6. Phê duyệt chủ trương mua bán điện với nước ngoài
Phê duyệt chủ trương mua bán điện với nước ngoài là thủ tục hành chính do Tập đoàn Điện lực Việt Nam có trách nhiệm lập và nộp trực tiếp hồ sơ theo quy định về Cục Điều tiết điện lực để thẩm định. Việc thực hiện thủ tục này được thể hiện theo. Sau đây, Dữ Liệu Pháp Lý sẽ cụ thể nội dung này theo Luật Điện lực 2004 (được sửa đổi, bổ sung năm 2012), Thông tư 09/2015/TT-BCT.
1. Khái quát chung về mua bán điện
– Đối tượng mua bán điện trên thị trường điện lực bao gồm:
+ Đơn vị phát điện;
+ Đơn vị bán buôn điện;
+ Đơn vị bán lẻ điện;
+ Khách hàng sử dụng điện.
– Việc mua bán điện trên thị trường điện lực được thực hiện theo hai hình thức sau đây:
+ Mua bán thông qua hợp đồng có thời hạn giữa bên bán điện và bên mua điện;
+ Mua bán giao ngay giữa bên bán điện và bên mua điện thông qua đơn vị điều hành giao dịch thị trường điện lực (khoản 1, khoản 2 Điều 20 Luật Điện lực 2004).
2. Yêu cầu chung
– Việc mua, bán điện với nước ngoài đối với từng dự án xuất, nhập khẩu điện phải được cấp có thẩm quyền phê duyệt chủ trương trước khi thực hiện.
– Phương án mua, bán điện với nước ngoài của dự án xuất, nhập khẩu điện phải phù hợp với Quy hoạch phát triển điện lực được phê duyệt hoặc Kế hoạch phát triển lưới điện khu vực phục vụ cho việc đấu nối của cả hai nước đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt hoặc điều chỉnh, bổ sung; đảm bảo an ninh và an toàn cung cấp điện cho hệ thống điện quốc gia cũng như cung cấp điện của địa phương.
– Trường hợp việc mua, bán điện với nước ngoài có sử dụng lưới điện của một đơn vị quản lý lưới điện khác để thực hiện hoạt động mua, bán điện với nước ngoài thì Đơn vị điện lực phải thỏa thuận bằng văn bản với đơn vị quản lý lưới điện này (Điều 3 Thông tư 09/2015/TT-BCT).
– Việc mua bán điện với nước ngoài phải được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép và được ghi trong giấy phép hoạt động điện lực.
– Việc mua bán điện với nước ngoài thông qua hệ thống điện quốc gia phải bảo đảm các nguyên tắc sau đây:
+ Không làm ảnh hưởng đến độ an toàn, tin cậy và tính ổn định trong vận hành hệ thống điện quốc gia;
+ Đáp ứng các tiêu chuẩn kinh tế – kỹ thuật, quy trình, quy chuẩn kỹ thuật quản lý vận hành hệ thống điện quốc gia;
+ Không làm tổn hại đến lợi ích của khách hàng sử dụng điện, lợi ích của Nhà nước và an ninh năng lượng quốc gia.
– Khách hàng sử dụng điện ở khu vực biên giới được mua điện trực tiếp với nước ngoài không qua hệ thống điện quốc gia nhưng phải bảo đảm các tiêu chuẩn an toàn điện và các quy định khác của pháp luật có liên quan (Điều 28 Luật Điện lực 2004; khoản 12 Điều 1, điểm d khoản 1 Điều 2 Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Điện lực).
3. Lưu ý
Khách hàng sử dụng điện ở khu vực biên giới chỉ được mua điện trực tiếp với nước ngoài ở cấp điện áp 0,4 kV và phải đáp ứng đủ các điều kiện sau:
– Là công dân Việt Nam;
– Có quy mô công suất sử dụng điện dưới 10 kW và không đấu nối được vào hệ thống điện quốc gia hoặc lưới điện tại chỗ;
– Toàn bộ phần lưới điện từ biên giới đến địa điểm sử dụng điện do bên mua điện đầu tư và quản lý vận hành;
– Đảm bảo các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật an toàn điện;
– Được sự đồng ý của Ủy ban nhân dân cấp huyện.
Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm hướng dẫn, quản lý, giám sát, kiểm tra việc mua điện trong trường hợp này (khoản 2, khoản 3 Điều 22 Nghị định 137/2013/NĐ-CP).
Kết luận: Việc thực hiện phê duyệt chủ trương mua bán điện với nước ngoài cần tuân thủ các quy định tại Luật Điện lực 2004 (được sửa đổi, bổ sung năm 2012), Thông tư 09/2015/TT-BCT.
Chi tiết trình tự, hồ sơ, mẫu đơn thực hiện xem tại đây:
Phê duyệt chủ trương mua bán điện với nước ngoài