được cơ quan có thẩm quyền cho phép xây dựng và khai thác.
– Đường ngang có người gác là đường ngang được tổ chức phòng vệ bằng hình thức bố trí người gác.
– Đường ngang không có người gác là đường ngang được tổ chức phòng vệ bằng cảnh báo tự động hoặc biển báo.
– Đường ngang tổ chức phòng vệ bằng cảnh báo tự động là đường ngang bố trí phòng vệ bằng báo hiệu cảnh báo tự động, có hoặc không có cần chắn tự động.
– Đường ngang tổ chức phòng vệ bằng biển báo là đường ngang bố trí phòng vệ bằng các biển báo hiệu.
– Đường ngang sử dụng lâu dài là đường ngang không giới hạn thời gian khai thác kể từ khi cấp có thẩm quyền cho phép.
– Đường ngang sử dụng có thời hạn là đường ngang chỉ được khai thác trong thời gian nhất định được cấp có thẩm quyền cho phép.
2. Điều kiện bãi bỏ đường ngang
Theo Điều 38 Thông tư 25/2018/TT-BGTVT, điều kiện bãi bỏ đường ngang khi hết thời gian khai thác, sử dụng hoặc không còn nhu cầu khai thác sử dụng được quy định như sau:
– Tổ chức đề nghị bãi bỏ đường ngang phải bảo đảm nguồn kinh phí để tổ chức bãi bỏ và hoàn trả trạng thái ban đầu của đoạn đường sắt trong phạm vi đường ngang theo quy định của pháp luật.
– Cơ quan có thẩm quyền quyết định bãi bỏ đường ngang xác định rõ nguồn kinh phí cho việc bãi bỏ đường ngang.
Lưu ý:
Đối với đường ngang công cộng có thời gian sử dụng lâu dài ngoài hai điều kiện trên phải bảo đảm các điều kiện sau:
– Phương án tổ chức giao thông thay thế khi bãi bỏ đường ngang;
– Đề nghị của doanh nghiệp kinh doanh kết cấu hạ tầng đường sắt;
– Ý kiến thống nhất của cơ quan quản lý đường bộ;
– Đề nghị của ủy ban nhân dân cấp huyện trở lên nơi có đường ngang cần bãi bỏ.
3. Thẩm quyền quyết định bãi bỏ đường ngang
– Cục Đường sắt Việt Nam đối với đường ngang trên đường sắt quốc gia (điểm b khoản 1 Điều 41 Thông tư 25/2018/TT-BGTVT).
– Tổng Cục Đường bộ Việt Nam đối với đường ngang trên đường sắt chuyên dùng liên quan đến quốc lộ (điểm b khoản 2 Điều 41 Thông tư 25/2018/TT-BGTVT).
– Sở Giao thông vận tải đối với đường ngang trên đường sắt chuyên dùng liên quan đến đường tỉnh, đường huyện, đường xã, đường bộ đô thị và đường bộ chuyên dùng trong phạm vi quản lý (điểm b khoản 3 Điều 41 Thông tư 25/2018/TT-BGTVT).
4. Một số lưu ý khi thực hiện bãi bỏ đường ngang
Theo Điều 45 Thông tư 25/2018/TT-BGTVT, tổ chức, cá nhân có nhu cầu thực hiện bãi bỏ bỏ đường ngang cần lưu ý những điểm sau:
– Trường hợp nộp hồ sơ trực tiếp, cơ quan có thẩm quyền trả kết quả trong ngày làm việc về thành phần hồ sơ đề nghị bãi bỏ đường ngang.
– Trường hợp nộp hồ sơ qua đường bưu điện hoặc thực hiện qua môi trường mạng, nếu thành phần hồ sơ chưa đầy đủ theo quy định, trong thời hạn 02 ngày làm việc, cơ quan có thẩm quyền thông báo bằng văn bản hướng dẫn hoàn thiện hồ sơ.
. Trường hợp thực hiện trên môi trường mạng, chủ đầu tư dự án, chủ quản lý, sử dụng đường ngang có nhu cầu bãi bỏ đường ngang lập hồ sơ đề nghị gồm tệp tin chứa bản chụp chính hồ sơ, tài liệu quy định tại Điều 44 của Thông tư này và thực hiện trên địa chỉ website: https://dichvucong.mt.gov.vn.
– Các cơ quan đơn vị liên quan được lấy ý kiến:
+ Doanh nghiệp kinh doanh kết cấu hạ tầng đường sắt, cơ quan quản lý đường bộ (nếu có liên quan) đối với đường ngang trên đường sắt quốc gia.
+ Chủ sở hữu đường sắt chuyên dùng, cơ quan quản lý đường bộ (nếu có liên quan) đối với đường ngang trên đường sắt chuyên dùng.
– Sau khi nhận văn bản lấy ý kiến của cơ quan có thẩm quyền bãi bỏ đường ngang, trong vòng 05 ngày làm việc, cơ quan, tổ chức được lấy ý kiến có trách nhiệm trả lời bằng văn bản. Quá thời hạn trên nếu tổ chức được lấy ý kiến không có văn bản trả lời thì được coi là đã chấp thuận và phải chịu trách nhiệm do việc không trả lời hoặc trả lời chậm trễ gây ra.
Kết luận: Bãi bỏ đường ngang là một thủ tục quan trọng, cần tuân thủ các quy định tại Luật Đường sắt 2017, Thông tư 25/2018/TT-BGTVT.
Chi tiết trình tự, hồ sơ, mẫu đơn thực hiện xem tại đây: