12. Phê duyệt phương pháp luận/phương pháp luận sửa đổi, bổ sung
Để thực hiện được dự án JCM theo cam kết cắt giảm phát thải và tăng cường hấp thụ khí nhà kính, việc phê duyệt phương pháp luận là thủ tục bắt buộc. Dưới đây, Dữ Liệu Pháp Lý sẽ đề cập các quy định liên quan vấn đề phương pháp luận theo Thông tư 17/2015/TT-BTNMT.
1. Một số khái niệm cơ bản
Cơ chế tín chỉ chung (JCM) là cơ chế trong khuôn khổ hợp tác phát triển các-bon thấp giữa Việt Nam và Nhật Bản nhằm thúc đẩy việc đầu tư, chuyển giao và phổ biến các công nghệ, sản phẩm, hệ thống, dịch vụ và cơ sở hạ tầng phát thải các-bon thấp ở các lĩnh vực khác nhau để hướng tới phát triển các-bon thấp ở Việt Nam, hỗ trợ thực hiện cam kết quốc tế về nỗ lực giảm nhẹ phát thải khí nhà kính của Nhật Bản và đóng góp vào mục tiêu chung của quốc tế trong ứng phó với biến đổi khí hậu. (theo khoản 2 Điều 3 Thông tư 17/2015/TT-BTNMT).
Dự án JCM là dự án được thực hiện trên lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam có mục tiêu cắt giảm phát thải hoặc tăng cường hấp thụ khí nhà kính để hỗ trợ thực hiện cam kết quốc tế về giảm nhẹ phát thải khí nhà kính của Nhật Bản và phù hợp với điều kiện quốc gia của Việt Nam. (theo khoản 5 Điều 3 Thông tư 17/2015/TT-BTNMT).
Tổ Thư ký phía Việt Nam là tổ công tác gồm một số cán bộ của Cục Khí tượng Thủy văn và Biến đổi khí hậu, Bộ Tài nguyên và Môi trường giúp việc cho UBHH phía Việt Nam. UBHH sử dụng Tổ Thư ký trong quá trình thực hiện các thủ tục hành chính liên quan tới dự án JCM. (theo khoản 4 Điều 3 Thông tư 17/2015/TT-BTNMT).
Phương pháp luận áp dụng cho dự án JCM là phương pháp tính toán lượng giảm phát thải hoặc hấp thụ khí nhà kính thu được từ các dự án JCM, được đệ trình lên UBHH để xem xét và phê duyệt. (theo khoản 12 Điều 3 Thông tư 17/2015/TT-BTNMT).
Giai đoạn thực hiện phương pháp luận: xây dựng và đệ trình, phê duyệt phương pháp luận mà thủ tục đầu tiên và bắt buộc đối với dự án JCM. (theo khoản 1 Điều 5 Thông tư 17/2015/TT-BTNMT).
2. Phê duyệt phương pháp luận
2.1 Thẩm quyền phê duyệt
Thẩm quyền phê duyệt: Uỷ ban Hỗn hợp (theo khoản 1 Điều 5 Thông tư 17/2015/TT-BTNMT).
Ủy ban Hỗn hợp (UBHH) bao gồm: đại diện của Việt Nam và Nhật Bản để chỉ đạo, điều phối và quản lý các hoạt động thực hiện JCM theo Bản ghi nhớ hợp tác
Đứng đầu UBHH gồm 02 đồng chủ tịch là đại diện của Việt Nam và Nhật Bản. Phía Việt Nam, các thành viên tham gia UBHH gồm đồng chủ tịch là Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường và các đại diện của các Bộ ngành có liên quan.
(theo khoản 3 Điều 3 Thông tư 17/2015/TT-BTNMT).
2.2 Phê duyệt phương pháp luận
Các tổ chức, cá nhân được phép đề xuất phương pháp luận (gọi tắt là “bên đề xuất”) gồm các tổ chức, cá nhân của Nhật Bản, Việt Nam hoặc bên tham gia dự án JCM.
Bên đề xuất gửi hồ sơ đề nghị phê duyệt phương pháp luận đến bằng tiếng Việt và tiếng Anh đến Tổ thư ký qua thư điện tử.
Tổ thư ký thông báo cho bên đề xuất thông qua thư điện tử về tính đầy đủ của hồ sơ.
Trong trường hợp hồ sơ chưa đầy đủ theo quy định, Tổ thư ký thông báo một (01) lần duy nhất cho bên đề xuất để bổ sung.
Đối với hồ sơ đầy đủ, Tổ Thư ký công bố phương pháp luận đề xuất trên trang thông tin điện tử của JCM và lấy ý kiến công chúng. Các ý kiến của công chúng được gửi qua trang thông tin điện tử của JCM.
Sau thời hạn lấy ý kiến công chúng, Tổ thư ký tổng hợp các ý kiến và trình UBHH xem xét.
UBHH xem xét và phê duyệt đề xuất phương pháp luận:
– Trong trường hợp cần thêm thông tin, UBHH yêu cầu bên đề xuất giải trình, bổ sung thông tin cần thiết để xem xét và ra quyết định về việc phê duyệt hoặc không phê duyệt phương pháp luận.
– Đối với trường hợp không phê duyệt phương pháp luận, UBHH công bố lý do.
Tổ thư ký thông báo cho bên đề xuất qua thư điện tử về quyết định phê duyệt hoặc không phê duyệt phương pháp luận của UBHH.
Đối với phương pháp luận được phê duyệt, Tổ thư ký đăng tải các thông tin, tài liệu liên quan về phương pháp luận trên trang điện tử của JCM.
Bên đề xuất có thể đề xuất lại các phương pháp luận không được phê duyệt theo trình tự thủ tục nói trên kèm theo giải trình khắc phục lý do không được phê duyệt.
(theo Điều 9 Thông tư 17/2015/TT-BTNMT).
3. Sửa đổi, bổ sung phương pháp luận (Điều 10 Thông tư 17/2015/TT-BTNMT)
Trong quá trình thực hiện dự án, các cơ quan, tổ chức, cá nhân hoặc các bên tham gia dự án có thể đề xuất sửa đổi, bổ sung phương pháp luận.
Đơn đề xuất sửa đổi phương pháp luận được gửi bằng tiếng Việt và tiếng Anh và gửi Tổ thư ký qua thư điện tử để trình UBHH.
Thủ tục đề xuất phê duyệt phương pháp luận sửa đổi, bổ sung theo trình tự thủ tục phê duyệt phương pháp luận ban đầu.
Kết luận: Việc phê duyệt phương pháp luận, sửa đổi bổ sung phải thực hiện đúng quy định pháp luật và cam kết quốc tế theo Thông tư 17/2015/TT-BTNMT.
Chi tiết trình tự, hồ sơ, mẫu đơn thực hiện xem tại đây:
Phê duyệt phương pháp luận/phương pháp luận sửa đổi, bổ sung