24. Khám giám định đối với trường hợp do vượt khả năng chuyên môn do Viện Giám định y khoa Trung ương thực hiện

Posted on

Để có thể được khám giám định đối với trường hợp do vượt khả năng chuyên môn do Viện Giám định y khoa Trung ương thực hiện, cá nhân phải thực hiện gửi hồ sơ đề nghị đến cơ quan có thẩm quyền. Sau đây, Dữ Liệu Pháp Lý sẽ cụ thể nội dung này theo Pháp lệnh số 02/2020/UBTVQH14Nghị định 131/2021/NĐ-CPThông tư liên tịch 45/2014/TTLT-BYT-BLĐTBXH, Quyết định 4690/QĐ-BYT năm 2015.

1. Khái niệm

Khám giám định phúc quyết là khám giám định do Hội đồng GĐYK cấp Trung ương thực hiện khi cơ quan có thẩm quyền hoặc cá nhân không nhất trí với kết luận của Hội đồng GĐYK cấp tỉnh đã khám giám định trước đó hoặc do vượt khả năng chuyên môn của Hội đồng GĐYK cấp tỉnh (theo khoản 2 Điều 2 Thông tư liên tịch 45/2014/TTLT-BYT-BLĐTBXH)

Thương binh là sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, hạ sĩ quan, binh sĩ trong Quân đội nhân dân và sĩ quan, hạ sĩ quan, chiến sĩ trong Công an nhân dân bị thương có tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 21% trở lên thì được cơ quan, đơn vị có thẩm quyền xem xét công nhận cấp “Giấy chứng nhận thương binh” và “Huy hiệu thương binh” khi thuộc một trong các trường hợp quy định tại Điều 23 Pháp lệnh số 02/2020/UBTVQH14.

Hội đồng GĐYK cấp Trung ương thực hiện khám giám định đối với các trường hợp sau: Đối tượng khám giám định do Hội đồng GĐYK cấp tỉnh giới thiệu do vượt khả năng chuyên môn (theo điểm b khoản 2 Điều 4 Thông tư liên tịch 45/2014/TTLT-BYT-BLĐTBXH)

2. Khám giám định đối với trường hợp do vượt khả năng chuyên môn do Viện Giám định y khoa Trung ương thực hiện

2.1.Trách nhiệm chung của tổ chức, cá nhân liên quan: (theo khoản 3 Điều Thông tư liên tịch 45/2014/TTLT-BYT-BLĐTBXH)
Trường hợp vượt khả năng chuyên môn của Hội đồng GĐYK cấp tỉnh, Hội đồng GĐYK cấp tỉnh có trách nhiệm hoàn thiện, chuyển hồ sơ và giới thiệu đối tượng đến khám giám định tại Hội đồng GĐYK cấp Trung ương; đồng thời thông báo bằng văn bản để Sở Lao động – Thương binh và Xã hội biết, phối hợp thực hiện.

2.2. Trình tự khám GĐYK: (khoản 3 Điều 13 Thông tư liên tịch 45/2014/TTLT-BYT-BLĐTBXH)

Khám tổng quát: Bác sỹ cơ quan thường trực Hội đồng GĐYK được phân công thực hiện khám tổng quát và chỉ định khám chuyên khoa, cận lâm sàng.

Khám chuyên khoa: Giám định viên chuyên khoa thực hiện khám và kết luận về những nội dung mà cơ quan thường trực Hội đồng GĐYK chỉ định.

Hội chẩn chuyên môn: Cơ quan thường trực Hội đồng GĐYK thực hiện trước khi họp Hội đồng. Trường hợp cần thiết, cơ quan thường trực Hội đồng GĐYK mời các giám định viên chuyên khoa tham dự với sự có mặt của đối tượng khám giám định.

Họp Hội đồng GĐYK:

– Chuyển Biên bản khám GĐYK: Cơ quan thường trực Hội đồng GĐYK chuyển và lưu trữ Biên bản khám GĐYK

– Hồ sơ khám GĐYK được quản lý, lưu trữ tại cơ quan thường trực Hội đồng GĐYK theo quy định của pháp luật về lưu trữ.

2.3. Nội dung khám giám định y khoa: Hội đồng GĐYK khám giám định tất cả các vết thương ghi trong Giấy chứng nhận bị thương hoặc Bản trích lục hồ sơ thương tật do Sở Lao động – Thương binh và Xã hội chuyển đến và xác định tỷ lệ % TTCT theo quy định hiện hành. (theo khoản 2 Điều 14 Thông tư liên tịch 45/2014/TTLT-BYT-BLĐTBXH)

2.4. Phương pháp tổng hợp tỷ lệ phần trăm tổn thương cơ thể (Điều 15 Thông tư liên tịch 45/2014/TTLT-BYT-BLĐTBXH)

Nguyên tắc xác định tỷ lệ % TTCT được thực hiện theo quy định tại Thông tư liên tịch số 28/2013/TTLT-BYT-BLĐTBXH ngày 27 tháng 9 năm 2013 của Bộ Y tế, Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội quy định tỷ lệ tổn thương cơ thể do thương tích, bệnh, tật và bệnh nghề nghiệp (sau đây viết tắt là Thông tư liên tịch số 28/2013/TTLT-BYT-BLĐTBXH).

Đối với đối tượng quy định trên, khi tổng hợp tỷ lệ % TTCT thì lấy tỷ lệ % TTCT của vết thương bổ sung, hoặc vết thương còn sót (lấy tỷ lệ % thấp nhất trong khung tỷ lệ tương ứng) cộng với tỷ lệ % TTCT đã được xác định (theo phương pháp quy định tại Thông tư liên tịch số 28/2013/TTLT-BYT-BLĐTBXH).

2.5. Hồ sơ khám giám định đối với trường hợp đã được xác định tỷ lệ tạm thời, trường hợp bổ sung vết thương được quy định tại Điều 10 Thông tư liên tịch 45/2014/TTLT-BYT-BLĐTBXH.

2.6. Thời hạn giải quyết: (theo điểm c khoản 2 Điều 13 Thông tư liên tịch 45/2014/TTLT-BYT-BLĐTBXH)

Trường hợp vượt khả năng chuyên môn của Hội đồng GĐYK cấp tỉnh:

– Căn cứ hồ sơ khám giám định của đối tượng và điều kiện của Hội đồng GĐYK cấp tỉnh, cơ quan thường trực báo cáo Chủ tịch Hội đồng tổ chức họp để kết luận về vượt khả năng chuyên môn (biên bản họp). Thành phần họp Hội đồng ít nhất phải có các thành viên sau: Chủ tịch và/hoặc Phó Chủ tịch thường trực Hội đồng GĐYK, Phó Chủ tịch chuyên môn, Ủy viên thường trực, Ủy viên chuyên môn. Trong thời gian 10 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ theo quy định tại Thông tư này, cơ quan thường trực phải hoàn thiện, chuyển hồ sơ và giới thiệu đối tượng lên Hội đồng GĐYK cấp Trung ương để khám giám định;

– Trường hợp Hội đồng GĐYK cấp tỉnh đã khám giám định và kết luận vượt khả năng chuyên môn thì trong thời gian 10 ngày làm việc kể từ ngày họp Hội đồng, Hội đồng phải hoàn thiện, chuyển hồ sơ và giới thiệu đối tượng lên Hội đồng GĐYK cấp Trung ương để khám giám định.

2.7. Phí khám giám định y khoa:Trường hợp Hội đồng GĐYK cấp tỉnh không khám giám định mà chỉ tiếp nhận, chuyển hồ sơ đối tượng lên Hội đồng GĐYK cấp Trung ương để khám giám định do vượt khả năng chuyên môn thì Hội đồng GĐYK cấp tỉnh không thu phí GĐYK. (theo khoản 2 Điều 17 Thông tư liên tịch 45/2014/TTLT-BYT-BLĐTBXH)

Kết luận: Người thực hiện Khám giám định đối với trường hợp do vượt khả năng chuyên môn do Viện Giám định y khoa Trung ương thực hiện cần tuân thủ quy định của Pháp lệnh số 02/2020/UBTVQH14Nghị định 131/2021/NĐ-CPThông tư liên tịch 45/2014/TTLT-BYT-BLĐTBXH, Quyết định 4690/QĐ-BYT năm 2015.

Chi tiết trình tự, hồ sơ, mẫu đơn thực hiện xem tại đây:

Khám giám định đối với trường hợp do vượt khả năng chuyên môn do Viện Giám định y khoa Trung ương thực hiện