50. Phê chuẩn tổ chức chế tạo sản phẩm, phụ tùng, thiết bị tàu bay

Posted on

Để có thể được Phê chuẩn tổ chức chế tạo sản phẩm, phụ tùng, thiết bị tàu bay, cá nhân, tổ chức phải thực hiện gửi hồ sơ đề nghị đến cơ quan có thẩm quyền. Sau đây, Dữ Liệu Pháp Lý sẽ cụ thể nội dung này theo Luật Hàng không dân dụng Việt Nam 2006 sửa đổi, bổ sung năm 2014, Thông tư 01/2011/TT-BGTVT, Thông tư 56/2018/TT-BGTVT

1. Điều kiện

Mọi tổ chức, cá nhân có quyền hợp pháp có thể nộp đơn đề nghị phê chuẩn tổ chức chế tạo trực tiếp hoặc qua đường bưu điện đến Cục Hàng không Việt Nam theo quy định của Chương này, người làm đơn phải: (theo Điều 21.163 Chương G phần 21 Bộ quy chế An toàn hàng không dân dụng lĩnh vực tàu bay và khai thác tàu bay)

– Chứng minh rằng, đối với một phạm vi công việc xác định, phê chuẩn tổ chức chế tạo theo quy định của Chương này phù hợp với mục đích chứng minh sự phù hợp với một thiết kế cụ thể;

– Đang có hoặc đã nộp đơn đề nghị phê chuẩn cho thiết kế cụ thể đó;

– Đảm bảo phối hợp chặt chẽ giữa chế tạo và thiết kế thông qua thỏa thuận thích hợp với người đang đề nghị, hoặc chủ sở hữu của phê chuẩn của thiết kế cụ thể đó.

Cục HKVN phê chuẩn tổ chức chế tạo nếu tổ chức chế tạo chứng minh việc tuân thủ với các yêu cầu của chương này. (theo Điều 21.170 Chương G phần 21 Bộ quy chế An toàn hàng không dân dụng lĩnh vực tàu bay và khai thác tàu bay)

2. Phê chuẩn tổ chức chế tạo sản phẩm, phụ tùng, thiết bị tàu bay

2.1. Phạm vi phê chuẩn (theo Điều 21.187 Chương G phần 21 Bộ quy chế An toàn hàng không dân dụng lĩnh vực tàu bay và khai thác tàu bay)

Phê chuẩn tổ chức chế tạo phải nêu rõ phạm vi công việc, các sản phẩm hoặc các chủng loại phụ tùng, thiết bị mà tổ chức chế tạo được phép áp dụng các quyền hạn quy định tại Điều 21.163

2.2. Các yêu cầu đối với phê chuẩn (theo Điều 21.177 Chương G phần 21 Bộ quy chế An toàn hàng không dân dụng lĩnh vực tàu bay và khai thác tàu bay)

Tổ chức chế tạo phải chứng minh rằng:

– Đối với các yêu cầu về cơ sở nhà xưởng, điều kiện làm việc, thiết bị và dụng cụ, các quy trình chế tạo và vật liệu, số lượng và năng lực của đội ngũ nhân viên và tổ chức phải đầy đủ để thực hiện các nghĩa vụ theo quy định tại Điều 21.203.

– Đối với các tham số về tiêu chuẩn đủ điều kiện bay, tiếng ồn, thông thoáng nhiên liệu, khí thải:

+ Tổ chức chế tạo sẽ nhận các tham số này từ Cục HKVN và từ chủ sở hữu (hoặc người đang đề nghị) phê chuẩn loại, phê chuẩn loại hạn chế hoặc phê chuẩn thiết kế để xác định việc tuân thủ với các số liệu thiết kế áp dụng;

+ Tổ chức chế tạo phải thiết lập quy trình đảm bảo các tham số đã được đưa vào tài liệu sản xuất của tổ chức một cách chính xác;

+ Các tham số này phải được cập nhật và sẵn sàng cung cấp cho tất cả cán bộ, nhân viên trong quá trình thực hiện nhiệm vụ được phân công.

