122. Sáp nhập, chia tách trường tiểu học

Posted on

Ở nước ta hiện nay, quá trình cải cách đơn vị hành chính ngày càng được đẩy nhanh. Từ đó, dẫn đến việc các cơ sở giáo dục cũng phải sáp nhập, chia tách theo để đảm bảo sự thống nhất về việc quản lý hành chính. Sau đây, Dữ Liệu Pháp Lý sẽ cụ thể hóa các quy định về sáp nhập, chia tách trường tiểu học thông qua các quy định tại Luật giáo dục 2019Nghị định 46/2017/NĐ-CPNghị định số 135/2018/NĐ-CP Nghị định 04/2021/NĐ-CP, Thông tư 19/2017/TT-BGDĐQuyết định số 2108/QĐ-BGDĐT và Thông tư 28/2020/TT-BGDĐT như sau:

1. Một số khái niệm cơ bản

Trường tiểu học là cơ sở giáo dục phổ thông thực hiện tổ chức dạy học chương trình giáo dục phổ thông cấp tiểu học do Bộ GDĐT quy định, có đủ các điều kiện thành lập và hoạt động theo quy định của Điều lệ trường tiểu học, nằm trong hệ thống giáo dục quốc dân, được thành lập theo quy hoạch, kế hoạch của nhà nước.

Trường tiểu học đạt chuẩn quốc gia là cơ sở đạt được các tiêu chuẩn quy định hiện hành.

  • Trường tiểu học đạt chuẩn quốc gia mức độ 1 là trường đạt một số các tiêu chuẩn, tiêu chí được quy định để đảm bảo tổ chức các hoạt động giáo dục có chất lượng toàn diện phù hợp với mục tiêu giáo dục tiểu học.
  • Trường tiểu học đạt chuẩn quốc gia mức độ 2 là trường đạt một số các tiêu chuẩn, tiêu chí được quy định để đảm bảo tổ chức các hoạt động giáo dục có chất lượng toàn diện mức độ cao hơn so với mức độ 1, tạo tiền đề tiếp cận với trình độ phát triển của trường tiểu học ở các nước tiên tiến trong khu vực và trên thế giới (Tiểu mục 2.1 Mục 2 Thông tư 19/2017/TT-BGDĐT).

Hiện nay, trường tiểu học có hai loại: Trường tiểu học công lập, trường tiều học tư thục.

Lưu ý:

Trường công lập là trường do nhà nước đầu tư kinh phí và cơ sở vật chất, hoạt động chủ yếu bằng các nguồn tài chính công, khoản đóng góp phi vụ lợi.

Trường tư thục (trường ngoài công lập) là trường do cá nhân hay một nhóm cá nhân xin phép thành lập và tự đầu tư (Tiểu mục 2.1 Mục 2 Thông tư 19/2017/TT-BGDĐT).

2. Thủ tục sáp nhập, chia tách trường tiều học:

Thẩm quyền sáp nhập, chia tách trường tiểu học: Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện quyết định sáp nhập, chia, tách hoặc cho phép sáp nhập, chia, tách đối với trường tiểu học (khoản 2 Điều 19 Nghị định 46/2017/NĐ-CP).

Lưu ý:

  • Quyết định sáp nhập, chia, tách, giải thể nhà trường phải xác định rõ lý do, biện pháp bảo đảm quyền, lợi ích của nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục, người học, người lao động trong nhà trường và phải được công bố công khai trên phương tiện thông tin đại chúng (khoản 3 Điều 51 Luật giáo dục 2019).
  • Người có thẩm quyền thành lập hoặc cho phép thành lập nhà trường có thẩm quyền thu hồi quyết định thành lập hoặc cho phép thành lập, quyết định sáp nhập, chia, tách, giải thể nhà trường. Người có thẩm quyền cho phép hoạt động giáo dục có thẩm quyền quyết định đình chỉ hoạt động giáo dục.
  • Trường hợp sáp nhập giữa các nhà trường không do cùng một cấp có thẩm quyền thành lập thì cấp có thẩm quyền cao hơn quyết định; trường hợp cấp có thẩm quyền thành lập ngang nhau thì cấp có thẩm quyền ngang nhau đó thỏa thuận quyết định (khoản 3 Điều 52 Luật giáo dục 2019).

Hồ sơ sáp nhập, chia, tách trường tiểu học: (khoản 3 Điều 19 Nghị định 46/2017/NĐ-CP)

a) Tờ trình về việc sáp nhập, chia, tách;

b Đề án sáp nhập, chia, tách, trong đó có phương án để bảo đảm quyền, lợi ích hợp pháp của học sinh, giáo viên, cán bộ quản lý và nhân viên;

c) Các văn bản xác nhận về tài chính, tài sản, đất đai, các khoản vay, nợ phải trả và các vấn đề khác có liên quan;

3. Xử phạt hành chính liên quan đến cấp phép hoạt động giáo dục trường tiểu học

 Theo Điều 5 Nghị định 04/2021/NĐ-CP quy định về vi phạm quy định về điều kiện tổ chức hoạt động giáo dục mần non như sau:

– Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi tẩy xóa, sửa chữa làm sai lệch nội dung một trong các loại văn bản sau:

a) Quyết định thành lập, quyết định cho phép thành lập; quyết định sáp nhập, chia, tách, giải thể, chuyển đổi loại hình cơ sở giáo dục;

b) Quyết định thành lập, quyết định cho phép thành lập; quyết định sáp nhập, chia, tách, giải thể tổ chức kiểm định chất lượng giáo dục.

Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với hành vi thành lập hoặc cho phép thành lập; giải thể tổ chức thực hiện dịch vụ giáo dục khi chưa được cơ quan có thẩm quyền cho phép.

Phạt tiền đối với hành vi thành lập hoặc cho phép thành lập, sáp nhập, chia, tách, giải thể; chuyển đổi loại hình cơ sở giáo dục khi chưa được cơ quan có thẩm quyền cho phép theo các mức phạt sau:

a) Phạt tiền từ 7.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với nhóm trẻ, lớp mẫu giáo độc lập;

b) Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với trường mẫu giáo, trường mầm non, nhà trẻ;

c) Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với cơ sở giáo dục phổ thông, cơ sở giáo dục thường xuyên;

d) Phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 60.000.000 đồng đối với trường trung cấp có đào tạo nhóm ngành giáo viên;

đ) Phạt tiền từ 60.000.000 đồng đến 80.000.000 đồng đối với trường cao đẳng có đào tạo nhóm ngành giáo viên;

e) Từ 80.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng đối với cơ sở giáo dục đại học.

Hình thức xử phạt bổ sung:

a) Tịch thu tang vật là quyết định thành lập, quyết định cho phép thành lập, sáp nhập, chia, tách, giải thể, chuyển đổi loại hình cơ sở giáo dục; quyết định thành lập, quyết định cho phép thành lập, quyết định sáp nhập, chia, tách, giải thể tổ chức kiểm định chất lượng giáo dục bị tẩy xóa, sửa chữa làm sai lệch nội dung đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 1 Điều này;

b) Trục xuất người nước ngoài thực hiện hành vi vi phạm quy định tại khoản 3 Điều này.

Biện pháp khắc phục hậu quả: Buộc chuyển người học đủ điều kiện trúng tuyển đã nhập học sang cơ sở giáo dục khác đủ điều kiện được phép hoạt động giáo dục hoặc hủy bỏ quyết định trúng tuyển, trả lại kinh phí đã thu cho người học nếu không chuyển được đối với hành vi vi phạm quy định tại các khoản 1, 2 và 3 Điều này.

Kết luận: Khi sáp nhập, chia tách trường tiểu học cần đáp ứng đầy đủ các điều kiện được quy định tại Luật giáo dục 2019Nghị định 46/2017/NĐ-CPNghị định số 135/2018/NĐ-CP Nghị định 04/2021/NĐ-CP, Thông tư 19/2017/TT-BGDĐQuyết định số 2108/QĐ-BGDĐT .

Chi tiết trình tự, hồ sơ, mẫu đơn thực hiện xem tại đây:

Sáp nhập, chia tách trường tiểu học