20. Khám giám định đối với trường hợp đã được xác định tỷ lệ tạm thời do Viện Giám định y khoa Trung ương thực hiện

Posted on

Thương binh có quyền yêu cầu Khám giám định đối với trường hợp đã được xác định tỷ lệ tạm thời do Viện Giám định y khoa Trung ương thực hiện. Sau đây, Dữ Liệu Pháp Lý sẽ cụ thể hóa nội dung này dựa trên những quy định của Thông tư liên tịch 28/2013/TTLT-BYT-BLĐTBXH, Thông tư liên tịch 45/2014/TT-BYT-BLĐTBXH.

1. Một số khái niệm cơ bản

Theo Điều 2 Thông tư liên tịch 45/2014/TT-BYT-BLĐTBXH

Khám giám định lần đầu là khám giám định để xác định tình trạng tổn thương và tỷ lệ % TTCT do thương tật cho các đối tượng mà trước đó chưa khám giám định lần nào;

Khám giám định phúc quyết là khám giám định do Hội đồng GĐYK cấp Trung ương thực hiện khi cơ quan có thẩm quyền hoặc cá nhân không nhất trí với kết luận của Hội đồng GĐYK cấp tỉnh đã khám giám định trước đó hoặc do vượt khả năng chuyên môn của Hội đồng GĐYK cấp tỉnh

2. Khám giám định đối với trường hợp đã được xác định tỷ lệ tạm thời do Viện Giám định y khoa Trung ương thực hiện

2.1. Đối tượng

Điều 3 Thông tư liên tịch 45/2014/TT-BYT-BLĐTBXH đưa ra một số đối tượng sau:

– Người bị thương được xem xét xác nhận là thương binh, người hưởng chính sách như thương binh theo khoản 1 Điều 27 Nghị định số 31/2013/NĐ-CP 

– Thương binh được kết luận thương tật tạm thời thì sau ba năm được khám giám định lại để xác định tỷ lệ % TTCT vĩnh viễn

– Thương binh đã được khám giám định thương tật mà lại bị thương tiếp thì được khám giám định bổ sung và tổng hợp tỷ lệ % TTCT

– Thương binh đã khám giám định thương tật nhưng còn sót vết thương thì được khám giám định vết thương còn sót và tổng hợp tỷ lệ % TTCT

– Thương binh đã khám giám định thương tật, nay có vết thương tái phát theo quy định được khám giám định vết thương tái phát đó (không áp dụng đối với thương binh loại B)

2.2. Nội dung khám giám định

Tùy từng trường hợp mà Điều 14 Thông tư liên tịch 45/2014/TT-BYT-BLĐTBXH quy định cụ thể như sau

Đối tượng khám giám định lần đầu; đối tượng khám giám định bổ sung vết thương: Hội đồng GĐYK khám đúng, đủ các vết thương đã ghi trong Giấy chứng nhận bị thương do Sở Lao động – Thương binh và Xã hội chuyển đến và xác định lệ % TTCT theo quy định hiện hành.

Đối tượng đã được xác định tỷ lệ tạm thời; đối tượng khám giám định vết thương tái phát: Hội đồng GĐYK khám giám định tất cả các vết thương ghi trong Giấy chứng nhận bị thương hoặc Bản trích lục hồ sơ thương tật do Sở Lao động – Thương binh và Xã hội chuyển đến và xác định tỷ lệ % TTCT theo quy định hiện hành.

Đối tượng khám giám định vết thương còn sót: Hội đồng GĐYK chỉ được khám đúng, đủ các vết thương còn sót ghi trong Giấy chứng nhận bị thương, Giấy giới thiệu của Sở Lao động – Thương binh và Xã hội và xác định tỷ lệ % TTCT theo quy định hiện hành.

2.3. Tính tỷ lệ phần trăm tổn thương cơ thể

Công thức được quy định tại khoản 1 Điều 3 Thông tư liên tịch 28/2013/TTLT-BYT-BLĐTBXH 

Tổng tỷ lệ % TTCT = T1 + T2 + T3 +…+ Tn

Trong đó:

T1: Tỷ lệ % TTCT của tổn thương thứ nhất; T1 được xác định là tỷ lệ % TTCT cao nhất trong các TTCT.

T2: Tỷ lệ % TTCT của tổn thương thứ hai; T2 = (100 – T1) x giới hạn dưới của TTCT thứ 2/100%.

T3: Tỷ lệ % TTCT của tổn thương thứ ba; T3 = (100-T1-T2) x giới hạn dưới của TTCT thứ 3/100%.

Tn: Tỷ lệ % TTCT của tổn thương thứ n, Tn= {100-T1-T2-T3-…-T(n-1)} x giới hạn dưới của TTCT thứ n/100%.

– Đối với đối tượng khám giám định bổ sung vết thương; đối tượng khám giám định vết thương còn sót được quy định tại khoản 2 Điều 15 Thông tư liên tịch 45/2014/TT-BYT-BLĐTBXH như sau:

Tổng tỷ lệ % TTCT = Tỷ lệ % TTCT của vết thương bổ sung vết thương còn sót (lấy tỷ lệ % thấp nhất) 

 + tỷ lệ % TTCT đã được xác định

Kết luận: Thương binh sẽ được Khám giám định đối với trường hợp đã được xác định tỷ lệ tạm thời do Viện Giám định y khoa Trung ương thực hiện theo quy định của Thông tư liên tịch 28/2013/TTLT-BYT-BLĐTBXH, Thông tư liên tịch 45/2014/TT-BYT-BLĐTBXH.

Chi tiết trình tự, hồ sơ, mẫu đơn thực hiện xem tại đây

Khám giám định đối với trường hợp đã được xác định tỷ lệ tạm thời do Viện Giám định y khoa Trung ương