– Đối với hệ thống quản lí và các nhân viên:

+ Giám đốc được chỉ định phải chịu trách nhiệm trước Cục HKVN. Trách nhiệm của Giám đốc đối với tổ chức là phải đảm bảo quá trình chế tạo được thực hiện theo đúng các tiêu chuẩn quy định và tổ chức chế tạo luôn tuân thủ với các số liệu và quy trình nêu trong Giải trình tổ chức chế tạo theo quy định tại Điều 21.175;

+ Người được tổ chức chế tạo đề cử nhằm đảm bảo sự tuân thủ của tổ chức với các yêu cầu của Phần này, và phạm vi quyền hạn của họ. Những người này chịu trách nhiệm trực tiếp trước Giám đốc. Những người này phải được đào tạo cơ bản, có kiến thức và kinh nghiệm phù hợp;

+ Nhân viên ở các mức phải được phân quyền hạn thích hợp để có thể thực hiện các trách nhiệm được phân công và phải có sự phối hợp đầy đủ và hiệu quả giữa các bộ phận trong tổ chức chế tạo đối với các vấn đề liên quan tới tham số tiêu chuẩn đủ điều kiện bay, tiếng ồn, thông thoáng nhiên liệu và khí thải.

– Đối với đội ngũ nhân viên ký cho phép xuất xưởng được tổ chức chế tạo ủy quyền cho kí các tài liệu ban hành theo quy định tại Điều 21.200 trong phạm vi nội dung cho phép của phê chuẩn:

+ Kiến thức, trình độ (bao gồm cả các chức năng khác trong tổ chức), và kinh nghiệm của các nhân viên ký cho phép xuất xưởng phải phù hợp để thực hiện tốt các trách nhiệm được phân công;

+ Tổ chức chế tạo phải lưu trữ hồ sơ của tất cả các nhân viên ký cho phép xuất xưởng bao gồm cả phạm vi công việc cụ thể mà họ được uỷ quyền;

+ Các nhân viên ký cho phép xuất xưởng phải có bằng chứng về phạm vi các công việc họ được phép thực hiện.

2.3. Thời hạn và hiệu lực (theo Điều 21.197 Chương J phần 21 Bộ quy chế An toàn hàng không dân dụng lĩnh vực tàu bay và khai thác tàu bay)   

– Phê chuẩn tổ chức chế tạo có thời hạn hiệu lực tối đa là 1 năm và duy trì hiệu lực trừ một trong các trường hợp sau:

+ Tổ chức chế tạo không thể chứng minh được sự tuân thủ với các tiêu chuẩn áp dụng của chương này;

+ Cục HKVN bị chủ thể Giấy chứng nhận tổ chức chế tạo, các đối tác hoặc các nhà thầu phụ cản trở trong việc thực hiện đánh giá theo quy định tại 21.193;

+ Khi có bằng chứng chứng minh tổ chức chế tạo không có khả năng duy trì kiểm soát một cách đầy đủ công việc chế tạo sản phẩm, thiết bị hoặc phụ tùng theo quy định trong phê chuẩn;

+ Tổ chức chế tạo không đáp ứng các yêu cầu quy định tại Điều 21.163;

+ Giấy chứng nhận được hoàn trả hoặc bị thu hồi. Ghi chú: Xem Phụ lục 1 Điều 21.197 quy định chi tiết thủ tục gia hạn, sửa đổi phê chuẩn tổ chức thiết kế, chế tạo sản phẩm, thiết bị, phụ tùng tàu bay.

– Trong trường hợp được trả lại hoặc bị thu hồi, phê chuẩn phải được gửi trả lại Cục HKVN.

Kết luận: Người thực hiện đăng ký Phê chuẩn tổ chức chế tạo sản phẩm, phụ tùng, thiết bị tàu bay cần tuân thủ quy định của Thông tư 01/2011/TT-BGTVT.

Chi tiết trình tự, hồ sơ, mẫu đơn thực hiện xem tại đây:

Phê chuẩn tổ chức chế tạo sản phẩm, phụ tùng, thiết bị tàu bay