15. Giải quyết chế độ đối với thương binh đồng thời là bệnh binh
Căn cứ những quy định của Pháp lệnh ưu đãi người có công cách mạng 2005, Pháp lệnh ưu đãi người có công cách mạng sửa đổi 2012, Nghị định số 31/2013/NĐ-CP, Thông tư số 05/2013/TT-BLĐTBXH. Sau đây, Dữ Liệu Pháp Lý sẽ cung cấp một số thông tin cần thiết về vấn đề giải quyết chế độ đối với thương binh đồng thời là bệnh binh.
1. Một số khái niệm cơ bản
Người có công với cách mạng: là Người hoạt động cách mạng trước ngày 01 tháng 01 năm 1945; Người hoạt động cách mạng từ ngày 01 tháng 01 năm 1945 đến ngày khởi nghĩa tháng Tám năm 1945; Liệt sĩ; Bà mẹ Việt Nam anh hùng; Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân; Anh hùng Lao động trong thời kỳ kháng chiến;Thương binh, người hưởng chính sách như thương binh; Bệnh binh; Người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học; Người hoạt động cách mạng, hoạt động kháng chiến bị địch bắt tù, đày; Người hoạt động kháng chiến giải phóng dân tộc, bảo vệ Tổ quốc và làm nghĩa vụ quốc tế;Người có công giúp đỡ cách mạng (khoản 1 Điều 1 Pháp lệnh ưu đãi người có công với cách mạng sửa đổi 2012)
Thân nhân của người có công là cha đẻ, mẹ đẻ; vợ hoặc chồng; con (con đẻ, con nuôi). (khoản 1 Điều 4 Nghị định 31/2013/NĐ-CP)
2. Chế độ ưu đãi đối với thương binh đồng thời là bệnh binh
Chế độ ưu đãi đối với thương binh đồng thời là bệnh binh được quy định tại Khoản 5 Điều 31 Nghị định 31/2013/NĐ-CP như sau:
Trường hợp đã giám định tách riêng tỷ lệ suy giảm khả năng lao động do bệnh tật và tỷ lệ suy giảm khả năng lao động do thương tật thì được hưởng đồng thời trợ cấp thương binh và trợ cấp bệnh binh. Thời điểm hưởng thêm một chế độ trợ cấp được tính từ ngày Giám đốc Sở Lao động – Thương binh và Xã hội ra quyết định trợ cấp.
Trường hợp đã giám định gộp tỷ lệ suy giảm khả năng lao động do bệnh tật và tỷ lệ suy giảm khả năng lao động do thương tật:
– Được hưởng đồng thời trợ cấp thương binh và trợ cấp bệnh binh nếu có thời gian công tác liên tục trong quân đội, công an từ đủ 15 năm trở lên hoặc chưa đủ 15 năm công tác liên tục trong quân đội, công an nhưng cộng thời gian công tác thực tế trước đó có đủ 20 năm trở lên.
– Được hưởng đồng thời trợ cấp thương binh và trợ cấp bệnh binh nếu sau khi đã trừ tỷ lệ suy giảm khả năng lao động do thương tật mà tỷ lệ suy giảm khả năng lao động do bệnh tật còn từ 41% trở lên, mức trợ cấp được hưởng theo tỷ lệ suy giảm khả năng lao động đã trừ.
– Được chọn hưởng một trong hai chế độ trợ cấp nếu sau khi đã trừ tỷ lệ suy giảm khả năng lao động do thương tật mà tỷ lệ suy giảm khả năng lao động do bệnh tật còn dưới 41%.
Thời điểm hưởng thêm một chế độ trợ cấp được tính từ ngày Giám đốc Sở Lao động – Thương binh và Xã hội ra quyết định trợ cấp.
3. Giải quyết chế độ đối với thương binh đồng thời là bệnh binh
Căn cứ Khoản 2 Điều 22 Thông tư 05/2013/TT-BLĐTBXH: thì thẩm quyền giải quyết thuộc về: Sở Lao động-Thương binh và Xã hội.
Thời hạn giải quyết: Sở Lao động – Thương binh và Xã hội trong thời gian 15 ngày kể từ ngày nhận được đơn, có trách nhiệm đối chiếu hồ sơ đang quản lý để ra quyết định trợ cấp thương tật hoặc trợ cấp bệnh binh và gửi trích lục hồ sơ về Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội (Cục Người có công).
4. Xử phạt hành chính
Thương binh đồng thời là bệnh binh khi làm hồ sơ hưởng ưu đãi nếu có hành vi vi phạm quy định tại Điều 66 Nghị định 31/2013/NĐ-CP sẽ bị xử phạt cụ thể:
Vi phạm một trong các hành vi sau đây tùy theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý vi phạm hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự:
– Giả mạo hoặc khai man giấy tờ để hưởng chế độ ưu đãi người có công
– Giả mạo hoặc khai man giấy tờ để hưởng thêm chế độ ưu đãi người có công;
– Giả mạo hoặc chứng nhận sai sự thật để người khác hưởng chế độ ưu đãi người có công;
Kết luận: Giải quyết chế độ đối với thương binh đồng thời là bệnh binh được quy định tại Pháp lệnh ưu đãi người có công cách mạng 2005, Pháp lệnh ưu đãi người có công cách mạng sửa đổi 2012, Nghị định số 31/2013/NĐ-CP, Thông tư số 05/2013/TT-BLĐTBXH
Chi tiết trình tư, hồ sơ, biểu mẫu, thực hiện tại đây:
Giải quyết chế độ đối với thương binh đồng thời là bệnh binh