30. Khám GĐYK lần đầu đối với người hoạt động kháng chiến bị phơi nhiễm với chất độc hóa học quy định tại Điều 38 Nghị định số 31/2013/NĐ-CP ngày 09 tháng 4 năm 2013 của Chính phủ quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành một số điều của Pháp lệnh ưu đãi người có công với cách mạng
Cá nhân gửi các giấy tờ liên quan đến phơi nhiễm chất độc hóa học đến Sở LĐTBXH để tổng hợp hồ sơ gửi về Hội đồng GĐYK cấp tỉnh. Trường hợp đáp ứng các yêu cầu luật định, Hội đồng GĐYK cấp tỉnh phải thực hiện khám giám định lần đầu cho đối tượng là người hoạt động kháng chiến bị phơi nhiễm với chất độc hóa học quy định tại Điều 38 Nghị định 31/2013/NĐ-CP ngày 09 tháng 4 năm 2013 của Chính phủ quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành một số điều của Pháp lệnh ưu đãi người có công với cách mạng trong thời hạn nhất định. Sau đây, Dữ liệu Pháp Lý sẽ cụ thể nội dung thủ tục trên dựa theo các quy định của Nghị định 31/2013/NĐ-CP Hướng dẫn Pháp lệnh ưu đãi người có công với cách mạng, Thông tư liên tịch 20/2016/TTLT-BYT-BLĐTBXH Hướng dẫn khám giám định bệnh, tật, di dạng, dị tật có liên quan đến phơi nhiễm với chất độc hóa học đối với người hoạt động kháng chiến và con đẻ của họ, Pháp lệnh 26/2005/PL-UBTVQH11 Ưu đãi người có công với cách mạng.
1. Các khái niệm
– Khám giám định lần đầu là khám giám định để xác định tình trạng tổn thương và tỷ lệ % TTCT do thương tật cho các đối tượng mà trước đó chưa khám giám định lần nào (Khoản 1 Điều 2 Thông tư liên tịch 45/2014/TTLT-BYT-BLĐTBXH)
– Đối tượng khám giám định gồm (Điều 2 Thông tư liên tịch 20/2016/TTLT-BYT-BLĐTBXH)
+ Người hoạt động kháng chiến bị phơi nhiễm với chất độc hóa học (sau đây viết tắt là CĐHH) quy định tại Điều 38 Nghị định số 31/2013/NĐ-CP ngày 09 tháng 4 năm 2013 của Chính phủ quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành một số Điều của Pháp lệnh ưu đãi người có công với cách mạng (sau đây viết tắt là Nghị định số 31/2013/NĐ-CP).
+ Con đẻ của người hoạt động kháng chiến bị phơi nhiễm với CĐHH quy định tại Điều 38 Nghị định số 31/2013/NĐ-CP .
+ Người hoạt động kháng chiến bị phơi nhiễm với CĐHH và con đẻ của họ đã được xác nhận bị bệnh, tật, dị dạng, dị tật có liên quan đến phơi nhiễm với CĐHH theo quy định tại Thông tư liên tịch số 41/2013/TTLT-BYT-BLĐTBXH ngày 18 tháng 11 năm 2013 của Bộ trưởng Bộ Y tế, Bộ trưởng Bộ Lao động- Thương binh và Xã hội hướng dẫn khám giám định bệnh, tật, dị dạng, dị tật có liên quan đến phơi nhiễm với chất độc hóa học đối với người hoạt động kháng chiến và con đẻ của họ.
2. Khám GĐYK lần đầu đối với người hoạt động kháng chiến bị phơi nhiễm với chất độc hóa học quy định tại Điều 38 Nghị định 31/2013/NĐ-CP ngày 09 tháng 4 năm 2013 của Chính phủ quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành một số điều của Pháp lệnh ưu đãi người có công với cách mạng
Người hoạt động kháng chiến bị phơi nhiễm với chất độc hóa học bao gồm các đối tương theo quy định tại Điều 38 Nghị định số 31/2013/NĐ-CP được khám giám định lần đầu:
– Cán bộ, chiến sĩ, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân viên quốc phòng thuộc quân đội nhân dân Việt Nam.
– Cán bộ, chiến sĩ, công nhân viên thuộc lực lượng Công an nhân dân.
– Cán bộ, công nhân viên trong các cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội.
– Thanh niên xung phong tập trung.
– Công an xã; dân quân; du kích; tự vệ; dân công; cán bộ thôn, ấp, xã, phường.
Kết luận: Khám GĐYK lần đầu đối với người hoạt động kháng chiến bị phơi nhiễm với chất độc hóa học quy định tại Điều 38 Nghị định 31/2013/NĐ-CP ngày 09 tháng 4 năm 2013 của Chính phủ quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành một số điều của Pháp lệnh ưu đãi người có công với cách mạng được Dữ Liệu Pháp Lý cụ thể nội dung thủ tục trên dựa theo các quy định Nghị định 31/2013/NĐ-CP Hướng dẫn Pháp lệnh ưu đãi người có công với cách mạng, Thông tư liên tịch 20/2016/TTLT-BYT-BLĐTBXH Hướng dẫn khám giám định bệnh, tật, di dạng, dị tật có liên quan đến phơi nhiễm với chất độc hóa học đối với người hoạt động kháng chến và con đẻ của họ, Pháp lệnh 26/2005/PL-UBTVQH11 Ưu đãi người có công với cách mạng.
Chi tiết trình tự thủ tục, hồ sơ, mẫu đơn xem tại: