22. Đăng ký, đăng ký lại, điều chỉnh đóng BHXH tự nguyện; cấp sổ BHXH.
Người lao động phải tuân thủ các quy định của Pháp luật về đăng ký, đăng ký lại, điều chỉnh đóng BHXH tự nguyện; cấp sổ BHXH để bảo vệ quyền lợi của mình. Sau đây, Dữ liệu pháp lý sẽ cụ thể nội dung này theo Luật bảo hiểm xã hội 2014, Quyết định số 595/QĐ-BHXH.
1. Khái niệm:
– Bảo hiểm xã hội là sự bảo đảm thay thế hoặc bù đắp một phần thu nhập của người lao động khi họ bị giảm hoặc mất thu nhập do ốm đau, thai sản, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, hết tuổi lao động hoặc chết, trên cơ sở đóng vào quỹ bảo hiểm xã hội. (theo khoản 1 Điều 3 Luật bảo hiểm xã hội)
– Bảo hiểm xã hội tự nguyện là loại hình bảo hiểm xã hội do Nhà nước tổ chức mà người tham gia được lựa chọn mức đóng, phương thức đóng phù hợp với thu nhập của mình và Nhà nước có chính sách hỗ trợ tiền đóng bảo hiểm xã hội để người tham gia hưởng chế độ hưu trí và tử tuất. (theo khoản 3 Điều 3 Luật bảo hiểm xã hội)
2. Thành phần hồ sơ: (theo Điều 24 Quyết định số 595/QĐ-BHXH)
– Tờ khai tham gia, điều chỉnh bảo hiểm xã hội.
– Danh sách người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện. (đối với đại lý thu)
3. Thời hạn giải quyết: (theo Điều 29 Quyết định số 595/QĐ-BHXH)
– Trong vòng 5 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, cơ quan bảo hiểm xã hội cấp sổ bảo hiểm xã hội cho người đăng ký lần đầu hoặc đăng ký lại sau thời gian tạm dừng.
Kết luận: Khi đăng ký, đăng ký lại, điều chỉnh đóng BHXH tự nguyện; cấp sổ BHXH, người tham gia/đại lý thu cần phải tuân thủ các quy định tại Luật bảo hiểm xã hội, Nghị định số 134/2015/NĐ-CP, Thông tư số 01/2016/TT-BLĐTBXH, Quyết định số 595/QĐ-BHXH, Quyết định số 838/QĐ-BHXH, Quyết định số 888/QĐ-BHXH.
Chi tiết trình tự, hồ sơ, mẫu đơn thực hiện xem tại đây:
Đăng ký, đăng ký lại, điều chỉnh đóng BHXH tự nguyện; cấp sổ BHXH