18. Khám giám định để xác định lao động nữ không đủ sức khỏe để chăm sóc con sau khi sinh hoặc sau khi nhận con do nhờ người mang thai hộ hoặc phải nghỉ dưỡng thai
Người lao động sẽ yêu cầu Khám giám định để xác định lao động nữ không đủ sức khỏe để chăm sóc con sau khi sinh hoặc sau khi nhận con do nhờ người mang thai hộ hoặc phải nghỉ dưỡng thai. Sau đây, Dữ Liệu Pháp Lý sẽ cụ thể hóa nội dung này dựa trên những quy định của Luật Bảo hiểm xã hội 2014, Thông tư 56/2017/TT-BYT.
1. Một số khái niệm cơ bản
Bảo hiểm xã hội là sự bảo đảm thay thế hoặc bù đắp một phần thu nhập của người lao động khi họ bị giảm hoặc mất thu nhập do ốm đau, thai sản, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, hết tuổi lao động hoặc chết, trên cơ sở đóng vào quỹ bảo hiểm xã hội. (khoản 1 Điều 3 Luật Bảo hiểm xã hội 2014)
2. Lao động nữ không đủ sức khỏe để chăm sóc con sau khi sinh
2.1. Điều kiện được nghỉ phép
– Lao động nữ ngay sau thời gian hưởng chế độ thai sản trong khoảng thời gian 30 ngày đầu làm việc mà sức khỏe chưa phục hồi thì được nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khoẻ (khoản 1 Điều 41 Luật Bảo hiểm xã hội 2014)
2.2. Thời hạn và mức hưởng trong thời gian nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe
– Thời gian nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe được quy định tại khoản 2 Điều 41 Luật Bảo hiểm xã hội 2014:
+ Tối đa 10 ngày đối với lao động nữ sinh một lần từ hai con trở lên;
+ Tối đa 07 ngày đối với lao động nữ sinh con phải phẫu thuật;
+ Tối đa 05 ngày đối với các trường hợp khác.
– Mức hưởng: 30% mức lương cơ sở/ngày
Lưu ý:
– Số ngày nghỉ do người sử dụng lao động và Ban Chấp hành công đoàn cơ sở (nếu có) quyết định.
– Thời gian nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe bao gồm cả ngày nghỉ lễ, nghỉ Tết, ngày nghỉ hằng tuần. Nếu thời gian này từ cuối năm trước chuyển tiếp sang đầu năm sau thì thời gian nghỉ đó được tính cho năm trước.
3. Nhận con do nhờ người mang thai hộ
Người lao động nhận nuôi con theo quy định tại Điều 36 Luật Bảo hiểm xã hội 2014:
– Trường hợp nhận nuôi con nuôi dưới 06 tháng tuổi thì được nghỉ việc hưởng chế độ thai sản cho đến khi con đủ 06 tháng tuổi.
– Trường hợp cả cha và mẹ cùng tham gia bảo hiểm xã hội đủ điều kiện hưởng chế độ thai sản thì chỉ cha hoặc mẹ được nghỉ việc hưởng chế độ.
Trợ cấp nuôi con được tính theo quy định tại Điều 38 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 cho mỗi con bằng 02 lần mức lương cơ sở tại tháng nhận nuôi con nuôi.
– Trường hợp sinh con nhưng chỉ có cha tham gia bảo hiểm xã hội thì cha được trợ cấp một lần bằng 02 lần mức lương cơ sở tại tháng sinh con cho mỗi con.
4. Nghỉ dưỡng thai:
Thời gian nghỉ dưỡng thai được quy định tại Điều 32 Luật Bảo hiểm xã hội 2014
– Nghỉ việc để đi khám thai 05 lần, mỗi lần 01 ngày;
– Trường hợp ở xa cơ sở khám bệnh, chữa bệnh hoặc người mang thai có bệnh lý hoặc thai không bình thường thì được nghỉ 02 ngày/ lần khám.
– Thời gian nghỉ hưởng chế độ thai sản trước khi sinh tối đa không quá 02 tháng. (khoản 1 Điều 34 Luật Bảo hiểm xã hội 2014)
Người lao động phải đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 03 tháng trở lên trong thời gian 12 tháng trước khi sinh con. (khoản 3 Điều 31 Luật Bảo hiểm xã hội 2014)
5. Nội dung khám giám định
Theo khoản 4 Điều 13 Thông tư 56/2017/TT-BYT
– Khám giám định tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp
– Khám giám định y khoa đối với các tổn thương và tỷ lệ tổn thương cơ thể do tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp
– Khám giám định để hưởng bảo hiểm xã hội một lần
Kết luận: Người lao động sẽ được Khám giám định để xác định lao động nữ không đủ sức khỏe để chăm sóc con sau khi sinh hoặc sau khi nhận con do nhờ người mang thai hộ hoặc phải nghỉ dưỡng thai theo quy định của Luật Bảo hiểm xã hội 2014, Thông tư 56/2017/TT-BYT.
Chi tiết trình tự, hồ sơ, mẫu đơn thực hiện xem tại đây
Khám giám định để xác định lao động nữ không đủ sức khỏe để chăm sóc con sau khi sinh hoặc sau khi nhận con do nhờ người mang thai hộ hoặc phải nghỉ dưỡng thai