8. Giải quyết hưởng lương hưu, trợ cấp hàng tháng đối với cán bộ xã
Giải quyết lương hưu, trợ cấp đối với cán bộ xã là đảm bảo quyền lợi cơ bản cho người lao động tại các cơ quan cấp xã, giúp họ có nguồn tài chính để phục vụ nhu cầu cuộc sống sau khi đã nghỉ việc. Dữ Liệu Pháp Lý sẽ cụ thể hơn về thủ này thông qua Luật BHXH 2014; Nghị định 115/2015/NĐ–CP; Thông tư số 59/2015/TT–BLĐTBXH; Quyết định số 636/QĐ–BHXH (được thay thế bởi Quyết định 166/QĐ-BHXH); Quyết định 828/ QĐ–BHXH (được thay thế bởi Quyết định 166/QĐ-BHXH); Nghị định 134/2015/NĐ-CP; Nghị định số 121/2003/NĐ-CP (được thay thế bởi Nghị định 92/2009/NĐ-CP); Thông tư liên tịch số 34/2004/TTLT/BNV-BTC-BLĐTBXH (được thay thế bởi Thông tư liên tịch 03/2010/TTLT-BNV-BTC-BLĐTBXH; Thông tư số 99/1998/TT-LTTCCP-BTC- BLĐTBXH (được thay thế bởi Thông tư liên tịch 34/2004/TTLT-BNV-BTC-BLĐTBXH).
1. Điều kiện hưởng lương hưu và trợ cấp hàng tháng
Điều kiện hưởng lương hưu đối với người chờ đủ tuổi đời để hưởng lương hưu, cán bộ xã theo Nghị định số 09/1998/NĐ-CP chờ đủ tuổi hưởng trợ cấp:
– Người lao động có 15 năm đóng BHXH trở lên và nghỉ việc chờ đủ điều kiện về tuổi đời để hưởng lương hưu trước ngày 01/01/2003 khi nam đủ 60 tuổi, nữ đủ 55 tuổi.
– Cán bộ xã có 15 năm đóng BHXH trở lên và nghỉ việc chờ đủ điều kiện về tuổi đời để hưởng chế độ trợ cấp hàng tháng khi nam đủ 55 tuổi, nữ đủ 50 tuổi.
2. Mức lương hưu, trợ cấp hàng tháng
a. Đối với người lao động đóng bảo hiểm bắt buộc
Căn cứ theo Điều 56 Luật BHXH 2014 quy định về mức lương hương hàng tháng , cụ thể như sau:
– Mức lương hưu hằng tháng của người lao động được tính bằng tỷ lệ hưởng lương hưu hằng tháng nhân với mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội.
– Người lao động nghỉ hưu từ ngày 01 tháng 01 năm 2016 đến trước ngày 01 tháng 01 năm 2018, tỷ lệ hưởng lương hưu hằng tháng được tính bằng 45% tương ứng với 15 năm đóng bảo hiểm xã hội, sau đó cứ thêm mỗi năm đóng bảo hiểm xã hội thì tính thêm 2% đối với nam và 3% đối với nữ; mức tối đa bằng 75%;
– Lao động nữ nghỉ hưu từ ngày 01 tháng 01 năm 2018 trở đi, tỷ lệ hưởng lương hưu hằng tháng được tính bằng 45% tương ứng với 15 năm đóng bảo hiểm xã hội, sau đó cứ thêm mỗi năm đóng bảo hiểm xã hội thì tính thêm 2%; mức tối đa bằng 75%;
– Lao động nam nghỉ hưu từ ngày 01 tháng 01 năm 2018 trở đi, tỷ lệ hưởng lương hưu hằng tháng được tính bằng 45% tương ứng với số năm đóng bảo hiểm xã hội sau đó cứ thêm mỗi năm đóng bảo hiểm xã hội, được tính thêm 2%; mức tối đa bằng 75%.
Lưu ý: mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội quy định tại Điều 62 của Luật BHXH 2014 tương ứng với số năm đóng bảo hiểm xã hội như sau:
Lao động nam nghỉ hưu vào năm 2018 là 16 năm, năm 2019 là 17 năm, năm 2020 là 18 năm, năm 2021 là 19 năm, từ năm 2022 trở đi là 20 năm;
Lao động nữ nghỉ hưu từ năm 2018 trở đi là 15 năm.
Sau đó cứ thêm mỗi năm, người lao động được tính thêm 2%; mức tối đa bằng 75%.
– Mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội để tính lương hưu, trợ cấp một lần theo quy định tại Điều 62 Luật BHXH 2014 đối với người lao động thuộc đối tượng thực hiện chế độ tiền lương do Nhà nước quy định có toàn bộ thời gian đóng bảo hiểm xã hội theo chế độ tiền lương như sau:
* Tham gia bảo hiểm xã hội trước ngày 01 tháng 01 năm 1995 thì tính bình quân của tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội của 05 năm cuối trước khi nghỉ hưu;
* Tham gia bảo hiểm xã hội trong khoảng thời gian từ ngày 01 tháng 01 năm 1995 đến ngày 31 tháng 12 năm 2000 thì tính bình quân của tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội của 06 năm cuối trước khi nghỉ hưu;
* Tham gia bảo hiểm xã hội trong khoảng thời gian từ ngày 01 tháng 01 năm 2001 đến ngày 31 tháng 12 năm 2006 thì tính bình quân của tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội của 08 năm cuối trước khi nghỉ hưu;
* Tham gia bảo hiểm xã hội trong khoảng thời gian từ ngày 01 tháng 01 năm 2007 đến ngày 31 tháng 12 năm 2015 thì tính bình quân của tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội của 10 năm cuối trước khi nghỉ hưu;
* Tham gia bảo hiểm xã hội từ ngày 01 tháng 01 năm 2016 đến ngày 31 tháng 12 năm 2019 thì tính bình quân của tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội của 15 năm cuối trước khi nghỉ hưu;
* Tham gia bảo hiểm xã hội từ ngày 01 tháng 01 năm 2020 đến ngày 31 tháng 12 năm 2024 thì tính bình quân của tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội của 20 năm cuối trước khi nghỉ hưu;
* Tham gia bảo hiểm xã hội từ ngày 01 tháng 01 năm 2025 trở đi thì tính bình quân của tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội của toàn bộ thời gian.
– Người lao động có toàn bộ thời gian đóng bảo hiểm xã hội theo chế độ tiền lương do người sử dụng lao động quyết định thì tính bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội của toàn bộ thời gian.
– Người lao động vừa có thời gian đóng bảo hiểm xã hội thuộc đối tượng thực hiện chế độ tiền lương do Nhà nước quy định, vừa có thời gian đóng bảo hiểm xã hội theo chế độ tiền lương do người sử dụng lao động quyết định thì tính bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội chung của các thời gian, trong đó thời gian đóng theo chế độ tiền lương do Nhà nước quy định được tính bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội.
b. Đối với người lao động đóng bảo hiểm tự nguyện
b.1 Mức lương hưu hàng tháng
Theo quy định tại Điều 3 Mục II Nghị định 134/2015/NĐ – CP quy định thì:
– Mức lương hưu hằng tháng được tính bằng tỷ lệ hưởng lương hưu hằng tháng nhân với mức bình quân thu nhập tháng đóng bảo hiểm xã hội.
– Người nghỉ hưu từ ngày 01 tháng 01 năm 2016 đến trước ngày 01 tháng 01 năm 2018, tỷ lệ hưởng lương hưu hằng tháng được tính bằng 45% tương ứng với 15 năm đóng bảo hiểm xã hội, sau đó cứ thêm mỗi năm đóng bảo hiểm xã hội thì tính thêm 2% đối với nam và 3% đối với nữ; mức tối đa bằng 75%;
– Nữ nghỉ hưu từ ngày 01 tháng 01 năm 2018 trở đi, tỷ lệ hưởng lương hưu hằng tháng được tính bằng 45% tương ứng với 15 năm đóng bảo hiểm xã hội, sau đó cứ thêm mỗi năm đóng bảo hiểm xã hội thì tính thêm 2%; mức tối đa bằng 75%;
– Nam nghỉ hưu từ ngày 01 tháng 01 năm 2018 trở đi, tỷ lệ hưởng lương hưu hằng tháng được tính bằng 45% tương ứng với số năm đóng bảo hiểm xã hội theo bảng dưới đây, sau đó cứ thêm mỗi năm đóng bảo hiểm xã hội, được tính thêm 2%; mức tối đa bằng 75%.
Lưu ý: mức bình quân thu nhập tháng đóng bảo hiểm xã hội quy định tại Điều 79 của Luật BHXH 2014 tương ứng với số năm đóng bảo hiểm xã hội như sau:
– Lao động nam nghỉ hưu vào năm 2018 là 16 năm, năm 2019 là 17 năm, năm 2020 là 18 năm, năm 2021 là 19 năm, từ năm 2022 trở đi là 20 năm;
– Lao động nữ nghỉ hưu từ năm 2018 trở đi là 15 năm.
Sau đó cứ thêm mỗi năm, người lao động được tính thêm 2%; mức tối đa bằng 75%
b.2 Mức trợ cấp hàng tháng
Theo quy định tại Khoản 4 Mục III Thông tư số 99/1998/TT-LTTCCP-BTC- BLĐTB&XH ngày 19/5/1998 hướng dẫn thi hành Nghị định số 09/1998/NĐ-CP quy định về mức trợ cấp hàng tháng như sau:
– Người có đủ 15 năm đóng bảo hiểm xã hội được hưởng bằng 45% mức sinh hoạt phí bình quân của 5 năm cuối kể cả phụ cấp tái cử 5% (nếu có). Sau đó cứ thêm 1 năm đóng bảo hiểm xã hội được tính thêm 2% nhưng mức hưởng trợ cấp hàng tháng cao nhất không quá 75% mức sinh hoạt phí bình quân 5 năm cuối trước khi nghỉ việc theo cách tính dưới đây:
Tổng số tiền SHP làm cơ sở đóng BHXH của
Mức bình quân của 60 tháng (5 năm cuối) trước khi nghỉ việc
sinh hoạt phí 5 năm cuối = 60 tháng
Ví dụ: Ông A khi nghỉ việc đủ 55 tuổi, có 20 năm đóng BHXH, mức sinh hoạt phí 5 năm cuối là: 2 năm làm Phó Chủ tịch UBND xã, mức sinh hoạt phí 240.000 đồng/tháng và 3 năm làm Chủ tịch UBND xã, mức sinh hoạt phí 260.000 đồng/tháng.
+ Mức sinh hoạt phí bình quân 5 năm cuối của ông A sẽ là:
{(240.000đ x 24 tháng) + (260.000đ x 36 tháng)}: 60 tháng = 252.000 đồng/tháng.
+ Tỷ lệ trợ cấp hàng tháng của ông A là:
– 15 năm đầu được tính 45%
– Từ năm thứ 16 đến năm thứ 20 (5 năm) tính thêm 5 x 2% = 10%
Tổng cộng: 45% + 10% = 55%.
+ Mức trợ cấp hàng tháng của ông A là:
252.000 đồng/tháng x 55% = 138.600 đồng/tháng.
c. Đối với người lao động vừa có thời gian đóng bảo hiểm bắt buộc vừa có thời gian đóng bảo hiểm tự nguyện
Trong trường hợp này theo quy định tai Điều 71 Luật BHXH 2014 :
– Thời gian tính hưởng chế độ hưu trí là tổng thời gian đã đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc và bảo hiểm xã hội tự nguyện, không bao gồm thời gian đã tính hưởng bảo hiểm xã hội một lần.
– Mức lương hưu hằng tháng được tính bằng tỷ lệ hưởng lương hưu hằng tháng nhân với mức bình quân tiền lương và thu nhập tháng đóng bảo hiểm xã hội.
Lưu ý: Mức bình quân tiền lương và thu nhập tháng đóng bảo hiểm xã hội để tính lương hưu, trợ cấp một lần được tính theo công thức sau:
Mức bình quân tiền lương và thu nhập tháng đóng bảo hiểm xã hội |
= |
Mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc |
x |
Tổng số tháng đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc |
+ |
Tổng các mức thu nhập tháng đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện |
|||||
Tổng số tháng đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc |
+ |
Tổng số tháng đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện |
– Trong đó:
– Mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc được thực hiện theo quy định tại Điều 62 và Điều 63 của Luật Bảo hiểm xã hội.
– Tổng các mức thu nhập tháng đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện là tổng các mức thu nhập tháng đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện đã được điều chỉnh theo quy định tại Khoản 2 và Khoản 3 Điều 4 Nghị định 134/2015/NĐ-CP.
3. Giải quyết lương hưu, trợ cấp hàng tháng đối với cán bộ xã
Căn cứ theo quy định tại Điều 110 Luật bảo hiểm xã hội năm 2014 về thời gian giải quyết chế độ lương hưu
– Trách nhiệm của người sử dụng lao động
* Trong thời hạn 30 ngày tính đến thời điểm người lao động đang tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc được hưởng lương hưu, người sử dụng lao động nộp hồ sơ cho cơ quan bảo hiểm xã hội.
– Trách nhiệm của cơ quan bảo hiểm xã hội
* Trong thời hạn 20 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định đối với người hưởng lương hưu hoặc trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định đối với trường hợp hưởng bảo hiểm xã hội một lần, cơ quan bảo hiểm xã hội có trách nhiệm giải quyết và tổ chức chi trả cho người lao động; trường hợp không giải quyết thì phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.
Lưu ý:
– Trong thời hạn 30 ngày tính đến thời điểm người lao động được hưởng lương hưu, người lao động đang bảo lưu thời gian đóng bảo hiểm xã hội, người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện nộp hồ sơ cho cơ quan bảo hiểm xã hội
Kết luận: Để giải quyết hưởng lương hưu, trợ cấp hàng tháng đối với cán bộ xã thì người sử dụng lao động và cơ quan bảo hiểm có trách nhiệm giải quyết được quy định tại Điều 27, 28, 29, 30 Mục 2 Quyết định 636/QĐ – BHXH (được thay thế bởi Quyết định 166/QĐ-BHXH). Việc chi trả được quy định tại Điều 17, 18, 19 Mục 2 Quyết định 828/QĐ–BHXH (được thay thế bởi Quyết định 166/QĐ-BHXH).