11. Thông báo tổ chức triển lãm do tổ chức ở trung ương, tổ chức thuộc 02 tỉnh, thành phố trở lên liên kết tổ chức tại Việt Nam không vì mục đích thương mại

Posted on

Tổ chức ở Trung ương, các tổ chức thuộc 02 tỉnh, thành phố trở lên liên kết tổ chức triển lãm tại Việt Nam không vì mục đích thương mại phải gửi thông báo cho Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch. Sau đây, Dữ Liệu Pháp Lý sẽ cụ thể hóa nội dung trên theo Nghị định 23/2019/NĐ-CP:

1. Một số khái niệm cơ bản

Triển lãm là việc tổ chức trưng bày tác phẩm, hiện vật, tài liệu tập trung trong một thời gian, tại một không gian nhất định theo các hình thức khác nhau, bằng các phương tiện kỹ thuật khác nhau nhằm mục đích giới thiệu, công bố, phổ biến trong xã hội, cộng đồng (khoản 1 Điều 3 Nghị định 23/2019/NĐ-CP).

Triển lãm không vì mục đích thương mại là triển lãm không bao gồm hoạt động mua bán hoặc tìm kiếm cơ hội giao kết hợp đồng mua bán (khoản 2 Điều 3 Nghị định 23/2019/NĐ-CP).

Lưu ý:

Các triển lãm dưới đây phải gửi thông báo tổ chức triển lãm (Điều 15 Nghị định 23/2019/NĐ-CP):

– Triển lãm do tổ chức ở Trung ương tổ chức tại Việt Nam.

– Triển lãm do các tổ chức thuộc 02 tỉnh, thành phố trở lên liên kết tổ chức tại Việt Nam.

– Triển lãm do tổ chức ở địa phương hoặc cá nhân tổ chức tại địa phương.

2. Hội đồng thẩm định nội dung triển lãm

Hội đồng thẩm định nội dung triển lãm quy định tại Điều 9 Nghị định 23/2019/NĐ-CP:

2.1. Điều kiện thành lập Hội đồng thẩm định nội dung triển lãm

Cơ quan có thẩm quyền quy định tại Điều 11 và Điều 16 Nghị định này phải thành lập Hội đồng thẩm định nội dung triển lãm (sau đây gọi là Hội đồng) trong các trường hợp sau:

– Triển lãm có nội dung không thuộc lĩnh vực chuyên môn của ngành văn hóa, thể thao và du lịch;

– Triển lãm có quy mô quốc gia, quốc tế hoặc nội dung phức tạp.

2.2. Nhiệm vu: tư vấn về chuyên môn để cơ quan có thẩm quyền quyết định.

2.3. Thành viên: Hội đồng có số thành viên là số lẻ, từ 03 thành viên trở lên, bao gồm đại diện các cơ quan hữu quan, các nhà chuyên môn trong lĩnh vực có liên quan, trong đó Chủ tịch Hội đồng là đại diện lãnh đạo cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy phép hoặc tiếp nhận Thông báo.

2.4. Nguyên tắc hoạt động: Hội đồng làm việc theo nguyên tắc tập trung, dân chủ, quyết định theo đa số. Quy chế tổ chức, hoạt động của Hội đồng do Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch ban hành.

3. Thông báo tổ chức triển lãm

3.1. Tổ chức, cá nhân gửi Thông báo tổ chức triển lãm trực tiếp hoặc qua bưu điện hoặc qua dịch vụ công trực tuyến thuộc cổng thông tin điện tử của cơ quan tiếp nhận Thông báo

Sau 07 ngày làm việc, kể từ ngày cơ quan có thẩm quyền nhận được Thông báo, nếu không có ý kiến trả lời bằng văn bản của cơ quan có thẩm quyền thì tổ chức, cá nhân được tổ chức triển lãm theo các nội dung đã thông báo.

