7. Cấp Giấy phép nhập khẩu tàu biển đã qua sử dụng để phá dỡ
Trong quá trình triển khai thực hiện do gặp một số vấn đề mà buộc phải phá dỡ tàu biển đã qua sử dụng sau khi nhập khẩu. Tuy nhiên để thực hiện thì trước đó các tổ chức phải thông qua thủ tục cấp giấy phép nhập khẩu tàu biển đã qua sử dụng để phá vỡ. Sau đây, Dữ Liệu Pháp Lý sẽ cụ thể hóa vấn đề này theo quy định tại Bộ luật hàng hải 2015, Nghị định 121/2014/NĐ-CP, Nghị định 147/2017/NĐ-CP, Nghị định 82/2019/NĐ-CP và Quyết định 2304/QĐ-BGTVT như sau:
1. Một số khái niệm
Phá dỡ tàu biển là hoạt động tháo dỡ toàn bộ cấu trúc tàu biển tại cơ sở phá dỡ tàu biển (khoản 1 Điều 3 Nghị định 82/2019/NĐ-CP).
Cơ sở phá dỡ tàu biển là khu vực chuyên dụng để phá dỡ tàu biển (khoản 2 Điều 3 Nghị định 82/2019/NĐ-CP).
Phương án phá dỡ tàu biển là kế hoạch do chủ cơ sở phá dỡ tàu biển lập để thực hiện việc phá dỡ đối với từng tàu biển (khoản 3 Điều 3 Nghị định 82/2019/NĐ-CP).
Tàu biển là phương tiện nổi di động chuyên dùng hoạt động trên biển. Tàu biển quy định trong Bộ luật này không bao gồm tàu quân sự, tàu công vụ, tàu cá, phương tiện thủy nội địa, tàu ngầm, tàu lặn, thủy phi cơ, kho chứa nổi, giàn di động, ụ nổi (Điều 13 Bộ luật hàng hải 2015).
Theo quy định tại Điều 48 Bộ luật hàng hải 2015, Cơ sở phá dỡ tàu biển là doanh nghiệp được thành lập theo quy định của pháp luật và phải bảo đảm điều kiện sau đây:
– Được xây dựng và hoạt động theo quy hoạch đã được phê duyệt.
– Có cơ sở vật chất, trang thiết bị kỹ thuật bảo đảm cho việc phá dỡ tàu biển.
– Hoàn thành các yêu cầu về đánh giá tác động môi trường trong hoạt động phá dỡ tàu biển theo quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường.
Lưu ý
Điều 47 Bộ luật hàng hải 2015 quy định việc phá dỡ tàu biển phải bảo đảm quốc phòng, an ninh, an toàn hàng hải, an ninh hàng hải, an toàn lao động, phòng chống cháy, nổ, bảo vệ sức khỏe con người và môi trường. Việc phá dỡ tàu biển chỉ được thực hiện tại cơ sở phá dỡ tàu biển đã được phép hoạt động theo quy định. Tàu biển phá dỡ không trong tình trạng thế chấp hoặc khiếu nại hàng hải.
2. Cấp giấy phép nhập khẩu tàu biển đã qua sử dụng để phá vỡ
Điều kiện nhập khẩu tàu biển đã qua sử dụng để phá vỡ theo quy định tại Điều 16 Nghị định 82/2019/NĐ-CP phải đáp ứng:
– Doanh nghiệp nhập khẩu tàu biển :
+ Là doanh nghiệp Việt Nam do tổ chức, cá nhân Việt Nam nắm giữ 100% vốn điều lệ;
+ Là người sở hữu hoặc người quản lý, khai thác cơ sở phá dỡ tàu biển đã được đưa vào hoạt động theo quy định của pháp luật
– Tàu biển đã qua sử dụng được nhập khẩu:
+ Thuộc một trong các trường hợp quy định tại Điều 5 Nghị định này:
- Tàu chở hàng khô, gồm: Hàng tổng hợp, hàng rời, hàng thiết bị, gỗ dăm, gỗ cây, ngũ cốc, hàng đóng bao, hàng sắt thép.
- Tàu container
- Tàu chở quặng
- Tàu chở hàng lỏng, gồm: Dầu thô, dầu sản phẩm, dầu thực vật.
- Tàu chở gas, khí hóa lỏng
- Tàu Ro-Ro, tàu khách, sà lan biển, phà biển.
+ Chủ tàu có văn bản xác nhận và chịu trách nhiệm về việc cam kết tàu biển không trong tình trạng thế chấp hoặc khiếu nại hàng hải;
+ Không được hoán cải, nâng cấp, chuyển đổi mục đích sử dụng và không được chuyển nhượng, mua, bán lại.
Khi doanh nghiệp khi làm thủ tục nhập khẩu tàu biển đã qua sử dụng để phá dỡ phải nộp cho cơ quan hải quan khu vực 01 bộ hồ sơ trong đó phải bao gồm giấy phép nhập khẩu tàu biển đã qua sử dụng để phá dỡ. Để được cấp loại giấy phép này, doanh nghiệp phải tiến hành thủ tục theo quy định tại Điều 19 Nghị định 82/2019/NĐ-CP.
3. Xử lý vi phạm
Việc thực hiện nhập khẩu tàu biển đã qua sử dụng để phá dỡ mà không có giấy phép thì doanh nghiệp có thể bị xử lý theo quy định tại điểm d khoản 2 Điều 51 Nghị định 142/2017/NĐ-CP. Theo đó phành vi hạt tiền từ 60.000.000 đồng đến 80.000.000 đồng đối với thực hiện phá dỡ tàu thuyền khi chưa được phép của cơ quan có thẩm quyền. Ngoài ra còn bị áp dụng hình thức xử phạt bổ sung là đình chỉ hoạt động kinh doanh có thời hạn từ 03 tháng đến 06 tháng đối với cơ sở có hành vi vi phạm.
Kết luận: Thủ tục cấp giấy phép nhập khẩu tàu biển đã qua sử dụng để phá dỡ phải được tiến hành theo quy định tại Bộ luật hàng hải 2015, Nghị định 121/2014/NĐ-CP, Nghị định 147/2017/NĐ-CP, Nghị định 82/2019/NĐ-CP và Quyết định 2304/QĐ-BGTVT.
Chi tiết trình tự thủ tục, hồ sơ, mẫu đơn xem tại đây: