70. Sửa đổi, bổ sung chương trình an ninh, quy chế an ninh hàng không

Posted on

Chương trình, quy chế an ninh hàng không chưa đáp ứng đầy đủ các quy định của luật cần được sửa đổi, bổ sung theo quy định. Sau đây, Dữ Liệu Pháp Lý sẽ cụ thể hóa các quy định tại Luật Hàng không dân dụng Việt Nam 2006, Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Hàng không dân dụng Việt Nam 2014, Nghị định số 92/2015/NĐ-CP, Thông tư số 13/2019/TT-BGTVT.

1. Khái niệm

Chương trình, quy chế an ninh hàng không bao gồm:

– Chương trình an ninh hàng không Việt Nam;

– Chương trình đào tạo, huấn luyện an ninh hàng không Việt Nam;

– Chương trình kiểm soát chất lượng an ninh hàng không Việt Nam;

– Chương trình an ninh hàng không của người khai thác cảng hàng không, sân bay;

– Chương trình an ninh hàng không của hãng hàng không;

– Chương trình đào tạo, huấn luyện an ninh hàng không của cơ sở đào tạo, huấn luyện nhân viên hàng không;

– Quy chế an ninh hàng không của cơ sở cung cấp dịch vụ không lưu; cơ sở sản xuất, bảo dưỡng, sửa chữa tàu bay, thiết bị tàu bay; cơ sở cung cấp dịch vụ hàng không tại cảng hàng không, sân bay; cơ sở xử lý hàng hóa, bưu gửi để đưa lên tàu bay (khoản 36 Điều 1 Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Hàng không dân dụng Việt Nam 2014).

2. Chương trình an ninh hàng không, quy chế an ninh hàng không

Theo Điều 4 Thông tư 13/2019/TT-BGTVT:

Người khai thác cảng hàng không, sân bay chủ trì, phối hợp với Cảng vụ hàng không và các cơ quan, đơn vị liên quan tại cảng hàng không, sân bay xây dựng chương trình an ninh hàng không trình Cục Hàng không Việt Nam phê duyệt; cung cấp phần phù hợp của chương trình an ninh hàng không theo danh mục trong chương trình an ninh hàng không đã được phê duyệt.

Người khai thác sân bay chuyên dùng xây dựng chương trình an ninh hàng không trình Cục Hàng không Việt Nam phê duyệt; cung cấp phần phù hợp của chương trình an ninh hàng không theo danh mục trong chương trình an ninh hàng không đã được phê duyệt.

Hãng hàng không Việt Nam xây dựng chương trình an ninh hàng không; đơn vị cung cấp dịch vụ bảo đảm an ninh hàng không; doanh nghiệp cung cấp dịch vụ không lưu; doanh nghiệp sản xuất, bảo dưỡng, sửa chữa tàu bay, thiết bị tàu bay; cơ sở cung cấp dịch vụ hàng không tại cảng hàng không, sân bay; cơ sở xử lý hàng hóa, bưu gửi để đưa lên tàu bay xây dựng quy chế an ninh hàng không trình Cục Hàng không Việt Nam phê duyệt theo quy định; cung cấp phần phù hợp của chương trình an ninh hàng không, quy chế an ninh hàng không theo danh mục trong chương trình an ninh hàng không, quy chế an ninh hàng không đã được phê duyệt.

Hãng hàng không nước ngoài thực hiện vận chuyển thường lệ đến và đi từ Việt Nam phải trình chương trình an ninh hàng không dân dụng đối với hoạt động của hãng tại Việt Nam để Cục Hàng không Việt Nam chấp thuận theo quy định; cung cấp phần phù hợp của chương trình an ninh hàng không cho Cảng vụ hàng không, người khai thác cảng hàng không, sân bay và bộ phận kiểm soát an ninh hàng không tại cảng hàng không, sân bay mà hãng có đường bay thường lệ.

Lưu ý:

– Chương trình, quy chế an ninh hàng không của các đơn vị, doanh nghiệp hàng không nêu trên quy định chi tiết trách nhiệm của tập thể, cá nhân liên quan trong công tác bảo đảm an ninh hàng không, quy trình, thủ tục, biện pháp bảo đảm an ninh hàng không được quy định tại Thông tư này. Nội dung trong chương trình, quy chế an ninh hàng không của các hãng hàng không, người khai thác tàu bay Việt Nam, doanh nghiệp cung cấp dịch vụ không lưu, đơn vị cung cấp dịch vụ bảo đảm an ninh hàng không và doanh nghiệp cung cấp dịch vụ hàng không liên quan đến hoạt động tại cảng hàng không phải đúng quy định của pháp luật và phù hợp với chương trình an ninh hàng không, kế hoạch khẩn nguy của người khai thác cảng hàng không, sân bay.

– Nội dung chương trình an ninh, quy chế an ninh hàng không của các đơn vị, doanh nghiệp nêu trên phải được xây dựng theo đề cương quy định tại các Phụ lục I, II, III, IV và V ban hành kèm theo Thông tư này.

Theo Điều 6 Thông tư này:

– Đơn vị, doanh nghiệp có chương trình, quy chế an ninh hàng không phải tổ chức rà soát, đánh giá thường xuyên chương trình, quy chế an ninh hàng không để kịp thời sửa đổi, bổ sung nếu cần thiết.

– Chương trình an ninh, quy chế an ninh hàng không phải được kịp thời sửa đổi, bổ sung khi không còn phù hợp với quy định hiện hành hoặc không đáp ứng yêu cầu trong quá trình triển khai, thực hiện.

Kết luận: Việc thực hiện thủ tục sửa đổi, bổ sung chương trình an ninh, quy chế an ninh hàng không ta cần tuân thủ các quy định tại Luật Hàng không dân dụng Việt Nam 2006, Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Hàng không dân dụng Việt Nam 2014, Thông tư số 13/2019/TT-BGTVT.

Chi tiết trình tự, hồ sơ, mẫu đơn thực hiện xem tại đây:

Sửa đổi, bổ sung chương trình an ninh, quy chế an ninh hàng không