30. Chấp thuận chủ trương xây dựng bến thủy nội địa

Posted on

Cho đến nay, việc đi lại bằng các phương tiện đường thủy nội địa vẫn rất sôi động. Theo đó, chủ trương xây dựng bến thủy nội địa nhằm đáp ứng nhu cầu vận tải bằng phương tiện đường thủy nội địa được xúc tiến. Dữ Liệu Pháp Lý sẽ đưa ra những dữ liệu cần thiết về việc chấp thuận chủ trương xây dựng bến thủy nội địa theo Luật Giao thông đường thủy nội địa được sửa đổi bổ sung năm 2014, Thông tư 50/2014/TT-BGTVT.

1. Khái quát chung

Bến thủy nội địa là công trình độc lập có quy mô nhỏ, gồm vùng đất và vùng nước trước bến để phương tiện thủy nội địa neo, đậu xếp dỡ hàng hóa, đón, trả hành khách và thực hiện dịch vụ hỗ trợ khác. Bến thủy nội địa gồm bến hàng hóa, bến hành khách, bến tổng hợp, bến, khách ngang sông và bến chuyên dùng (khoản 6 Điều 3 Thông tư 50/2014/TT-BGTVT).

Nguyên tắc đầu tư xây dựng bến thủy nội địa (Điều 5 Thông tư 50/2014/TT-BGTVT):

+ Việc đầu tư xây dựng bến thủy nội địa phải tuân theo những quy định của pháp luật về đầu tư xây dựng; phòng cháy, chữa cháy; bảo vệ môi trường; tuân thủ tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia, bảo đảm an toàn giao thông và các quy định khác tại Thông tư này.

+ Việc đầu tư xây dựng cảng, bến thủy nội địa phải phù hợp với quy hoạch hệ thống cảng, bến thủy nội địa đã được phê duyệt. Trường hợp dự án đầu tư xây dựng cảng, bến thủy nội địa chưa có trong quy hoạch hoặc có sự khác nhau so với quy hoạch, trước khi thực hiện dự án, chủ đầu tư phải báo cáo và được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt quy hoạch chấp thuận.

2. Chấp thuận chủ trương xây dựng bến thủy nội địa

2.1. Thẩm quyền

Căn cứ khoản 1 Điều 7 Thông tư 50/2014/TT-BGTVT, thẩm quyền chấp thuận chủ trương xây dựng bến thủy nội địa thuộc về Sở Giao thông vân tải.

2.2. Hồ sơ

Căn cứ khoản 2 Điều 7 Thông tư 50/2014/TT-BGTVT:

Chủ đầu tư gửi 01 (một) bộ hồ sơ đề nghị chấp thuận chủ trương xây dựng bến thủy nội địa trực tiếp hoặc qua hệ thống bưu chính hoặc hình thức phù hợp khác đến Sở Giao thông vận tải, hồ sơ bao gồm:

– Đơn đề nghị chấp thuận chủ trương xây dựng bến thủy nội địa theo Mẫu số 2 và Đơn đề nghị chấp thuận chủ trương xây dựng bến khách ngang sông theo Mẫu số 3 tại Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư này;

– Bình đồ vị trí và sơ đồ mặt bằng công trình bến, vùng nước trước bến.

Lưu ý:

Văn bản chấp thuận chủ trương xây dựng bến thủy nội địa có thời hạn 12 tháng, kể từ ngày ký. Trường hợp quá thời hạn trên, nếu chủ đầu tư có nhu cầu xây dựng bến thì phải thực hiện lại thủ tục chấp thuận chủ trương xây dựng bến thủy nội địa (khoản 4 Điều 7 Thông tư 50/2014/TT-BGTVT).

Kết luận: Việc chấp thuận chủ trương xây dựng bến thuy nội địa được quy định tại Điều 7 Thông tư 50/2014/TT-BGTVT.

Chi tiết trình tự, hồ sơ, mẫu đơn thực hiện xem tại đây:

Chấp thuận chủ trương xây dựng bến thủy nội địa