19. Hưởng lương hưu đối với người lao động đang tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc
Người lao động khi nghỉ việc có đủ năm đóng bảo hiểm xã hội thì được hưởng lương hưu theo quy định của pháp luật. Sau đây dữ liệu pháp lý sẽ cụ thể nội dung thủ tục trên dựa theo quy định tại Luật Bảo hiểm xã hội 2014, Nghị định số 115/2015/NĐ-CP và Thông tư 59/2015/TT-BLĐTB-XH.
1. Các khái niệm
– Bảo hiểm xã hội là sự bảo đảm thay thế hoặc bù đắp một phần thu nhập của người lao động khi họ bị giảm hoặc mất thu nhập do ốm đau, thai sản, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, hết tuổi lao động hoặc chết, trên cơ sở đóng vào quỹ bảo hiểm xã hội (Khoản 1 Điều 3 Luật Bảo hiểm xã hội 2014)
– Bảo hiểm xã hội bắt buộc là loại hình bảo hiểm xã hội do Nhà nước tổ chức mà người lao động và người sử dụng lao động phải tham gia (Khoản 2 Điều 3 Luật Bảo hiểm xã hội 2014)
– Các chế độ bảo hiểm xã hội:
Bảo hiểm xã hội bắt buộc có các chế độ ( Khoản 1 Điều 4 Luật Bảo hiểm xã hội 2014, Điều 5 Nghị định 143/2018/NĐ-CP).
+ Ốm đau;
+ Thai sản;
+ Tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp;
+ Hưu trí;
+ Tử tuất.
2. Mức lương hưu hằng tháng đối với người lao động tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc (Điều này được hướng dẫn bởi Điều 17 Thông tư 59/2015/TT-BLĐTBXH)
Mức lương hưu hằng tháng tại Điều 56 của Luật Bảo hiểm xã hội 2014 được quy định như sau:
– Mức lương hưu hằng tháng của người lao động được tính bằng tỷ lệ hưởng lương hưu hằng tháng nhân với mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội (Khoản 1 Điều 7 NĐ 115/2015/NĐ-CP)
– Tỷ lệ hưởng lương hưu hằng tháng của người lao động đủ điều kiện hưởng lương hưu theo quy định tại Điều 54 của Luật Bảo hiểm xã hội được tính như sau (Khoản 2 Điều 7 NĐ 115/2015/NĐ-CP)
+ Người lao động nghỉ hưu từ ngày 01 tháng 01 năm 2016 đến trước ngày 01 tháng 01 năm 2018, tỷ lệ hưởng lương hưu hằng tháng được tính bằng 45% tương ứng với 15 năm đóng bảo hiểm xã hội, sau đó cứ thêm mỗi năm đóng bảo hiểm xã hội thì tính thêm 2% đối với nam và 3% đối với nữ; mức tối đa bằng 75%;
+ Lao động nữ nghỉ hưu từ ngày 01 tháng 01 năm 2018 trở đi, tỷ lệ hưởng lương hưu hằng tháng được tính bằng 45% tương ứng với 15 năm đóng bảo hiểm xã hội, sau đó cứ thêm mỗi năm đóng bảo hiểm xã hội thì tính thêm 2%; mức tối đa bằng 75%;
+ Lao động nam nghỉ hưu từ ngày 01 tháng 01 năm 2018 trở đi, tỷ lệ hưởng lương hưu hằng tháng được tính bằng 45% tương ứng với số năm đóng bảo hiểm xã hội theo bảng dưới đây, sau đó cứ thêm mỗi năm đóng bảo hiểm xã hội, được tính thêm 2%; mức tối đa bằng 75%.
– Mốc tuổi để tính số năm nghỉ hưu trước tuổi làm cơ sở tính giảm tỷ lệ hưởng lương hưu quy định tại Khoản 3 Điều 56 của Luật Bảo hiểm xã hội được xác định (Khoản 3 Điều 7 NĐ 115/2015/NĐ-CP)
+ Người lao động làm việc trong điều kiện bình thường quy định tại Điểm a Khoản 1 Điều 54 của Luật Bảo hiểm xã hội thì lấy mốc tuổi để tính là đủ 60 tuổi đối với nam và đủ 55 tuổi đối với nữ;
+ Người lao động làm nghề hoặc công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc làm việc ở nơi có phụ cấp khu vực hệ số 0,7 trở lên thì lấy mốc tuổi để tính là đủ 55 tuổi đối với nam và đủ 50 tuổi đối với nữ;
+ Người lao động làm công việc khai thác than trong hầm lò quy định tại Khoản 1 Điều 6 của Nghị định này thì lấy mốc tuổi để tính là đủ 50 tuổi;
+ Trường hợp hồ sơ của người lao động không xác định được ngày, tháng sinh thì lấy ngày 01 tháng 01 của năm sinh để tính tuổi làm cơ sở tính số năm nghỉ hưu trước tuổi.
Lưu ý: Điều kiện hưởng lương hưu được quy định tại Điều 15 Thông tư 59/2015/TT-BLĐTBXH
3. Trợ cấp một lần khi nghỉ hưu đối với người lao động tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc
– Người lao động có thời gian đóng bảo hiểm xã hội cao hơn số năm tương ứng với tỷ lệ hưởng lương hưu 75% thì khi nghỉ hưu, ngoài lương hưu còn được hưởng trợ cấp một lần (khoản 1 Điều 58 Luật Bảo hiểm xã hội 2014)
– Mức trợ cấp một lần được tính theo số năm đóng bảo hiểm xã hội cao hơn số năm tương ứng với tỷ lệ hưởng lương hưu 75%, cứ mỗi năm đóng bảo hiểm xã hội thì được tính bằng 0,5 tháng mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội (khoản 2 Điều 58 Luật Bảo hiểm xã hội 2014)
4. Thời điểm hưởng lương hưu đối với người tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc
– Đối với người lao động đang đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc quy định tại các điểm a, b, c, d, đ, e và i khoản 1 Điều 2 của Luật này, thời điểm hưởng lương hưu là thời điểm ghi trong quyết định nghỉ việc do người sử dụng lao động lập khi người lao động đã đủ điều kiện hưởng lương hưu theo quy định của pháp luật (Khoản 1 Điều 59 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 (hướng dẫn bởi Điều 18 Thông tư 59/2015/TT-BLĐTBXH)
– Đối với người lao động đang đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc quy định tại điểm h khoản 1 Điều 2 của Luật này, thời điểm hưởng lương hưu được tính từ tháng liền kề khi người lao động đủ điều kiện hưởng lương hưu và có văn bản đề nghị gửi cho cơ quan bảo hiểm xã hội (Khoản 2 Điều 59 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 (Điều này được hướng dẫn bởi Điều 18 Thông tư 59/2015/TT-BLĐTBXH)
– Đối với người lao động quy định tại điểm g khoản 1 Điều 2 của Luật này và người đang bảo lưu thời gian đóng bảo hiểm xã hội, thời điểm hưởng lương hưu là thời điểm ghi trong văn bản đề nghị của người lao động đã đủ điều kiện hưởng lương hưu theo quy định (Khoản 3 Điều 59 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 (Điều này được hướng dẫn bởi Điều 18 Thông tư 59/2015/TT-BLĐTBXH)
Lưu ý:
– Bộ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội quy định chi tiết về thời điểm hưởng lương hưu đối với người lao động quy định tại khoản 1 Điều 2 của Luật này (Khoản 4 Điều 59 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 Điều này được hướng dẫn bởi Điều 18 Thông tư 59/2015/TT-BLĐTBXH)
5. Mức lương hưu hằng tháng đối với trường hợp hưởng lương hưu khi suy giảm khả năng lao động
– Mức lương hưu hằng tháng của người lao động đủ điều kiện quy định tại Điều 16 của Thông tư này được tính như quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 7 Nghị định số 115/2015/NĐ-CP, sau đó cứ mỗi năm nghỉ hưu trước tuổi quy định thì giảm 2% (Khoản 1 Điều 17 TT 59/2015/TT-BLĐTBXH)
+ Trường hợp tuổi nghỉ hưu có thời gian lẻ đến đủ 06 tháng thì mức giảm là 1%, trên 06 tháng thì không giảm tỷ lệ phần trăm do nghỉ hưu trước tuổi của năm đó.
+ Mốc tuổi để tính số năm nghỉ hưu trước tuổi làm cơ sở tính giảm tỷ lệ hưởng lương hưu thực hiện theo quy định tại khoản 3 Điều 7 Nghị định số 115/2015/NĐ-CP.
Lưu ý:
Khi tính tỷ lệ hưởng lương hưu trường hợp thời gian đóng đóng bảo hiểm xã hội có tháng lẻ thì từ 01 tháng đến 06 tháng được tính là nửa năm; từ 07 tháng đến 11 tháng được tính là một năm (Khoản 2 Điều 17 TT 59/2015/TT-BLĐTBXH)
Kết luận: Hưởng lương hưu đối với người lao động đang tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc quy định cụ thể dựa theo quy định Luật Bảo hiểm xã hội 2014, Nghị định số 115/2015/NĐ-CP và Thông tư 59/2015/TT-BLĐTB-XH.
Chi tiết trình tư, hồ sơ, mẫu đơn thực hiện xem tại đây:
Hưởng lương hưu đối với người lao động đang tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc