11. Chấp thuận liên kết để chuyển giao CTNH không có trong Giấy phép xử lý CTNH/Giấy phép quản lý CTNH

Posted on

Các tổ chức, cá nhân cần có sự Chấp thuận liên kết để chuyển giao CTNH không có trong Giấy phép xử lý CTNH/Giấy phép quản lý CTNH của Bộ Tài Nguyên và Môi trường nếu muốn tiến hành hoạt động này theo quy định của pháp luật. Sau đây, Dữ Liệu Pháp Lý sẽ cụ thể nội dung này theo quy định tại Luật Bảo vệ môi trường 2014, Nghị định 38/2015/NĐ-CP, Thông tư 36/2015/TT-BTNMT.

1. Một số khái niệm cơ bản

Chất thải là vật chất được thải ra từ sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, sinh hoạt hoặc hoạt động khác. (khoản 12 Điều 3 Luật Bảo vệ môi trường)

Chất thải nguy hại là chất thải chứa yếu tố độc hại, phóng xạ, lây nhiễm, dễ cháy, dễ nổ, gây ăn mòn, gây ngộ độc hoặc có đặc tính nguy hại khác. (khoản 13 Điều 3 Luật Bảo vệ môi trường)

Quản lý chất thải là quá trình phòng ngừa, giảm thiểu, giám sát, phân loại, thu gom, vận chuyển, tái sử dụng, tái chế và xử lý chất thải. (khoản 1 Điều 3 Luật Bảo vệ môi trường)

Giấy phép xử lý chất thải nguy hại là giấy phép cấp cho chủ xử lý chất thải nguy hại để thực hiện dịch vụ xử lý, tái chế, đồng xử lý, thu hồi năng lượng từ chất thải nguy hại (có thể bao gồm hoạt động vận chuyển, trung chuyển, lưu giữ, sơ chế). (khoản 24 Điều 3 Nghị định 38/2015/NĐ-CP)

2. Điều kiện của cơ sở xử lý chất thải nguy hại

Điều kiện của cơ sở xử lý chất thải nguy hại được quy định tại Điều 93 Luật Bảo vệ môi trường 2014 như sau:

– Địa điểm thuộc quy hoạch do cấp có thẩm quyền phê duyệt.

–  Có khoảng cách bảo đảm để không ảnh hưởng xấu đối với môi trường và con người.

– Có công nghệ, phương tiện, thiết bị chuyên dụng cho việc lưu giữ và xử lý chất thải nguy hại đạt quy chuẩn kỹ thuật môi trường.

– Có công trình, biện pháp bảo vệ môi trường.

– Có nhân sự quản lý được cấp chứng chỉ và nhân sự kỹ thuật có trình độ chuyên môn phù hợp.

– Có quy trình vận hành an toàn công nghệ, phương tiện, thiết bị chuyên dụng.

– Có phương án bảo vệ môi trường.

– Có kế hoạch phục hồi môi trường sau khi chấm dứt hoạt động.

– Có báo cáo đánh giá tác động môi trường được Bộ Tài nguyên và Môi trường thẩm định và phê duyệt.

3. Trách nhiệm của chủ nguồn thải chất thải nguy hại

Trách nhiệm của chủ nguồn thải chất thải nguy hại được quy định tại Điều 7 Nghị định 38/2015/NĐ-CP như sau:

–  Đăng ký với sở Tài nguyên và Môi trường nơi có cơ sở phát sinh chất thải nguy hại theo quy định tại Khoản 1 Điều 6 Nghị định 38/2015/NĐ-CP.

– Có biện pháp giảm thiểu phát sinh chất thải nguy hại; tự chịu trách nhiệm về việc phân định, phân loại, xác định số lượng chất thải nguy hại phải báo cáo và quản lý.

– Có khu vực lưu giữ tạm thời chất thải nguy hại; lưu giữ chất thải nguy hại trong các bao bì hoặc thiết bị lưu chứa đáp ứng yêu cầu kỹ thuật và quy trình quản lý theo quy định.

– Trường hợp không tự tái sử dụng, tái chế, đồng xử lý, xử lý, thu hồi năng lượng từ chất thải nguy hại tại cơ sở, chủ nguồn thải chất thải nguy hại phải ký hợp đồng để chuyển giao chất thải nguy hại với tổ chức, cá nhân có giấy phép phù hợp.

– Chủ nguồn thải chất thải nguy hại có trách nhiệm định kỳ 06 (sáu) tháng báo cáo về việc lưu giữ chất thải nguy hại tại cơ sở phát sinh với Sở Tài nguyên và Môi trường bằng văn bản riêng hoặc kết hợp trong báo cáo quản lý chất thải nguy hại định kỳ khi chưa chuyển giao được trong các trường hợp sau:  Chưa có phương án vận chuyển, xử lý khả thi;  Chưa tìm được chủ xử lý chất thải nguy hại phù hợp.

– Lập, sử dụng, lưu trữ và quản lý chứng từ chất thải nguy hại, báo cáo quản lý chất thải nguy hại (định kỳ và đột xuất) và các hồ sơ, tài liệu, nhật ký liên quan đến công tác quản lý chất thải nguy hại theo quy định.

– Khi chấm dứt hoạt động phát sinh chất thải nguy hại, phải thông báo bằng văn bản cho Sở Tài nguyên và Môi trường nơi có cơ sở phát sinh chất thải nguy hại trong thời gian không quá 06 (sáu) tháng.

4. Chuyển giao chất thải nguy hại

Yêu cầu khi chuyển giao CTNH quy định tại khoản 3 Điều 7 Thông tư 36/2015/TT-BTNMT như sau:

Chỉ ký hợp đồng chuyển giao CTNH với các tổ chức, cá nhân có Giấy phép xử lý CTNH hoặc Giấy phép quản lý CTNH phù hợp;

– Khi có nhu cầu xuất khẩu CTNH để xử lý ở nước ngoài, chủ nguồn thải CTNH phải tuân thủ Công ước Basel về kiểm soát vận chuyển xuyên biên giới các CTNH và việc tiêu hủy chúng (sau đây gọi tắt là Công ước Basel) theo quy định tại Điều 23 Thông tư 36/2015/TT-BTNMT.

Lưu ý: Việc chuyển giao chỉ được thực hiện giữa hai bên theo hợp đồng được cơ quan cấp phép chấp thuận, không được phép chuyển giao CTNH cho bên thứ ba. (khoản 8 Điều 9 Thông tư 36/2015/TT-BTNMT)

Kết luận: Các tổ chức, cá nhân có nhu cầu liên kết để chuyển giao CTNH không có trong Giấy phép xử lý CTNH/Giấy phép quản lý CTNH phải tiến hành các thủ tục xin chấp thuận của Bộ Tài nguyen và Môi trường theo quy định tại Thông tư 36/2015/TT-BTNMT.

Chi tiết trình tự, hồ sơ, biểu mâu, thực hiện tại đây

Chấp thuận liên kết để chuyển giao CTNH không có trong Giấy phép xử lý CTNH/Giấy phép quản lý CTNH