119. Giải thể hoạt động nhà trường, nhà trẻ

Posted on

Hiện nay do một số nhà trường, nhà trẻ vi phạm pháp luật hoặc không đảm bảo điều kiện hoạt động gây ảnh hưởng đến chất lượng dạy và học cho hoạt động giáo dục. Do đó đã phát sinh nên thủ tục giải thể hoạt động nhà trường, nhà trẻ. Sau đây, Dữ Liệu Pháp Lý sẽ cụ thể nội dung  đó theoLuật giáo dục 2019Nghị định 46/2017/NĐ-CP, Nghị định 04/2021/NĐ-CPNghị định 135/2018/NĐ-CPNghị định 79/2015/NĐ-CPThông tư 19/2017/TT-BGDĐT như sau:

1. Một số khái niệm cơ bản

Nhà trẻ là cơ sở giáo dục mầm non nhận trẻ em từ ba tháng tuổi đến ba tuổi. (tiểu mục 1.1 Mục 1 Thông tư 19/2017/TT-BGDĐT.)

Nhà trẻ bao gòm các loại hình theo quy định tại tiểu mục 1.1 Mục 1 Thông tư 19/2017/TT-BGDĐT nhưu sau:

Công lập: do Nhà nước thành lập, đầu tư xây dựng cơ sở vật chất, bảo đảm kinh phí cho các nhiệm vụ chi thường xuyên.

Dân lập: do cộng đồng dân cư ở cơ sở thành lập, đầu tư xây dựng cơ sở vật chất và đảm bảo kinh phí hoạt động và được chính quyền địa phương hỗ trợ.

Tư thục: do các tổ chức xã hội, tổ chức xã hội- nghề nghiệp, tổ chức kinh tế hoặc cá nhân thành lập, đầu tư xây dựng cơ sở vật chất và bảo đảm kinh phí hoạt động bằng nguồn vốn ngoài ngân sách nhà nước.

Cơ sở giáo dục là tổ chức thực hiện hoạt động giáo dục trong hệ thống giáo dục quốc dân gồm nhà trường và cơ sở giáo dục khác. (khoản 12 Điều 5 Luật giáo dục 2019).

2. Điều kiện để nhà trường, nhà trẻ hoạt động giáo dục

Nhà trường nhà trẻ được phép hoạt động giáo dục khi đáp ứng các điều kiện quy định tại Điều 5 Nghị Định 46/2017/NĐ-CP như sau:

Có quyết định thành lập hoặc quyết định cho phép thành lập của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện.

– Có đất đai, trường sở, cơ sở vật chất, thiết bị đáp ứng yêu cầu, duy trì và phát triển hoạt động giáo dục, cụ thể: Trường mẫu giáo, trường mầm non, nhà trẻ được đặt tại khu dân cư bảo đảm các quy định về an toàn và vệ sinh môi trường; Diện tích khu đất xây dựng gồm: Diện tích xây dựng; diện tích sân chơi; diện tích cây xanh, đường đi. Diện tích khu đất xây dựng bình quân tối thiểu 12 m2 cho một trẻ em đối với khu vực đồng bằng, trung du (trừ thành phố thị xã); 08 m2 cho một trẻ em đối với khu vực thành phố, thị xã, núi cao và hải đảo; Khuôn viên của trường mẫu giáo, trường mầm non, nhà trẻ có tường bao ngăn cách với bên ngoài; Cơ cấu khối công trình theo quy định tại điểm d khoản 2 Điều 5 Nghị định 46/2017/NĐ-CP;  Có thiết bị, đồ chơi, đồ dùng, tài liệu chăm sóc, giáo dục trẻ em theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

– Có đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên và nhân viên đủ về số lượng, hợp lý về cơ cấu và đạt tiêu chuẩn bảo đảm thực hiện chương trình giáo dục mầm non và tổ chức hoạt động giáo dục.

– Có đủ nguồn lực tài chính theo quy định để bảo đảm duy trì và phát triển hoạt động giáo dục.

– Có quy chế tổ chức và hoạt động của trường mẫu giáo, trường mầm non, nhà trẻ.

3. Giải thể hoạt động nhà trường, nhà trẻ

Nhà trường, nhà trẻ bị giải thể khi xảy ra một trong các trường hợp  quy định tại khoản 2 Điều 51 Luật giáo dục 2019 và Điều 9 Nghị định 46/2017/NĐ-CP như sau;

– Vi phạm nghiêm trọng các quy định về quản lý, tổ chức, hoạt động của nhà trường, nhà trẻ, ảnh hưởng đến chất lượng chăm sóc, giáo dục trẻ;

Hết thời gian đình chỉ mà không khắc phục được nguyên nhân dẫn đến việc đình chỉ;

– Mục tiêu và nội dung hoạt động trong quyết định thành lập hoặc cho phép thành lập nhà trường, nhà trẻ không còn phù hợp với yêu cầu phát triển kinh tế – xã hội;

– Theo đề nghị của tổ chức, cá nhân thành lập nhà trường, nhà trẻ.

Lưu ý:

Quyết định giải thể nhà trường, nhà trẻ cần nêu rõ lý do giải thể, quy định biện pháp bảo đảm quyền lợi của trẻ em, giáo viên, cán bộ và nhân viên trong trường; phương án giải quyết các tài sản của trường, bảo đảm tính công khai, minh bạch. Quyết định giải thể nhà trường, nhà trẻ phải được công bố công khai trên các phương tiện thông tin đại chúng. (điểm d khoản 4 Điều 9 Nghị định 46/2017/NĐ-CP).

4. Xử phạt hành chính.

Theo Điều 5 Nghị định 04/2021/NĐ-CP quy định về vi phạm quy định về điều kiện tổ chức hoạt động giáo dục mần non như sau:

– Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi tẩy xóa, sửa chữa làm sai lệch nội dung một trong các loại văn bản sau:

a) Quyết định thành lập, quyết định cho phép thành lập; quyết định sáp nhập, chia, tách, giải thể, chuyển đổi loại hình cơ sở giáo dục;

b) Quyết định thành lập, quyết định cho phép thành lập; quyết định sáp nhập, chia, tách, giải thể tổ chức kiểm định chất lượng giáo dục.

Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với hành vi thành lập hoặc cho phép thành lập; giải thể tổ chức thực hiện dịch vụ giáo dục khi chưa được cơ quan có thẩm quyền cho phép.

Phạt tiền đối với hành vi thành lập hoặc cho phép thành lập, sáp nhập, chia, tách, giải thể; chuyển đổi loại hình cơ sở giáo dục khi chưa được cơ quan có thẩm quyền cho phép theo các mức phạt sau:

a) Phạt tiền từ 7.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với nhóm trẻ, lớp mẫu giáo độc lập;

b) Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với trường mẫu giáo, trường mầm non, nhà trẻ;

c) Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với cơ sở giáo dục phổ thông, cơ sở giáo dục thường xuyên;

d) Phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 60.000.000 đồng đối với trường trung cấp có đào tạo nhóm ngành giáo viên;

đ) Phạt tiền từ 60.000.000 đồng đến 80.000.000 đồng đối với trường cao đẳng có đào tạo nhóm ngành giáo viên;

e) Từ 80.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng đối với cơ sở giáo dục đại học.

Hình thức xử phạt bổ sung:

a) Tịch thu tang vật là quyết định thành lập, quyết định cho phép thành lập, sáp nhập, chia, tách, giải thể, chuyển đổi loại hình cơ sở giáo dục; quyết định thành lập, quyết định cho phép thành lập, quyết định sáp nhập, chia, tách, giải thể tổ chức kiểm định chất lượng giáo dục bị tẩy xóa, sửa chữa làm sai lệch nội dung đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 1 Điều này;

b) Trục xuất người nước ngoài thực hiện hành vi vi phạm quy định tại khoản 3 Điều này.

Biện pháp khắc phục hậu quả: Buộc chuyển người học đủ điều kiện trúng tuyển đã nhập học sang cơ sở giáo dục khác đủ điều kiện được phép hoạt động giáo dục hoặc hủy bỏ quyết định trúng tuyển, trả lại kinh phí đã thu cho người học nếu không chuyển được đối với hành vi vi phạm quy định tại các khoản 1, 2 và 3 Điều này.

Kết luận: Khi Giải thể hoạt động nhà trường, nhà trẻ  cần phải đáp ứng đủ các điều kiện tại Nghị định 46/2017/NĐ-CP, Nghị định 04/2021/NĐ-CPNghị định 138/2013/NĐ-CPNghị định 79/2015/NĐ-CPThông tư 19/2017/TT-BGDĐT .

Chi tiết trình tự, hồ sơ, biểu mâu, thực hiện tại đây 

Giải thể hoạt động nhà trường, nhà trẻ