1. Cấp, cấp lại, cấp điều chỉnh Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất, sửa chữa chai LPG
Thương nhân hoạt động sản xuất, sửa chữa chai LPG cần được cơ quan có thẩm quyền cấp/cấp lại/cấp điều chỉnh Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất, sữa chữa chai LPG. Sau đây, Dữ Liệu Pháp Lý sẽ cụ thể hóa nội dung này theo Nghị định 87/2018/NĐ-CP, Thông tư 37/2018/TT-BCT như sau:
1. Khái niệm về chai LPG và điều kiện lưu thông trên thị trường
– LPG (Liquefied Petroleum Gas) là khí dầu mỏ hóa lỏng – sản phẩm hydrocacbon có nguồn gốc dầu mỏ với thành phần chính là propan (công thức hóa học C3H8) hoặc butan (công thức hóa học C4H10) hoặc hỗn hợp của cả hai loại này (khoản 2 Điều 3 Nghị định 87/2018/NĐ-CP).
– Chai LPG là chai chịu áp lực được chế tạo theo quy định tại quy chuẩn kỹ thuật quốc gia dùng để chứa LPG và nạp lại được, còn gọi là chai tiêu chuẩn (khoản 10 Điều 3 Nghị định 87/2018/NĐ-CP).
– Điều kiện đối với chai LPG lưu thông trên thị trường (khoản 1 Điều 16 Nghị định 87/2018/NĐ-CP):
+ Chai LPG trước khi lưu thông trên thị trường phải được kiểm định kỹ thuật an toàn lao động, chứng nhận hợp quy theo quy định của pháp luật;
+ Phải đáp ứng đầy đủ các quy định về an toàn tại Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia và thực hiện kiểm định định kỳ theo quy định;
+ Có đầy đủ hồ sơ, nguồn gốc xuất xứ của nhà sản xuất theo quy định.
2. Điều kiện đối với sản xuất, sửa chữa chai LPG
– Là thương nhân được thành lập theo quy định của pháp luật.
– Có đầy đủ các quy định về an toàn, quy trình chế tạo, quy trình sửa chữa các quy trình kiểm tra chất lượng sản phẩm.
– Trang thiết bị kiểm tra đáp ứng yêu cầu kiểm tra an toàn và chất lượng chai LPG sau chế tạo, sửa chữa phải được kiểm định hoặc hiệu chuẩn, gồm:
+ Hệ thống thử áp: Tạo được áp suất không nhỏ hơn 3 MPa;
+ Hệ thống kiểm tra độ kín khí;
+ Thiết bị kiểm tra không phá hủy;
+ Thiết bị kiểm tra thành phần cơ tính của vật liệu chế tạo chai;
+ Thiết bị đo khối lượng;
+ Thiết bị đo mô men xiết;
+ Thiết bị thử nổ;
+ Thiết bị kiểm tra độ giãn nở thể tích.
– Đáp ứng các điều kiện về phòng cháy và chữa cháy theo quy định của pháp luật.
Lưu ý:
– Cơ sở sản xuất, sửa chữa chai LPG:
+ Không đưa các chai có số sêri trùng nhau ra thị trường;
+ Không sửa chữa chai LPG không có nguồn gốc xuất xứ;
+ Không được sửa chữa chai LPG mini (khoản 5, 6 Điều 35 Nghị định 87/2018/NĐ-CP).
3. Cấp lại, cấp điều chỉnh Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất, sửa chữa chai LPG:
– Cấp lại Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất, sửa chữa chai LPG:
+ Trường hợp cấp lại Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất, sửa chữa chai LPG: Bị mất, sai sót hoặc bị hư hỏng (Điều 45 Nghị định 87/2018/NĐ-CP).
+ Nội dung, thời hạn Giấy chứng nhận cấp lại không thay đổi.
+ Giấy chứng nhận cấp lại phải có quy định hủy bỏ hiệu lực của Giấy chứng nhận bị mất, sai sót, hư hỏng (khoản 1 Điều 45 Nghị định 87/2018/NĐ-CP).
– Cấp điều chỉnh Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất, sửa chữa chai LPG:
+ Giấy chứng nhận đủ điều kiện được điều chỉnh trong trường hợp:
- Thay đổi về đăng ký kinh doanh;
- Thay đổi địa điểm trụ sở chính;
- Thay đổi thông tin liên quan đến thương nhân đăng ký.
+ Thời hạn hiệu lực của Giấy chứng nhận không thay đổi.
– Giấy chứng nhận đủ điều kiện có thời hạn hiệu lực là 10 năm kể từ ngày cấp mới
4. Xử phạt vi phạm hành chính
– Hành vi sản xuất, sửa chữa chai LPG mà không có Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất, sửa chữa chai chứa LPG bị phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 60.000.000 đồng;
– Đình chỉ hoạt động sản xuất, sửa chữa chai LPG từ 01 tháng đến 03 tháng đối với hành vi trên trong trường hợp vi phạm nhiều lần hoặc tái phạm (điểm d khoản 3, điểm b khoản 4 Điều 46 Nghị định 67/2017/NĐ-CP).
Kết luận: Việc thực hiện thủ tục cấp, cấp lại, cấp điều chỉnh Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất, sữa chữa chai LPG cần tuân thủ các quy định tại Nghị định 87/2018/NĐ-CP.
Chi tiết trình tự, hồ sơ, mẫu đơn thực hiện xem tại đây:
Cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất, sữa chữa chai LPG
Cấp lại Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất, sữa chữa chai LPG
Cấp điều chỉnh Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất, sữa chữa chai LPG