8. Công bố mở luồng, tuyến đường thuỷ nội địa chuyên dùng nối với đường thuỷ nội địa quốc gia, đường thuỷ nội địa chuyên dùng nằm trên địa giới hai tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương trở lên hoặc đường thuỷ nội địa chuyên dùng nối đường thuỷ nội địa quốc gia với đường thuỷ nội địa địa phương
Về công bố mở luồng, tuyến đường thuỷ nội địa chuyên dùng nối với đường thuỷ nội địa quốc gia, đường thuỷ nội địa chuyên dùng nằm trên địa giới hai tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương trở lên hoặc đường thuỷ nội địa chuyên dùng nối đường thuỷ nội địa quốc gia với đường thuỷ nội địa địa phương. Sau đây, Dữ Liệu Pháp Lý sẽ cụ thê nội dung đó theo quy định của Luật đường thủy nội địa năm 2014 sửa đổi bổ sung năm 2019, Nghị định 135/2015/NĐ-CP thông tư 19/2016/TT-BGTVT, thông tư 15/2016/TT-BGTVT, thông tư số 01/2019/TT-BGTVT như sau:
1. Một số khái niệm liên quan
Đường thủy nội địa là luồng, âu tàu, các công trình đưa phương tiện qua đập, thác trên sông, kênh, rạch hoặc luồng trên hồ, đầm, phá, vụng, vịnh, ven bờ biển, ra đảo, nối các đảo thuộc nội thủy của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam được tổ chức quản lý, khai thác giao thông vận tải. (khoản 4 Điều 3 Luật đường thủy nội địa 2014)
Tuyến đường thủy nội địa là một hoặc nhiều luồng chạy tàu thuyền trên sông, kênh, rạch, hồ, đầm, phá, vụng, vịnh, ven bờ biển, ra đảo, nối các đảo; chiều dài tuyến đường thủy nội địa được xác định từ điểm đầu đến điểm cuối. (Theo Khoản 2 Điều 3 thông tư 19/2016/TT-BGTVT)
Đường thủy nội địa được phân loại theo quy định tại khoản 2 Điều 9 Luật đường thủy nội địa 2014 bao gồm:
– Đường thủy nội địa quốc gia
– Đường thủy nội địa địa phương
– Đường thủy nội địa chuyên dùng
Đường thủy nội địa quốc gia là đường thủy nội địa nối liền các trung tâm kinh tế, văn hóa xã hội, các đầu mối giao thông vận tải quan trọng phục vụ kinh tế, quốc phòng, an ninh quốc gia hoặc đường thủy nội địa có hoạt động vận tải thủy qua biên giới. (Theo Khoản 1 Điều 4 thông tư 15/2016/TT-BGTVT)
Đường thủy nội địa địa phương là đường thủy nội địa thuộc phạm vi qunr lý hành chính của tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, chủ yếu phục vụ cho nhiệm vụ phát triển kinh tế, xã hội của địa phương. ((Theo Khoản 2 Điều 4 thông tư 15/2016/TT-BGTVT)
Đường thủy nội địa chuyên dùng là đường thủy nội địa nối liền cảng, bến thủy nội địa chuyên dùng với đường thủy nội địa quốc gia hoặc đường thủy nội địa địa phương, phục vụ cho nhu cầu giao thông vận tải của tổ chức, cá nhân. (Theo khoản 3 Điều 4 thông tư 15/2016/TT-BGTVT)
2. Căn cứ công bố mở luồng, tuyến đường thủy nội địa chuyên dùng
Đường thủy nội địa chuyên dùng trước khi đưa vào khai thác phải được Bộ giao thông vận tải công bố mở luồng, tuyến đường thủy nội địa chuyên dùng nối với đường thuỷ nội địa quốc gia, đường thuỷ nội địa chuyên dùng nằm trên địa giới hai tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương trở lên hoặc đường thuỷ nội địa chuyên dùng nối đường thuỷ nội địa quốc gia với đường thuỷ nội địa địa phương. (Theo khoản 1 Điều 7 thông tư 15/2016/TT-BGTVT)
3. Thẩm quyền công bố mở luồng, tuyến đường thủy nội địa chuyên dùng
Thẩm quyền công bố mở, đóng luồng, tuyến đường thủy nội địa chuyên dùng được quy định tại Khoản 1 Điều 6 Thông tư 15/2016/TT-BGTVT, theo đó:
Thẩm quyền công bố mở, đóng luồng, tuyến đường thủy nội địa chuyên dùng do Bộ Giao thông vận tải công bố mở, đóng đường thủy nội địa chuyên dùng nối với đường thủy nội địa quốc gia, đường thủy nội địa chuyên dùng nằm trên địa giới hai tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương trở lên hoặc đường thủy nội địa chuyên dùng nối đường thủy nội địa quốc gia với đường thủy nội địa địa phương;
4. Xử lý vi phạm hành chính về quản lý đường thủy nội địa
– Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với một trong các hành vi không kịp thời theo quy định khi luồng thay đổi. (Điểm a khoản 1 Điều 7 Nghị định 132/2015/NĐ-CP)
– Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong các hành vi không thông báo theo quy định khi luồng thay đổi. (Điểm a khoản 2 Điều 7 Nghị định 132/2015/NĐ-CP)
Kết luận: thủ tục Công bố mở luồng, tuyến đường thuỷ nội địa chuyên dùng nối với đường thuỷ nội địa quốc gia, đường thuỷ nội địa chuyên dùng nằm trên địa giới hai tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương trở lên hoặc đường thuỷ nội địa chuyên dùng nối đường thuỷ nội địa quốc gia với đường thuỷ nội địa địa phương được thực hiện theo quy định tại Luật đường thủy nội địa 2014, Nghị định 135/2015/NĐ-CP, Thông tư 19/2016/TT-BGTVT, thông tư 15/2016/TT-BGTVT, thông tư số 01/2019/TT-BGTVT.
Chi tiết trình tự, hồ sơ, thủ tục xem tại đây
Về công bố mở luồng, tuyến đường thuỷ nội địa chuyên dùng nối với đường thuỷ nội địa quốc gia, đường thuỷ nội địa chuyên dùng nằm trên địa giới hai tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương trở lên hoặc đường thuỷ nội địa chuyên dùng nối đường thuỷ nội địa quốc gia với đường thuỷ nội địa địa phương