76. Sáp nhập, chia tách trường trung cấp chuyên nghiệp
Sáp nhập, chia tách trường trung cấp chuyên nghiệp là thủ tục quan trọng trong quá trình hoạt động. Sau đây, Dữ Liệu Pháp Lý sẽ cung cấp những nọi dung cụ thể về Sáp nhập, chia tách trường trung cấp chuyên nghiệp theo Luật Giáo dục nghề nghiệp 2014, Nghị định 143/2016/NĐ-CP, Thông tư 54/2011/TT-BGDĐT và Quyết định 698/QĐ-BGDĐT năm 2016 như sau:
1. Khái niệm
Giáo dục nghề nghiệp là một bậc học của hệ thống giáo dục quốc dân nhằm đào tạo trình độ sơ cấp, trình độ trung cấp, trình độ cao đẳng và các chương trình đào tạo nghề nghiệp khác cho người lao động, đáp ứng nhu cầu nhân lực trực tiếp trong sản xuất, kinh doanh và dịch vụ, được thực hiện theo hai hình thức là đào tạo chính quy và đào tạo thường xuyên. (khoản 1 Điều 3 Luật Giáo dục nghề nghiệp 2014)
Đào tạo nghề nghiệp là hoạt động dạy và học nhằm trang bị kiến thức, kỹ năng và thái độ nghề nghiệp cần thiết cho người học để có thể tìm được việc làm hoặc tự tạo việc làm sau khi hoàn thành khóa học hoặc để nâng cao trình độ nghề nghiệp. (khoản 2 Điều 3 Luật Giáo dục nghề nghiệp 2014)
Trường Trung cấp chuyên nghiệp là cơ sở giáo dục nghề nghiệp thuộc hệ thống giáo dục quốc dân. Trường có tư cách pháp nhân, có con dấu và tài khoản riêng. (Điều 2 Thông tư 54/2011/TT-BGDĐT)
Theo khoản 2 Điều 5 Luật Giáo dục nghề nghiệp 2014 cơ sở giáo dục nghề nghiệp được tổ chức theo các loại hình sau đây:
– Cơ sở giáo dục nghề nghiệp công lập là cơ sở giáo dục nghề nghiệp thuộc sở hữu Nhà nước, do Nhà nước đầu tư, xây dựng cơ sở vật chất;
– Cơ sở giáo dục nghề nghiệp tư thục là cơ sở giáo dục nghề nghiệp thuộc sở hữu của các tổ chức xã hội, tổ chức xã hội – nghề nghiệp, tổ chức kinh tế tư nhân hoặc cá nhân, do các tổ chức xã hội, tổ chức xã hội – nghề nghiệp, tổ chức kinh tế tư nhân hoặc cá nhân đầu tư, xây dựng cơ sở vật chất;
– Cơ sở giáo dục nghề nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài gồm cơ sở giáo dục nghề nghiệp 100% vốn của nhà đầu tư nước ngoài; cơ sở giáo dục nghề nghiệp liên doanh giữa nhà đầu tư trong nước và nhà đầu tư nước ngoài.
Cơ sở giáo dục nghề nghiệp tư thục và cơ sở giáo dục nghề nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài hoạt động không vì lợi nhuận là cơ sở giáo dục nghề nghiệp tư thục và cơ sở giáo dục nghề nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài mà phần lợi nhuận tích lũy hằng năm là tài sản chung không chia, để tái đầu tư phát triển cơ sở giáo dục nghề nghiệp; các cổ đông hoặc các thành viên góp vốn không hưởng lợi tức hoặc hưởng lợi tức hằng năm không vượt quá lãi suất trái phiếu Chính phủ. (khoản 7 Điều 3 Luật Giáo dục nghề nghiệp 2014)
2. Hệ thống và loại hình trường trung cấp chuyên nghiệp
Theo khoản 1 Điều 4 Thông tư 54/2011/TT-BGDĐT quy định hệ thống trường TCCN bao gồm:
– Trường TCCN trực thuộc Bộ, ngành (bao gồm cả các trường TCCN thuộc các doanh nghiệp do Bộ, ngành thực hiện một số quyền và nghĩa vụ của chủ sở hữu đối với doanh nghiệp đó theo quy định của pháp luật);
– Trường TCCN thuộc tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (gọi chung là trường TCCN thuộc tỉnh).
Theo khoản 2 Điều 4 THông tư 54/2011/TT-BGDĐT quy định trường TCCN được tổ chức theo các loại hình công lập và tư thục.
– Trường công lập do Nhà nước thành lập, đầu tư xây dựng cơ sở vật chất, bảo đảm kinh phí cho các nhiệm vụ chi thường xuyên;
– Trường tư thục do các tổ chức xã hội, tổ chức xã hội – nghề nghiệp, tổ chức kinh tế hoặc cá nhân thành lập, đầu tư xây dựng cơ sở vật chất và bảo đảm kinh phí hoạt động bằng vốn ngoài ngân sách nhà nước.
