27. Mở khóa đào tạo bồi dưỡng nghiệp vụ và cấp Giấy chứng nhận khả năng chuyên môn sỹ quan, thuyền trưởng, máy trưởng
Để được cấp Giấy chứng nhận khả năng chuyên môn thì sỹ quan, thuyền trưởng và máy trưởng cần phải tham gia chương trình đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ. Sau đây, Dữ Liệu Pháp Lý sẽ cụ thể thủ tục mở khóa đào tạo bồi dưỡng nghiệp vụ và cấp Giấy chứng nhận khả năng chuyên môn sỹ quan, thuyền trưởng, máy trưởng theo Nghị định 142/2017/NĐ-CP, Thông tư 03/2020/TT-BGTVT.
1. Một số khái niệm liên quan.
Căn cứ theo quy định tại Điều 3 Thông tư 03/2020/TT-BGTVT, các từ dưới đây được hiểu như sau:
Bộ luật STCW là Bộ luật kèm theo Công ước về tiêu chuẩn huấn luyện, cấp chứng chỉ và trực ca cho thuyền viên năm 1978 và các sửa đổi.
Thuyền trưởng là người có quyền chỉ huy cao nhất ở trên tàu.(khoản 3 Điều 3 Thông tư 03/2020/TT-BGTVT).
Sỹ quan là một thành viên trong thuyền bộ nhưng không phải thuyền trưởng, có đủ điều kiện, tiêu chuẩn đảm nhiệm chức danh trên tàu. (khoản 4 Điều 3 Thông tư 03/2020/TT-BGTVT).
Đại phó là sỹ quan boong kế cận thuyền trưởng và là người chỉ huy tàu trong trường hợp thuyền trưởng không còn đủ khả năng chỉ huy tàu. (khoản 5 Điều 3 Thông tư 03/2020/TT-BGTVT).
Sĩ quan boong là sỹ quan có trình độ nghiệp vụ chuyên môn theo quy định tại Chương II của Công ước STCW. (khoản 6 Điều 3 Thông tư 03/2020/TT-BGTVT).
Công ước STCW là Công ước quốc tế về tiêu chuẩn huấn luyện, cấp chứng chỉ và trực ca cho thuyền viên năm 1978 và các sửa đổi (Công ước STCW). (khoản 1 Điều 3 Thông tư 03/2020/TT-BGTVT).
Máy trưởng là sỹ quan máy cao nhất chịu trách nhiệm về hệ động lực của tàu; vận hành, bảo dưỡng các thiết bị điện và cơ khí của tàu. (khoản 9 Điều 3 Thông tư 03/2020/TT-BGTVT).
Sỹ quan an ninh tàu biển là người làm việc trên tàu chịu trách nhiệm trước thuyền trưởng, được công ty bổ nhiệm chịu trách nhiệm đảm bảo an ninh cho tàu bao gồm cả việc thực hiện và duy trì kế hoạch an ninh tàu; liên lạc với sỹ quan an ninh của công ty và sỹ quan an ninh cảng.( khoản 17 Điều 3 Thông tư 03/2020/TT-BGTVT).
Giấy chứng nhận khả năng chuyên môn (sau đây viết tắt là GCNKNCM) là chứng chỉ được cấp cho thuyền viên theo quy định của Công ước STCW. (khoản 33 Điều 3 Thông tư 03/2020/TT-BGTVT).
2. Tiêu chuẩn chuyển môn của thuyền viên.
2.1 Tiêu chuẩn chuyên môn của thuyền trưởng, đại phó tàu.
Tiêu chuẩn chuyên môn của thuyền trưởng, đại phó tàu từ 500 GT trở lên: Căn cứ theo quy định tại Điều 4 Thông tư 03/2020/TT-BGTVT thì thuyền trưởng, đại phó tàu từ 500 GT trở lên phải đáp ứng các tiêu chuẩn chuyên môn quy định tại các Mục A-II/1, A-II/2, A-IV/2 và A-VIII/2 của Bộ luật STCW về các chức năng sau đây:
– Hàng hải theo mức quản lý.
– Kỹ thuật làm hàng và sắp xếp hàng hóa theo mức quản lý.
– Kiểm soát hoạt động của tàu và chăm sóc người trên tàu theo mức quản lý.
– Thông tin liên lạc theo mức vận hành.
Tiêu chuẩn chuyên môn của thuyền trưởng, đại phó tàu dưới 500 GT hành trình không gần bờ: Căn cứ theo quy định tại Điều 5 Thông tư 03/2020/TT-BGTVT thì thuyền trưởng, đại phó tàu dưới 500 GT hành trình không gần bờ phải có GCNKNCM của tàu từ 500 GT đến dưới 3000 GT.
Tiêu chuẩn chuyên môn của thuyền trưởng, đại phó tàu dưới 500 GT hành trình gần bờ: Căn cứ theo quy định tại Điều 6 Thông tư 03/2020/TT-BGTVT thì thuyền trưởng, đại phó tàu dưới 500 GT hành trình gần bờ phải đáp ứng các tiêu chuẩn chuyên môn quy định tại các Mục A-II/3, A-IV/2 và A-VIII/2 của Bộ luật STCW về các chức năng sau đây:
– Hàng hải theo mức quản lý.
– Kỹ thuật làm hàng và sắp xếp hàng hóa theo mức quản lý.
– Kiểm soát hoạt động của tàu và chăm sóc người trên tàu theo mức quản lý.
– Thông tin liên lạc theo mức vận hành.
2.2 Tiêu chuẩn chuyên môn của sỹ quan.
Tiêu chuẩn chuyên môn của sỹ quan boong tàu từ 500 GT trở lên: Căn cứ theo quy định tại Điều 7 Thông tư 03/2020/TT-BGTVT thì sỹ quan boong tàu từ 500 GT trở lên phải đáp ứng các tiêu chuẩn chuyên môn quy định tại các Mục A-II/1, A-IV/2 và A-VIII/2 của Bộ luật STCW về các chức năng sau đây:
– Hàng hải theo mức vận hành.
– Kỹ thuật làm hàng và sắp xếp hàng hóa theo mức vận hành.
– Kiểm soát hoạt động của tàu và chăm sóc người trên tàu theo mức vận hành.
– Thông tin liên lạc theo mức vận hành.
Tiêu chuẩn chuyên môn của sỹ quan boong tàu dưới 500 GT hành trình không gần bờ: Căn cứ theo quy định tại Điều 8 Thông tư 03/2020/TT-BGTVT thì sỹ quan boong tàu dưới 500 GT hành trình không gần bờ phải có GCNKNCM của sỹ quan boong tàu từ 500 GT trở lên.
Tiêu chuẩn chuyên môn của sỹ quan boong tàu dưới 500 GT hành trình gần bờ: Căn cứ theo quy định tại Điều 9 Thông tư 03/2020/TT-BGTVT thì sỹ quan boong tàu dưới 500 GT hành trình gần bờ phải đáp ứng các tiêu chuẩn chuyên môn quy định tại các Mục A-II/3, A-IV/2 và A-VIII/2 của Bộ luật STCW về các chức năng sau đây:
– Hàng hải theo mức vận hành.
– Kỹ thuật làm hàng và sắp xếp hàng hóa theo mức vận hành.
– Kiểm soát hoạt động của tàu và chăm sóc người trên tàu theo mức vận hành.
– Thông tin liên lạc theo mức vận hành.
Tiêu chuẩn chuyên môn của sỹ quan máy tàu có tổng công suất máy chính từ 750 kW trở lên: Căn cứ theo quy định tại Điều 13 Thông tư 03/2020/TT-BGTVT thì sỹ quan máy tàu có tổng công suất máy chính từ 750 kW trở lên phải đáp ứng các tiêu chuẩn chuyên môn quy định tại Mục A-III/1 và Mục A-VIII/2 của Bộ luật STCW về các chức năng sau đây:
– Kỹ thuật máy tàu biển theo mức vận hành.
– Kỹ thuật điện, điện tử và điều khiển máy theo mức vận hành.
– Bảo dưỡng và sửa chữa theo mức vận hành.
– Kiểm soát hoạt động của tàu và chăm sóc người trên tàu theo mức vận hành.
Tiêu chuẩn chuyên môn của sỹ quan máy tàu có tổng công suất máy chính dưới 750 kW: Căn cứ theo quy định tại Điều 14 Thông tư 03/2020/TT-BGTVT thì sỹ quan máy tàu có tổng công suất máy chính dưới 750 kW phải đáp ứng các tiêu chuẩn chuyên môn theo chương trình đào tạo do Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quy định về các chức năng sau đây:
– Kỹ thuật máy tàu biển theo mức vận hành.
– Kỹ thuật điện, điện tử và điều khiển máy theo mức vận hành.
– Bảo dưỡng và sửa chữa theo mức vận hành.
– Kiểm soát hoạt động của tàu và chăm sóc người trên tàu theo mức vận hành. Điều 15. Tiêu chuẩn chuyên môn của thợ máy trực ca.
Tiêu chuẩn chuyên môn của sỹ quan kỹ thuật điện: Căn cứ theo quy định tại Điều 16 Thông tư 03/2020/TT-BGTVT thì sỹ quan kỹ thuật điện phải đáp ứng các tiêu chuẩn chuyên môn quy định tại Mục A-III/6 của Bộ luật STCW quy định về các chức năng sau đây:
– Kỹ thuật điện, điện tử và điều khiển theo mức vận hành.
– Bảo dưỡng và sửa chữa theo mức vận hành.
– Kiểm soát hoạt động của tàu và chăm sóc người trên tàu theo mức vận hành.
2.3 Tiêu chuẩn chuyên môn của máy trưởng, máy hai tàu.
Tiêu chuẩn chuyên môn của máy trưởng, máy hai tàu có tổng công suất máy chính từ 750 kW trở lên: Căn cứ theo quy định tại Điều 11 Thông tư 03/2020/TT-BGTVT thì máy trưởng, máy hai tàu có tổng công suất máy chính từ 750 kW trở lên phải đáp ứng các tiêu chuẩn chuyên môn quy định tại các Mục A-III/1, A-III/2 và A-VIII/2 của Bộ luật STCW về các chức năng sau đây:
– Kỹ thuật máy tàu biển theo mức quản lý.
– Kỹ thuật điện, điện tử và điều khiển máy theo mức quản lý.
– Bảo dưỡng và sửa chữa theo mức quản lý.
– Kiểm soát hoạt động của tàu và chăm sóc người trên tàu theo mức quản lý.
Tiêu chuẩn chuyên môn của máy trưởng, máy hai tàu có tổng công suất máy chính dưới 750 kW: Căn cứ theo quy định tại Điều 12 Thông tư 03/2020/TT-BGTVT thì máy trưởng, máy hai tàu có tổng công suất máy chính dưới 750 kW phải đáp ứng các tiêu chuẩn chuyên môn theo chương trình đào tạo do Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quy định về các chức năng sau đây:
– Kỹ thuật máy tàu biển theo mức quản lý.
– Kỹ thuật điện, điện tử và điều khiển máy theo mức quản lý.
– Bảo dưỡng và sửa chữa theo mức quản lý.
– Kiểm soát hoạt động của tàu và chăm sóc người trên tàu theo mức quản lý.
3. Giấy chứng nhận khả năng chuyên môn.
Giấy chứng nhận khả năng chuyên môn do Cục Hàng hải Việt Nam hoặc Chi cục hàng hải hoặc Cảng vụ hàng hải được Cục Hàng hải Việt Nam ủy quyền cấp cho thuyên viên để đảm nhiệm các chức danh theo quy định của Thông tư 03/2020/TT-BGTVT, các quy định khác có liên quan của pháp luật Việt Nam và phù hợp với quy định của Công ước STCW. (Khoản 1 Điều 19 Thông tư 03/2020/TT-BGTVT).
Lưu ý: Thì có giá trị sử dụng là 05 năm kể từ ngày cấp, trường hợp tuổi lao động của thuyền viên không còn đủ 05 năm thì thời hạn sử dụng của Giấy chứng nhận khả năng chuyên môn tương ứng với tuổi lao động còn lại của thuyền viên theo quy định của pháp luật về lao động.( Khoản 2 Điều 19 Thông tư 03/2020/TT-BGTVT)
4. Điều kiện cấp Giấy chứng nhận khả năng chuyên môn.
Để được cấp Giấy chứng nhận khả năng chuyên môn cần đáp ứng những điều kiện chung theo quy định tại Điều 23 Thông tư 03/2020/TT-BGTVT như sau:
– Có đủ độ tuổi lao động và tiêu chuẩn sức khoẻ theo quy định.
– Tốt nghiệp:
+ Chuyên ngành điều khiển tàu biển, khai thác máy tàu biển hoặc kỹ thuật điện tàu biển theo chương trình đào tạo phù hợp với quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo hoặc Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội;
+ Các chuyên ngành quy định tại điểm a khoản này tại các cơ sở đào tạo nước ngoài được Bộ Giáo dục và Đào tạo công nhận;
+ Chương trình đào tạo sỹ quan hàng hải theo quy định của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải.
– Các trường hợp sau đây phải bổ túc những môn chưa học hoặc học chưa đủ.
+ Tốt nghiệp chuyên ngành cùng nhóm ngành quy định tại khoản 2 Điều này tại các trường không đào tạo chuyên ngành hàng hải;
+ Tốt nghiệp chuyên ngành sửa chữa máy tàu biển tại các trường đào tạo chuyên ngành hàng hải;
+ Tốt nghiệp chuyên ngành điều khiển phương tiện thủy nội địa, máy phương tiện thủy nội địa hoặc kỹ thuật điện phương tiện thủy nội địa tại các trường đào tạo chuyên ngành đường thủy nội địa.
– Có đủ điều kiện về chuyên môn và thời gian đảm nhiệm chức danh tương ứng với từng chức danh quy định tại các Điều 24, 25, 26, 27, 28, 29, 30, 31, 32, 33, 34, 35, 36, 37, 38, 39, 40, 41 và 42 của Thông tư 03/2020/TT-BGTVT.
Lưu ý: Căn cứ theo Điều 40 Thông tư 03/2020/TT-BGTVT thì điều kiện cấp giấy chứng nhận khả năng chuyên môn cho công dân Việt Nam đã có giấy chứng nhận khả năng chuyên môn do cơ quan có thẩm quyền nước ngoài cấp được quy định như sau:
– Tốt nghiệp chuyên ngành điều khiển tàu biển, khai thác máy tàu biển hoặc kỹ thuật điện tàu biển trình độ trung cấp trở lên tại các cơ sở giáo dục chuyên ngành hàng hải nước ngoài và văn bằng tốt nghiệp đó được công nhận theo quy định Bộ Giáo dục và Đào tạo của Việt Nam.
– Có giấy chứng nhận khả năng chuyên môn được cơ quan có thẩm quyền của quốc gia, vùng lãnh thổ đã được Việt Nam thỏa thuận về việc công nhận chứng chỉ chuyên môn cấp.
5. Chương trình đào tạo, huấn luyện thuyền viên
Chương trình đào tạo, huấn luyện thuyền viên hàng hải theo Điều 23 Thông tư 03/2020/TT-BGTVT bao gồm:
– Chương trình đào tạo, huấn luyện nghiệp vụ chuyên môn để cấp giấy chứng nhận khả năng chuyên môn;
– Chương trình đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ để cấp giấy chứng nhận khả năng chuyên môn.
Căn cứ quy định tiêu chuẩn chuyên môn, chứng chỉ chuyên môn của thuyền viên tại Chương II, Chương III của Thông tư 03/2020/TT-BGTVT và Chương trình mẫu của Tổ chức Hàng hải Quốc tế (IMO Model Course), các cơ sở đào tạo, huấn luyện xây dựng Chương trình đào tạo, huấn luyện trình Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải ban hành.
Căn cứ chương trình đào tạo, huấn luyện đã được ban hành, các cơ sở đào tạo, huấn luyện xây dựng, phê duyệt chương trình chi tiết, giáo trình, tài liệu giảng dạy.
6. Xử phạt vi phạm hành chính
Xử phạt hành chính liên quan đến thủ tục mở đào tạo bồi dưỡng nghiệp vụ căn cứ theo quy định tại Điều 56 Nghị định 142/2017/NĐ-CP như sau:
Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi không tiếp nhận và tạo điều kiện thuận lợi cho học viên thực tập trên tàu biển theo quy định.
Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với mỗi hành vi vi phạm sau:
– Không thực hiện đúng quy chế tuyển sinh;
– không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ nội dung, chương đào tạo, huấn luyện theo khung chương trình được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt theo quy định;
– Tài liệu giảng dạy, hướng dẫn thực hành không đúng quy định;
– Thiếu một trong những trang, thiết bị phục vụ huấn luyện, đào tạo theo quy định hoặc trang, thiết bị không bảo đảm quy chuẩn kỹ thuật;
– Không thực hiện đúng quy chế thi, kiểm tra đối với học viên;
– Tổ chức đào tạo tại địa điểm không được cơ quan có thẩm quyền chấp thuận.
Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với mỗi hành vi vi phạm sau:
– Thiếu 01 giảng viên hoặc huấn luyện viên hoặc giảng viên, huấn luyện viên không có Giấy chứng nhận huấn luyện viên chính hoặc chứng chỉ tương đương theo quy định;
– Tỷ lệ học viên/giảng viên, huấn luyện viên vượt quá quy định cho phép đến 20%.
Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm sau:
– Thiếu từ 02 giảng viên hoặc huấn luyện viên hoặc giảng viên, huấn luyện viên không có Giấy chứng nhận huấn luyện viên chính hoặc chứng chỉ tương đương trở lên theo quy định;
– Tỷ lệ học viên/giảng viên, huấn luyện viên vượt quá quy định cho phép trên 20%.
Kết luận: Để được cấp Giấy chứng nhận khả năng chuyên môn thì sỹ quan, thuyền trưởng và máy trưởng cần phải tham gia chương trình đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ. Khi thực hiện thủ tục mở khóa đào tạo bồi dưỡng nghiệp vụ và cấp Giấy chứng nhận khả năng chuyên môn sỹ quan, thuyền trưởng, máy trưởng, cần phải tuân thủ theo quy định tại Nghị định 142/2017/NĐ-CP, Thông tư 03/2020/TT-BGTVT.
Chi tiết trình tự, hồ sơ, mẫu đơn thực hiện xem tại đây:
Thủ tục mở khóa đào tạo bồi dưỡng nghiệp vụ và cấp Giấy chứng nhận khả năng chuyên môn sỹ quan, thuyền trưởng, máy trưởng