3.2. Thẩm quyền tiếp nhận thông báo

Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch tiếp nhận Thông báo đối với triển lãm do tổ chức ở Trung ương tổ chức tại Việt Nam và đối với triển lãm do các tổ chức thuộc 02 tỉnh, thành phố trở lên liên kết tổ chức tại Việt Nam (khoản 1 Điều 16 Nghị định 23/2019/NĐ-CP).

Lưu ý:

– Đối với triển lãm phải thành lập Hội đồng thẩm định nội dung quy định tại khoản 1 Điều 9 Nghị định này, thời hạn xử lý hồ sơ của cơ quan có thẩm quyền là 15 ngày làm việc, kể từ ngày cơ quan có thẩm quyền nhận được Thông báo. Sau thời hạn này, nếu không có ý kiến trả lời bằng văn bản của cơ quan có thẩm quyền thì tổ chức, cá nhân được tổ chức triển lãm theo các nội dung đã thông báo (khoản 4 Điều 17 Nghị định 23/2019/NĐ-CP).

– Đối với triển lãm do đơn vị trực thuộc các tổ chức ở Trung ương và địa phương, có chức năng tổ chức triển lãm, thực hiện theo Kế hoạch công tác hoặc Quyết định của cơ quan chủ quản thì đơn vị đó gửi Kế hoạch công tác hoặc Quyết định thay cho Thông báo tổ chức triển lãm. Kế hoạch công tác hoặc Quyết định phải bảo đảm có đủ các nội dung quy định tại mục 2, Mẫu số 06 tại Phụ lục kèm theo Nghị định này (khoản 5 Điều 17 Nghị định 23/2019/NĐ-CP).

4.Tạm dừng hoạt động triển lãm

Tạm dừng hoạt dộng triển lãm quy định tại Điều 18 Nghị định 23/2019/NĐ-CP:

– Khi phát hiện tổ chức, cá nhân kê khai hồ sơ, Thông báo không trung thực hoặc vi phạm quy định tại Điều 8 Nghị định này, cơ quan tiếp nhận Thông báo yêu cầu tạm dừng hoạt động triển lãm bằng văn bản (Mẫu số 03 tại Phụ lục kèm theo Nghị định này).

– Tổ chức, cá nhân phải dừng hoạt động triển lãm ngay khi nhận được văn bản của cơ quan có thẩm quyền; kịp thời khắc phục hậu quả, đề xuất phương án tiếp tục tổ chức triển lãm gửi cơ quan có thẩm quyền xem xét, quyết định.

– Kết quả xem xét, quyết định của cơ quan có thẩm quyền phải được thể hiện bằng văn bản và gửi cho tổ chức, cá nhân biết để thực hiện. Thời hạn gửi văn bản cho tổ chức, cá nhân là 03 ngày, kể từ ngày cơ quan có thẩm quyền nhận được văn bản đề xuất phương án tiếp tục tổ chức triển lãm của tổ chức, cá nhân.

5. Trách nhiệm của tổ chức, cá nhân khi tổ chức, tham gia tổ chức hoạt động triển lãm.

Căn cứ theo quy định tại Điều 7 Nghị định 23/2019/NĐ-CP thì các tổ chức, cá nhân khi tổ chức hoặc tham gia tổ chức hoạt động triển lãm cần lưu ý đảm bảo các vấn đề sau:

– Chỉ được tổ chức triển lãm khi có Giấy phép  (đối với triển lãm phải xin cấp Giấy phép) hoặc sau thời hạn quy định tại khoản 3 và khoản 4 Điều 17 Nghị định này mà cơ quan tiếp nhận Thông báo không có ý kiến trả lời bằng văn bản (đối với triển lãm phải gửi Thông báo).

– Thực hiện triển lãm theo đúng nội dung đã được ghi trong Giấy phép hoặc Thông báo.

– Tuân thủ các quy định về nếp sống văn minh, an ninh, trật tự; phòng chống cháy nổ và các quy định khác của pháp luật.

– Tuân thủ quy định của pháp luật về sở hữu trí tuệ và chịu trách nhiệm pháp lý đối với các hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ trong hoạt động triển lãm.

– Thực hiện các hoạt động phối hợp trong triển lãm (nếu có) theo đúng quy định của pháp luật về các hoạt động đó. Tuân thủ các quy định về tổ chức triển lãm tại nước sở tại khi tổ chức, tham gia tổ chức triển lãm tại nước ngoài.

– Trường hợp triển lãm do nhiều nhiều tổ chức phối hợp thực hiện thì các tổ chức đó phải thống nhất ủy quyền bằng văn bản cho 01 tổ chức làm đại diện. Tổ chức đại diện chịu trách nhiệm ký tên, đóng dấu (nếu có), nộp hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép, gửi Thông báo, chịu trách nhiệm về nội dung kê khai.

– Giải trình bằng văn bản về các nội dung của triển lãm khi cơ quan có thẩm quyền yêu cầu, trong trường hợp cơ quan có thẩm quyền phát hiện có dấu hiệu vi phạm.

Lưu ý: Căn cứ theo quy định tại Điều 15 Nghị định 23/2019/NĐ-CP thì các triển lãm phải gửi Thông báo tổ chức triển lãm bao gồm:

– Triển lãm do tổ chức ở Trung ương tổ chức tại Việt Nam.

– Triển lãm do các tổ chức thuộc 02 tỉnh, thành phố trở lên liên kết tổ chức tại Việt Nam.

– Triển lãm do tổ chức ở địa phương hoặc cá nhân tổ chức tại địa phương.

Lưu ý: Về xử phạt vi phạm hành chính.

Căn cứ theo quy định tại Điều 50 Nghị định 185/2013/NĐ-CP thì hành vi vi phạm về  triển lãm thương mại sẽ bị xử lý hành chính với các mức phạt tiền được quy định cụ thể. Ngoài ra, chủ thể thực hiện hành vi vi phạm còn bị áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả hoặc hình thức xử phạt bổ sung trong một số trường hợp. Một số hành vi vi phạm và mức phạt tiền như sau:

– Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi kê khai không trung thực, không chính xác các nội dung trong hồ sơ khi đăng ký tổ chức hội chợ, triển lãm thương mại.

– Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi thay đổi, bổ sung nội dung đăng ký tổ chức hội chợ, triển lãm thương mại mà không đăng ký với cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền theo quy định hoặc chưa được sự xác nhận của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền về việc thay đổi, bổ sung nội dung đăng ký.

–  Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:

+ Trưng bày hàng giả, hàng hóa xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ để so sánh với hàng thật mà không có sự chấp thuận của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền theo quy định;

+ Trưng bày hàng giả, hàng hóa xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ để so sánh với hàng thật mà chưa được cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền xác nhận đó là hàng giả, hàng hóa xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ;

+ Trưng bày hàng giả, hàng hóa xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ mà không niêm yết rõ hàng hóa đó là hàng giả, hàng hóa xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ;

+ Trưng bày tại hội chợ, triển lãm thương mại loại hàng hóa, dịch vụ thuộc danh mục hàng hóa cấm kinh doanh, hàng hóa cấm nhập khẩu, hàng hóa hạn chế kinh doanh, hàng hóa không hoặc chưa được phép lưu hành, dịch vụ chưa được phép cung ứng tại Việt Nam hoặc hàng hóa không bảo đảm chất lượng, an toàn thực phẩm theo quy định, hàng hóa hết hạn sử dụng;

+ Trưng bày tại hội chợ, triển lãm hàng hóa (kể cả hàng hóa tạm nhập khẩu để trưng bày, giới thiệu tại hội chợ, triển lãm) không có nhãn hàng hóa hoặc có nhãn hàng hóa không đúng quy định của pháp luật về nhãn hàng hóa.

– Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:

+ Tổ chức hội chợ, triển lãm thương mại về hàng hóa, dịch vụ của thương nhân, tổ chức khác mà không đăng ký kinh doanh dịch vụ hội chợ, triển lãm thương mại theo quy định;

+ Tổ chức cho thương nhân khác tham gia hội chợ, triển lãm thương mại ở nước ngoài mà không đăng ký kinh doanh dịch vụ hội chợ, triển lãm thương mại theo quy định;

+ Tổ chức hội chợ, triển lãm thương mại mà không đăng ký theo quy định hoặc chưa được cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền xác nhận bằng văn bản việc đăng ký tổ chức hội chợ, triển lãm;

+ Đăng ký tổ chức hội chợ, triển lãm thương mại nhưng không tổ chức hoặc tổ chức không đúng với nội dung đã được xác nhận mà không thực hiện đăng ký sửa đổi, bổ sung theo quy định với cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền và chưa được cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền đồng ý.

6. Điều kiện đối với tác phẩm, hiện vật, tài liệu, địa điểm triển lãm.

Căn cứ theo quy định tại Điều 8 Nghị định 23/2019/NĐ-CP thì tác phẩm, hiện vật, tài liệu, địa điểm triển lãm phải đáp ứng các điều kiện sau:

– Tác phẩm, hiện vật, tài liệu được triển lãm không có một trong các nội dung:

+ Tuyên truyền chống lại Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam; phá hoại khối đại đoàn kết dân tộc;

+ Tiết lộ bí mật của cơ quan, tổ chức, cá nhân mà không được sự đồng ý của cơ quan, tổ chức, cá nhân và bí mật khác do pháp luật quy định;

+ Kích động chiến tranh, gây thù hận giữa các dân tộc và nhân dân các nước; gây chia rẽ tôn giáo, mất đoàn kết dân tộc; truyền bá tư tưởng phản động;

+ Xuyên tạc lịch sử, phủ nhận thành tựu cách mạng; xúc phạm vĩ nhân, anh hùng dân tộc, danh nhân văn hóa; vu khống, xâm hại uy tín của cơ quan, tổ chức, danh dự và nhân phẩm của cá nhân;

+ Vi phạm các quy định về nếp sống văn minh, an ninh trật tự, tuyên truyền bạo lực, các hành vi tội ác, tệ nạn xã hội gây hại cho sức khỏe, hủy hoại môi trường sinh thái.

– Tác phẩm, hiện vật, tài liệu được triển lãm không thuộc trường hợp bị đình chỉ lưu hành, cấm lưu hành, thu hồi, tịch thu.

– Tác phẩm, hiện vật, tài liệu được triển lãm phải phù hợp với chủ đề, nội dung của triển lãm; có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng và quyền sở hữu hoặc quyền sử dụng hợp pháp.

– Địa điểm triển lãm phải phù hợp với quy mô triển lãm, bảo đảm các điều kiện về trật tự an toàn xã hội, vệ sinh môi trường và phòng, chống cháy nổ.

Kết luận:

Trong vòng 7 ngày kể từ ngày nhận đầy đủ hồ sơ hợp lệ, Tổ chức ở Trung ương và các tổ chức thuộc 02 tỉnh, thành phố trở lên sẽ nhận được chấp thuận của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch về việc liên kết tổ chức triển lãm tại Việt Nam không vì mục đích thương mại. Do đó, Tổ chức ở Trung ương và các tổ chức thuộc 02 tỉnh, thành phố trở lên phải đáp ứng đủ điều kiện yêu cầu tại Điều 8, Điều 17 Nghị định 23/2019/NĐ-CP.

Khi tổ chức ở Trung ương, các tổ chức thuộc 02 tỉnh, thành phố trở lên liên kết tiến hành tổ chức triển lãm tại Việt Nam không vì mục đích thương mại tiến hành gửi Thông báo tổ chức triển lãm thì cần phải tuân thủ theo quy định tại Nghị định 185/2013/NĐ-CP Nghị định 23/2019/NĐ-CP.

Chi tiết trình tự, hồ sơ, mẫu đơn thực hiện xem tại đây:

Thông báo tổ chức triển lãm do tổ chức ở Trung ương, các tổ chức thuộc 02 tỉnh, thành phố trở lên liên kết tổ chức tại Việt Nam không vì mục đích thương mại.