1. Cấp giấy phép cho các cơ sở thiết kế, sản xuất, sửa chữa, bảo dưỡng tàu bay, động cơ tàu bay, cánh quạt tàu bay và các trang bị, thiết bị của tàu bay không người lái, phương tiện bay siêu nhẹ
Cơ quan có thẩm quyền tiến hành xem xét và Cấp giấy phép cho các cơ sở thiết kế, sản xuất, sửa chữa, bảo dưỡng tàu bay, động cơ tàu bay, cánh quạt tàu bay và các trang bị, thiết bị của tàu bay không người lái, phương tiện bay siêu nhẹ khi có đơn yêu cầu. Sau đây, Dữ Liệu Pháp Lý sẽ cụ thể nội dung này theo Luật Hàng không dân dụng Việt Nam 2006, Luật Hàng không dân dụng Việt Nam sửa đổi bổ sung 2014, Thông tư 35/2017/TT-BQP như sau:
1. Một số khái niệm cơ bản
Tiêu chuẩn cho cơ sở thiết kế, sản xuất, sửa chữa, bảo dưỡng, thử nghiệm tàu bay, động cơ tàu bay, cánh quạt tàu bay, các trang bị, thiết bị của tàu bay không người lái và phương tiện bay siêu nhẹ là xác định mục đích sử dụng thiết bị bay; nguồn lực, năng lực, cơ sở pháp lý, tài liệu thiết kế kỹ thuật, công nghệ phù hợp với việc bảo đảm tiêu chuẩn đủ điều kiện bay (khoản 2 Điều 3 Thông tư 35/2017/TT-BQP).
2. Tiêu chuẩn đủ điều kiện bay đối với tàu bay không người lái
Tàu bay không người lái, đủ điều kiện bay khi người khai thác cung cấp đầy đủ, cụ thể, chính xác các thông tin sau (Điều 4 Thông tư 35/2017/TT-BQP).
– Đặc điểm nhận dạng tàu bay không người lái:
Kiểu loại, ký hiệu, màu sắc, lô gô (nếu có);
Hình dạng kèm theo hình ảnh màu kích thước khổ A4;
Xuất xứ (nơi sản xuất, Nhà sản xuất, năm sản xuất, số xuất xưởng, vật liệu chế tạo);
Tên, địa chỉ, số điện thoại liên lạc hiệp đồng của cơ quan, tổ chức, cá nhân đề nghị cấp phép, tổ chức bay.
– Tính năng cơ bản:
Sải cánh, thân dài, chiều cao;
Số lượng và kiểu loại động cơ, nơi sản xuất động cơ;
Loại nhiên liệu sử dụng, dung tích bình nhiên liệu;
Trọng lượng cất cánh tối đa;
Tốc độ bay: Tốc độ bay tối đa; tốc độ bay lên, tốc độ bay xuống, tốc độ bay hành trình;
Tầm bay tối đa;
Độ cao bay tối đa, thời gian đạt được độ cao tối đa, thời gianbay, bán kính hoạt động;
Phương pháp cất, hạ cánh;
Kích thước bãi cất, hạ cánh;
Khả năng mang, treo thiết bị theo tàu bay (kèm theo thuyết minh tính năng thiết bị mang, treo); code nhận biết (nếu có);Phương pháp điều khiển tàu bay, phần mềm điều khiển, kiểu loại (tổ hợp) thiết bị điều khiển, tần số điều khiển, trạm mặt đất, (nếu có);
Thiết bị thông tin hàng không, thiết bị dẫn đường, giám sát bay, (có mô tả tính năng);
Thiết bị định vị (mô tả tính năng thiết bị định vị nếu có);
Kiểu loại, tính năng thiết bị truyền dữ liệu, khả năng truyền dữ liệu, lưu dữ liệu hành trình bay (nếu có);
Mô tả phương pháp điều khiển và phương thức bay;
Mô tả hoạt động đèn tín hiệu khi bay (nếu có);
Phương tiện vận chuyển tàu bay (nếu có);
Số người tham gia vận hành, điều khiển;
Các điều kiện hoạt động (yêu cầu về vị trí cất, hạ cánh; nhiệt độ, độ ẩm, tốc độ gió và các nội dung khác có liên quan);
Mục đích sử dụng (nêu rõ mục đích thương mại, văn hóa, thể thao, nghiên cứu khoa học, giải trí, chụp ảnh, ghi hình, trinhsát, quan sát và các nội dung khác có liên quan);
Tính năng bay khác (nếu có).
3. Thủ tục cấp giấy phép cho cơ sở thiết kế, sản xuất, sửa chữa, bảo dưỡng, thử nghiệm tàu bay, động cơ tàu bay, cánh quạt tàu bay và các trang bị, thiết bị của tàu bay không người lái, phương tiện bay siêu nhẹ (Điều 8 Thông tư 35/2017/TT-BQP)
Thẩm quyền cấp giấy phép: Cục Tác chiến cấp giấy phép sau khi có ý kiến đồng ý của Thủ trưởng Bộ Tổng Tham mưu.
Lưu ý:
Trường hợp không cấp giấy phép, Cục Tác chiến phải có văn bản trả lời và nêu rõ lý do.
Kết luận: Khi tiến hành thủ tục Cấp giấy phép cho các cơ sở thiết kế, sản xuất, sửa chữa, bảo dưỡng tàu bay, động cơ tàu bay, cánh quạt tàu bay và các trang bị, thiết bị của tàu bay không người lái, phương tiện bay siêu nhẹ, các tổ chức, cá nhân cần đáp ứng đầy đủ các điều kiện quy định tại Luật Hàng không dân dụng Việt Nam 2006, Luật Hàng không dân dụng Việt Nam sửa đổi bổ sung 2014, Thông tư 35/2017/TT-BQP.
Chi tiết trình tự, hồ sơ, biểu mẫu, thực hiện tại đây: