68. Công nhận trường cao đẳng tư thục hoạt động không vì lợi nhuận

Posted on

Để nhận được quyết định công nhận từ cơ quan nhà nước có thẩm quyền thì trường cao đẳng tư thục hoạt động không vì lợi nhuận cần phải thực hiện thủ tục hành chính theo quy định của pháp luật. Sau đây, Dữ Liệu Pháp Lý sẽ cung cấp một số thông tin liên quan đến thủ tục công nhận trường cao đẳng tư thục hoạt động không vì lợi nhuận theo Thông tư 01/2015/TT-BGDĐT.

1. Một số quy định về trường cao đẳng tư thục hoạt động không vì lợi nhuận.

Căn cứ theo quy định tại Điều 28 Điều lệ Trường cao đẳng ban hành kèm theo Thông tư 01/2015/TT-BGDĐT thì :

– Trường cao đẳng tư thục hoạt động không vì lợi nhuận không tổ chức đại hội đồng cổ đông.

– Các trường cao đẳng tư thục hoạt động không vì lợi nhuận và các trường cao đẳng có vốn đầu tư nước ngoài hoạt động không vì lợi nhuận được hưởng các chính sách hỗ trợ hoạt động đào tạo, nghiên cứu khoa học và phát triển đội ngũ giảng viên; được ưu đãi thuế, miễn thuế và giảm thuế theo quy định của pháp luật thuế; được ưu tiên giao hoặc cho thuê đất, được ưu tiên tiếp nhận các dự án đầu tư, đặt hàng để thực hiện nhiệm vụ đào tạo, nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ đối với những lĩnh vực mà trường có thế mạnh.

2. Hội đồng quản trị của trường cao đẳng tư thục hoạt động không vì lợi nhuận.

Tại Điều 29 Điều lệ Trường cao đẳng ban hành kèm theo Thông tư 01/2015/TT-BGDĐT quy định về hội đồng quản trị của trường cao đẳng tư thục hoạt động không vì lợi nhuận như sau:

– Hội đồng quản trị của trường cao đẳng tư thục hoạt động không vì lợi nhuận là tổ chức quản trị, đại diện cho quyền sở hữu chung của cộng đồng nhà trường, là cơ quan quyền lực cao nhất của nhà trường.

– Nhiệm vụ và quyền hạn của hội đồng quản trị trường cao đẳng tư thục hoạt động không vì lợi nhuận thực hiện theo quy định tại Điều 17 của Luật Giáo dục đại học và một số nhiệm vụ, quyền hạn cụ thể sau đây:

+ Thông qua quy chế tài chính nội bộ và các quy chế, quy định nội bộ khác của nhà trường, bao gồm cả quy định về tiêu chuẩn, việc lựa chọn thành viên hội đồng quản trị, ban kiểm soát, hiệu trưởng, phó hiệu trưởng của nhà trường trên cơ sở phù hợp với quy định chung của pháp luật;

+ Thông qua báo cáo hoạt động và quyết toán tài chính hàng năm của nhà trường;

+ Hàng năm, tổ chức họp đại hội toàn trường; tạo điều kiện để đại hội toàn trường thực hiện các nhiệm vụ quy định tại khoản 2 Điều 33 Điều lệ này; duyệt chương trình, nội dung tài liệu phục vụ họp đại hội toàn trường; báo cáo trước đại hội toàn trường về kết quả hoạt động của nhà trường;

+ Thực hiện các nhiệm vụ khác quy định tại Điều 21 Điều lệ này.

– Hội đồng quản trị của trường cao đẳng tư thục hoạt động không vì lợi nhuận có tổng số thành viên là số lẻ với số lượng tối thiểu là 15 thành viên. Thành phần của hội đồng quản trị thực hiện theo quy định tại khoản 3 Điều 17 của Luật Giáo dục đại học và các thành viên khác do quy chế tổ chức và hoạt động của trường quy định, trong đó đại diện cho các thành viên góp vốn chiếm không quá 20% tổng số thành viên của hội đồng quản trị.

+ Số lượng thành viên hội đồng quản trị, việc xác định đại diện thành viên góp vốn, đại diện giảng viên cơ hữu và các quy định cụ thể khác về hoạt động của hội đồng quản trị được thể hiện trong quy chế tổ chức và hoạt động của trường cao đẳng tư thục hoạt động không vì lợi nhuận.

– Chủ tịch hội đồng quản trị và các thành viên được thực hiện theo quy định tại khoản 3 và khoản 4 Điều 21 của Điều lệ này. Chủ tịch hội đồng quản trị chủ trì cuộc họp đại hội toàn trường.

3. Ban kiểm soát của trường cao đẳng tư thục hoạt động không vì lợi nhuận.

Căn cứ theo quy định tại Điều 31 Điều lệ Trường cao đẳng ban hành kèm theo Thông tư 01/2015/TT-BGDĐT về ban kiểm soát của trường cao đẳng tư thục hoạt động không vì lợi nhuận thì:

– Ban kiểm soát của trường cao đẳng tư thục hoạt động không vì lợi nhuận gồm những người đại diện cho thành viên góp vốn, người lao động trong trường, do đại hội toàn trường bầu, có số lượng từ 3 đến 5 thành viên, trong đó có ít nhất một thành viên có chuyên môn về kế toán, đại diện cho thành viên góp vốn chiếm không quá 40% tổng số thành viên của ban kiểm soát. Trưởng ban kiểm soát do đại hội toàn trường bầu trực tiếp.

+ Ban kiểm soát chịu trách nhiệm trước đại hội toàn trường về việc triển khai thực hiện các nhiệm vụ theo quy định, chịu trách nhiệm về báo cáo và các hoạt động của mình.

Thành viên, nhiệm kỳ của ban kiểm soát được thực hiện theo quy định tại Điều 24 Điều lệ này.

– Ban kiểm soát có nhiệm vụ và quyền hạn sau đây:

+ Hàng năm hoặc theo yêu cầu phải thông báo với hội đồng quản trị về kết quả hoạt động của mình và nội dung các báo cáo, kết luận, kiến nghị của ban kiểm soát trước khi chính thức công khai tại đại hội toàn trường;

+ Báo cáo kết quả giám sát các hoạt động của nhà trường tại các kỳ họp đại hội toàn trường; kiến nghị hội đồng quản trị các biện pháp sửa đổi, bổ sung, cải tiến cơ cấu tổ chức quản lý, điều hành hoạt động của nhà trường;

+ Các nhiệm vụ và quyền hạn khác quy định tại Điều 24 Điều lệ này.

4. Thành viên góp vốn đầu tư xây dựng trường cao đẳng tư thục hoạt động không vì lợi nhuận.

Căn cứ theo quy định tại Điều 32 Điều lệ Trường cao đẳng ban hành kèm theo Thông tư 01/2015/TT-BGDĐT về thành viên góp vốn đầu tư xây dựng trường cao đẳng tư thục hoạt động không vì lợi nhuận thì:

– Các thành viên góp vốn đầu tư xây dựng trường có các quyền sau đây:

+ Được tham dự và phát biểu trong các cuộc họp của đại hội toàn trường và thực hiện quyền biểu quyết trực tiếp hoặc thông qua đại diện được uỷ quyền;

+ Được chia lợi tức hàng năm theo tỷ lệ vốn góp trong vốn điều lệ, với mức quy định (nếu có) tại quy chế tổ chức và hoạt động của trường nhưng không vượt quá lãi suất trái phiếu Chính phủ trong cùng thời kỳ;

+ Các quyền quy định tại điểm đ và điểm h, khoản 2 Điều 23 của Điều lệ này.

– Các thành viên góp vốn có các nghĩa vụ sau đây:

+ Thanh toán đủ số vốn góp đã cam kết trong thời hạn 90 ngày, kể từ ngày chủ trương thành lập trường được phê duyệt;

+ Chấp hành nghị quyết, quyết định hội đồng quản trị;

+ Nhiệm vụ khác theo quy định pháp luật và quy chế tổ chức và hoạt động của nhà trường.

5. Đại hội toàn trường trong trường cao đẳng tư thục hoạt động không vì lợi nhuận.

Tại Điều 33 Điều lệ Trường cao đẳng ban hành kèm theo Thông tư 01/2015/TT-BGDĐT quy định về đại hội toàn trường trong trường cao đẳng tư thục hoạt động không vì lợi nhuận như sau:

– Đại hội toàn trường bao gồm các thành phần sau đây:

+ Các thành viên góp vốn;

+ Các thành viên của hội đồng quản trị, ban kiểm soát;

+ Cán bộ quản lý, giảng viên của nhà trường. Trong trường hợp tổng số cán bộ quản lý và giảng viên của nhà trường vượt quá 300 người thì có thể cử đại biểu tham dự đại hội toàn trường với số lượng đại biểu không ít hơn 75% tổng số cán bộ quản lý và giảng viên của nhà trường.

– Đại hội toàn trường có các quyền và nhiệm vụ sau đây:

+ Bầu, miễn nhiệm trưởng ban kiểm soát và thành viên ban kiểm soát;

+ Góp ý cho chiến lược về đào tạo, nghiên cứu khoa học và phát triển cơ sở vật chất của nhà trường do hội đồng quản trị đề xuất; quy chế tổ chức và hoạt động của nhà trường, quy chế tài chính nội bộ của trường;

+ Thực hiện các quyền và nhiệm vụ khác theo quy định tại quy chế tổ chức và hoạt động của nhà trường.

– Đại hội toàn trường họp thường niên trong thời gian 4 tháng đầu năm của năm tài chính; mọi chi phí cho việc triệu tập và tổ chức họp đại hội toàn trường được tính trong kinh phí hoạt động của nhà trường.

Điều kiện tiến hành họp đại hội toàn trường:

+ Cuộc họp đại hội toàn trường được coi là hợp lệ khi có ít nhất 75% số đại biểu quy định tại khoản 1 Điều này tham dự cuộc họp;

+ Việc triệu tập họp đại hội toàn trường phải được thực hiện theo hình thức văn bản thông báo mời họp; thông báo mời họp phải kèm theo dự kiến chương trình, nội dung cuộc họp và các tài liệu liên quan và phải được gửi đến các thành viên góp vốn, các thành viên hội đồng quản trị và các đơn vị trong trường.

– Nội dung các cuộc họp đại hội toàn trường phải được ghi đầy đủ vào biên bản cuộc họp và được thông qua ngay tại cuộc họp, có chữ ký của người chủ trì và thư ký cuộc họp để lưu trữ. Quyết nghị của đại hội toàn trường phải được thông qua bằng hình thức biểu quyết hoặc bỏ phiếu kín tại cuộc họp và phải được gửi đến các đơn vị trong trường, các thành viên góp vốn, thành viên hội đồng quản trị và ban kiểm soát trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày quyết định được thông qua.

– Quyết nghị của đại hội toàn trường được thông qua tại cuộc họp có hiệu lực khi được ít nhất 65% các thành viên dự họp chấp thuận; các thành viên dự họp có quyền biểu quyết ngang nhau.

– Việc bầu đại diện cán bộ quản lý và giảng viên tham dự đại hội toàn trường và các quy định cụ thể khác về đại hội toàn trường được quy định tại quy chế tổ chức và hoạt động của nhà trường.

Kết luận: Khi tiến hành thủ tục công nhận trường cao đẳng tư thục hoạt động không vì lợi nhuận cần phải tuân thủ theo quy định tại Thông tư 01/2015/TT-BGDĐT.

Chi tiết trình tự, hồ sơ, mẫu đơn thực hiện xem tại đây:

Công nhận trường cao đẳng tư thục hoạt động không vì lợi nhuận