1. Cấp, sửa đổi, bổ sung giấy phép hoạt động tư vấn chuyên ngành điện lực

Posted on

Để thực hiện hoạt động tư vấn chuyên ngành điện lực thì tổ chức, cá nhân phải được cấp giấy phép hoạt động tư vấn chuyên ngành điện lực. Sau đây, Dữ Liệu Pháp Lý  sẽ cụ thể nội dung này theo Luật Điện lực 2004 (được sửa đổi, bổ sung năm 2012), Nghị định 137/2013/NĐ-CP, Nghị định 17/2020/NĐ-CP.

1. Khái niệm

Khoản 6 Điều 3 Nghị định 17/2020/NĐ-CP quy định:

Hoạt động tư vấn chuyên ngành điện lực bao gồm: Tư vấn thiết kế công trình điện và tư vấn giám sát thi công công trình điện.

Công trình điện bao gồm:

+ Nhà máy điện: Thủy điện, điện gió, điện mặt trời, nhiệt điện (than, khí, dầu, sinh khối, chất thải rắn);

+ Công trình đường dây và trạm biến áp.

– Điều kiện hoạt động tư vấn chuyên ngành điện lực chỉ áp dụng đối với các hạng mục công trình liên quan trực tiếp đến chuyên ngành điện, các hạng mục công trình xây dựng khác áp dụng theo quy định pháp luật về xây dựng.

2. Lưu ý

Theo Điều 32 Luật Điện lực 2004, tổ chức, cá nhân được cấp, sửa đổi, bổ sung giấy phép hoạt động điện lực khi có đủ các điều kiện sau đây:

– Có dự án hoặc phương án hoạt động điện lực khả thi;

– Có hồ sơ hợp lệ đề nghị cấp, sửa đổi, bổ sung giấy phép hoạt động điện lực;

– Người quản trị, người điều hành có năng lực quản lý, trình độ chuyên môn, nghiệp vụ phù hợp với lĩnh vực hoạt động điện lực.

Theo Điều 45 Luật Điện lực 2004:

– Đơn vị tư vấn chuyên ngành điện lực có các quyền sau đây:

+ Hoạt động tư vấn theo giấy phép hoạt động điện lực;

+ Đề nghị cơ quan nhà nước có thẩm quyền sửa đổi, bổ sung quy phạm, tiêu chuẩn, định mức kinh tế – kỹ thuật phục vụ cho hoạt động tư vấn chuyên ngành điện lực;

+ Đề nghị các cơ quan có liên quan cung cấp thông tin cần thiết phù hợp với quy định của pháp luật phục vụ cho hoạt động tư vấn chuyên ngành điện lực;

+ Hợp tác với tổ chức, cá nhân nước ngoài trong lĩnh vực tư vấn chuyên ngành điện lực;

+ Các quyền khác theo quy định của pháp luật.

– Đơn vị tư vấn chuyên ngành điện lực có các nghĩa vụ sau đây:

+ áp dụng các quy phạm, tiêu chuẩn, định mức kinh tế – kỹ thuật của Việt Nam liên quan đến công tác tư vấn quy hoạch và đầu tư xây dựng điện. Trường hợp áp dụng quy phạm và tiêu chuẩn của nước ngoài thì phải được cơ quan nhà nước có thẩm quyền chấp thuận;

+ áp dụng công nghệ và phương pháp tính toán tiên tiến để lập đề án quy hoạch phát triển điện lực và hồ sơ, tài liệu về đầu tư xây dựng công trình điện lực phù hợp với yêu cầu hiện đại hoá trong lĩnh vực phát điện, truyền tải điện, phân phối điện, nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế và bảo đảm độ an toàn, tin cậy cao trong đầu tư xây dựng công trình điện lực;

+ Chịu trách nhiệm về chất lượng sản phẩm, dịch vụ đã thực hiện;

+ Các nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật.

3. Xử phạt vi phạm

Theo điểm a khoản 7 Điều 5 Nghị định 134/2013/NĐ-CP, hành vi hoạt động điện lực mà không có Giấy phép hoạt động điện lực bị phạt tiền từ 60.000.000 đồng đến 70.000.000 đồng.

Kết luận: Để thực hiện thủ tục cấp, sửa đổi, bổ sung giấy phép hoạt động tư vấn chuyên ngành điện lực tổ chức, cá nhân cần xem xét quy định tại Luật Điện lực 2004 (được sửa đổi, bổ sung năm 2012), Nghị định 17/2020/NĐ-CP, Nghị định 137/2013/NĐ-CP.

Chi tiết trình tự, hồ sơ, mẫu đơn thực hiện xem tại đây:

Cấp, sửa đổi, bổ sung giấy phép hoạt động tư vấn chuyên ngành điện lực