3. Thẩm quyền sáp nhập, chia, tách, trường trung cấp chuyên nghiệp
Thẩm quyền sáp nhập, chia, tách, trường trung cấp chuyên nghiệp được quy định tại Điều 10 Thông tư 54/2011/TT-BGDĐT nhưu sau:
– Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ quyết định sáp nhập, chia, tách đối với trường Trung cấp chuyên nghiệp trực thuộc.
– Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh quyết định thành lập hoặc cho phép thành lập, sáp nhập, chia, tách, giải thể và thành lập phân hiệu đối với trường Trung cấp chuyên nghiệp thuộc tỉnh.
4. Yêu cầu, điều kiện sáp nhập, chia tách trường trung cấp chuyên nghiệp
Căn cứ Điều 13 Thông tư 54/2011/TT-BGDĐT quy định việc sáp nhập, chia, tách, thành lập phân hiệu trường TCCN phải bảo đảm các yêu cầu sau:
– Phù hợp với quy hoạch mạng lưới trường TCCN;
– Đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế – xã hội;
– Bảo đảm quyền lợi của giáo viên và học sinh;
– Góp phần nâng cao chất lượng và hiệu quả giáo dục
Lưu ý:
– Việc sáp nhập, chia, tách để thành lập trường TCCN tuân theo trình tự, thủ tục đối với việc thành lập trường TCCN quy định tại Điều 11 của Thông tư này.
– Trường trung cấp chuyên nghiệp mới được hình thành sau quá trình sáp nhập, chia tách phải đáp ứng đủ các điều kiện như khi thành lập.
– Phải có phương án chuyển đổi tài sản, chuyển đổi vốn góp.
– Thủ trưởng cơ quan quản lý nhà nước về giáo dục nghề nghiệp ở trung ương quy định cụ thể điều kiện, yêu cầu đối với sáp nhập, chia, tách cơ sở giáo dục nghề nghiệp.
5. Những lưu ý khi sáp nhập, chia tách trường trung cấp chuyên nghiệp
– Đăng ký điều chỉnh, thay đổi trụ sở chính, phân hiệu, địa điểm đào tạo của trường trung cấp chuyên nghiệp sau khi sáp nhập, chia tách:
+ Đổi tên ( nếu có): Trường trung cấp chuyên nghiệp sau khi đổi tên được tiếp tục tổ chức đào tạo các ngành, nghề đã được cơ quan có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận đăng ký hoạt động giáo dục nghề nghiệp.
+ Thay đổi trụ sở chính, phân hiệu, địa điểm đào tạo: phải có văn bản thông báo và đăng ký hoạt động giáo dục nghề nghiệp.
– Người có thẩm quyền thành lập hoặc cho phép thành lập thì có quyền sáp nhập, chia, tách hoặc cho phép sáp nhập, chia, tách, theo đó:
+ Đối với trường Trung cấp chuyên nghiệp trực thuộc các Bộ, ngành: Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, người đứng đầu cơ quan trung ương của tổ chức chính trị – xã hội quyết định sáp nhập, chia tách trường trung cấp công lập trực thuộc cơ quan, tổ chức mình;
+ Đối với trường Trung cấp chuyên nghiệp thuộc tỉnh: Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định sáp nhập, chia tách trường trung cấp công lập, tư thục thuộc tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương.
– Thời hạn xử lý: 20 ngày làm việc
6. Xử phạt hành chính
Căn cứ điểm b khoản 6 Điều 6 Nghị định 79/2015/NĐ-CP quy định: phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 70.000.000 đồng đối với hành vi không đăng ký chia, tách, sáp nhập hoặc hợp nhất cơ sở giáo dục nghề nghiệp.
Kết luận: Để nhận được quyết định sáp nhập, chia tách trường trung cấp chuyên nghiệp thì các trường trung cấp chuyên nghiệp nộp hồ sơ đề nghị sáp nhập, chia tách đến cơ quan chuyên môn tiếp nhận và thẩm tra trước khi trình người có thẩm quyền, đồng thời đáp ứng đầy đủ các điều kiện quy định tại Điều 18 Luật Giáo dục nghề nghiệp 2014 và Điều 10 Nghị định 143/2016/NĐ-CP ( được sửa đổi, bổ sung bởi Điều 5 Nghị định 140/2018/NĐ-CP) và Quyết định 698/QĐ-BGDĐT năm 2016.
Chi tiết trình tự, hồ sơ, mẫu đơn xem tại đây:
Sáp nhập, chia tách trường trung cấp chuyên nghiệp