3. Phê duyệt phương án khai thác động vật rừng thông thường từ tự nhiên

Posted on

Phương án khai thác khai thác động vật rừng thông thường từ tự nhiên cần phải được tiến hành phê duyệt thông qua thủ tục phê duyệt phương án khai thác động vật rừng thông thường từ tự nhiên. Sau đây, Dữ Liệu Pháp Lý sẽ cụ thể nội dung trên theo quy định tại Luật lâm nghiệp 2017, Nghị định 06/2019/NĐ-CP, Nghị định 35/2019/NĐ-CP, Thông tư 27/2018/TT-BNNPTNT.

1. Khái niệm

Rừng là một hệ sinh thái bao gồm các loài thực vật rừng, động vật rừng, nấm, vi sinh vật, đất rừng và các yếu tố môi trường khác, trong đó thành phần chính là một hoặc một số loài cây thân gỗ, tre, nứa, cây họ cau có chiều cao được xác định theo hệ thực vật trên núi đất, núi đá, đất ngập nước, đất cát hoặc hệ thực vật đặc trưng khác; diện tích liên vùng từ 0,3 ha trở lên; độ tàn che từ 0,1 trở lên (khoản 3 Điều 2 Luật lâm nghiệp 2017).

Động vật rừng thông thường là các loài động vật rừng thuộc các lớp thú, chim, bò sát, lưỡng cư và không thuộc: Danh mục loài thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm do Chính phủ ban hành hoặc Danh mục các loài thuộc Phụ lục CITES; Danh mục động vật được nuôi, thuần hoá thành vật nuôi theo quy định của pháp luật về chăn nuôi (khoản 8 Điều 3 Nghị định 06/2019/NĐ-CP).

Khai thác động vật rừng thông thường từ tự nhiên là hoạt động lấy các cá thể động vật rừng thông thường, trứng, ấu trùng của chúng ra khỏi nơi cư trú tự nhiên (khoản 6 Điều 3 Thông tư 27/2018/TT-BNNPTNT).

2. Phê duyệt phương án khai thác động vật rừng thông thường từ tự nhiên

Theo điểm c Khoản 3 Công văn 53/KL-ĐT năm 2019:

Đối tượng thực hiện nộp hồ sơ: Chủ rừng hoặc tổ chức, cá nhân khai thác có phương án khai thác.

Chi cục Kiểm lâm nơi khai thác tiếp nhận hồ sơ, trách nhiệm thành lập hội đồng thẩm định, phê duyệt phương án khai thác động vật rừng thông thường từ tự nhiên.

3. Xử phạt vi phạm hành chính

Theo Điều 23 Nghị định 35/2019/NĐ-CP:

Hành vi tàng trữ, mua, bán, chế biến lâm sản không có hồ sơ hợp pháp hoặc có hồ sơ hợp pháp nhưng lâm sản không đúng với nội dung hồ sơ đó, bị xử phạt như sau:

– Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với trường hợp động vật rừng, bộ phận cơ thể hoặc sản phẩm của động vật rừng thông thường trị giá dưới 15.000.000 đồng;

– Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 25.000.000 đồng đối với trường hợp động vật rừng, bộ phận cơ thể hoặc sản phẩm của động vật rừng thông thường trị giá từ 15.000.000 đồng đến dưới 25.000.000 đồng;

– Phạt tiền từ 25.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với trường hợp sau động vật rừng, bộ phận cơ thể hoặc sản phẩm của động vật rừng thông thường trị giá từ 25.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng;

– Phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 70.000.000 đồng đối với trường hợp động vật rừng, bộ phận cơ thể hoặc sản phẩm của động vật rừng thông thường trị giá từ 50.000.000 đồng đến dưới 70.000.000 đồng;

– Phạt tiền từ 70.000.000 đồng đến 90.000.000 đồng đối với trường hợp động vật rừng, bộ phận cơ thể hoặc sản phẩm của động vật rừng thông thường trị giá từ 70.000.000 đồng đến dưới 90.000.000 đồng;

– Phạt tiền từ 90.000.000 đồng đến 120.000.000 đồng đối với trường hợp động vật rừng, bộ phận cơ thể hoặc sản phẩm của động vật rừng thông thường trị giá từ 90.000.000 đồng đến dưới 120.000.000 đồng;

– Phạt tiền từ 120.000.000 đồng đến 150.000.000 đồng đối với trường hợp động vật rừng, bộ phận cơ thể hoặc sản phẩm của động vật rừng thông thường trị giá từ 120.000.000 đồng đến dưới 150.000.000 đồng;

– Phạt tiền từ 150.000.000 đồng đến 180.000.000 đồng đối với trường hợp động vật rừng, bộ phận cơ thể hoặc sản phẩm của động vật rừng thông thường trị giá từ 150.000.000 đồng đến dưới 180.000.000 đồng;

– Phạt tiền từ 180.000.000 đồng đến 210.000.000 đồng đối với trường hợp động vật rừng, bộ phận cơ thể hoặc sản phẩm của động vật rừng thông thường trị giá từ 180.000.000 đồng đến dưới 210.000.000 đồng;

– Phạt tiền từ 210.000.000 đồng đến 240.000.000 đồng đối với một trong các trường hợp động vật rừng, bộ phận cơ thể hoặc sản phẩm của động vật rừng thông thường trị giá từ 210.000.000 đồng đến dưới 240.000.000 đồng;

– Phạt tiền từ 240.000.000 đồng đến 270.000.000 đồng đối với trường hợp động vật rừng, bộ phận cơ thể hoặc sản phẩm của động vật rừng thông thường trị giá từ 240.000.000 đồng đến dưới 270.000.000 đồng;

– Phạt tiền từ 270.000.000 đồng đến 300.000.000 đồng đối với trường hợp sau động vật rừng, bộ phận cơ thể hoặc sản phẩm của động vật rừng thông thường trị giá từ 270.000.000 đồng đến dưới 300.000.000 đồng;

Biện pháp khắc phục hậu quả:

– Buộc thực hiện biện pháp khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường, lây lan dịch bệnh; buộc tiêu hủy hàng hóa, vật phẩm gây hại cho sức khỏe con người, vật nuôi, cây trồng và môi trường.

– Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện vi phạm hành chính hoặc buộc nộp lại số tiền bằng trị giá tang vật, phương tiện vi phạm hành chính đã bị tiêu thụ, tẩu tán, tiêu hủy.

Kết luận: Chủ rừng hoặc tổ chức, cá nhân khai thác khi có nhu cầu được phê duyệt phương án khai thác động vật rừng thông thường từ tự nhiên tiến hành nộp hồ sơ đến Chi cục Kiểm lâm cấp tỉnh nơi khai thác theo trình tự thủ tục theo quy định của pháp luật (Điều 11 Thông tư 27/2018/TT-BNNPTNT).

Chi tiết trình tự thủ tục, hồ sơ, mẫu đơn xem tại đây:

Phê duyệt phương án khai thác động vật rừng thông thường từ tự nhiên