35. Phê duyệt đánh giá an ninh cảng thủy nội địa

Posted on

Phê duyệt đánh giá an ninh cảng thủy nội địa là thủ tục bắt buộc và quan trọng nhằm đảm bảo an ninh giao thông đường thủy nội địa. Sau đây, Dữ Liệu Pháp Lý sẽ cụ thể nội dung trên theo Luật Giao thông đường thủy nội địa 2004 (sửa đổi, bổ sung 2014), Thông tư 57/2013/TT-BGTVT như sau:

1. Khái niệm cơ bản

Cơ quan thực hiện công tác an ninh cảng thủy nội địa là cơ quan, đơn vị thực hiện việc đánh giá an ninh cảng thủy nội địa; thẩm định phê duyệt đánh giá an ninh cảng thủy nội địa; phê duyệt Kế hoạch an ninh cảng thủy nội địa; cấp Giấy chứng nhận phù hợp an ninh cảng thủy nội địa và tổ chức thực hiện Kế hoạch an ninh cảng thủy nội địa (khoản 2 Điều 3 Thông tư 57/2013/TT-BGTVT).

Nhân viên an ninh cảng thủy nội địa là người được doanh nghiệp kinh doanh, khai thác cảng chỉ định và chịu trách nhiệm đối với việc xây dựng, thực thi và duy trì Kế hoạch an ninh cảng thủy nội địa và là đầu mối liên lạc với các sĩ quan an ninh tàu và nhân viên an ninh công ty (khoản 3 Điều 3 Thông tư 57/2013/TT-BGTVT).

Doanh nghiệp khai thác cảng thủy nội địa là tổ chức, cá nhân trực tiếp kinh doanh, khai thác cảng thủy nội địa (khoản 4 Điều 3 Thông tư 57/2013/TT-BGTVT).

2. Nội dung đánh giá an ninh cảng thủy nội địa

Theo khoản 4 Điều 6 Thông tư 57/2013/TT-BGTVT, đánh giá an ninh cảng thủy nội địa phải có các nội dung sau:

– Xác định và đánh giá những tài sản và cơ sở hạ tầng cần được bảo vệ;

– Xác định mối đe dọa có thể xảy ra đối với con người, tài sản, cơ sở hạ tầng quan trọng và khả năng xảy ra để thiết lập và ưu tiên các biện pháp an ninh;

– Xác định các biện pháp đối phó cần được ưu tiên lựa chọn để làm giảm khả năng bị tổn hại;

– Xác định những hạn chế về con người, cơ sở hạ tầng, quy trình và chính sách trong bảo đảm an ninh cảng thủy nội địa.

Lưu ý: Bản đánh giá an ninh cảng thủy nội địa phải do lãnh đạo doanh nghiệp ký tên, đóng dấu.

3. Một số lưu ý khi phê duyệt đánh giá an ninh cảng thủy nội địa

– Đối với biên bản họp đánh giá an ninh cảng thủy nội địa phải có chữ ký của đại diện các cơ quan tham gia đánh giá.

– Sau khi tiếp nhận hồ sơ, trong thời hạn 05 ngày làm việc, Cảng vụ Đường thủy nội địa sẽ tổ chức kiểm tra thực tế tại cảng, trên cơ sở bản đánh giá an ninh cảng thủy nội địa. Trong thời hạn 07 ngày làm việc, kể từ ngày nhận hồ sơ do Cảng vụ Đường thủy nội địa trình, Cục Đường thủy nội địa Việt Nam phê duyệt đánh giá an ninh.

– Về thẩm quyền phê duyệt đánh giá an ninh cảng thủy nội địa: Cục Đường thủy nội địa Việt Nam có trách nhiệm phê duyệt đánh giá an ninh cảng thủy nội địa trên phạm vi toàn quốc.

– Về phí phê duyệt đánh giá an ninh cảng thủy nội địa tiếp nhận phương tiện thủy nước ngoài lần đầu hoặc định kỳ 05 năm: 11.000.000 đồng/lần (căn cứ tại Biểu mức thu phí, lệ phí trong lĩnh vực đường thủy nội địa kèm theo Thông tư số 198/2016/TT-BTC).

Kết luận: Khi tiến hành thủ tục phê duyệt đánh giá an ninh cảng thủy nội địa thì doanh nghiệp khai thác cảng thủy nội địa nộp hồ sơ đề nghị phê duyệt tại Cảng vụ Đường thủy nội địa, đồng thời đáp ứng đầy đủ điều kiện tại Điều 12, 14 Thông tư 57/2013/TT-BGTVT.

Chi tiết trình tự, hồ sơ, mẫu đơn thực hiện xem tại đây:

Phê duyệt đánh giá an ninh cảng thủy nội địa