8. Hưởng mai táng phí, trợ cấp một lần khi người có công với cách mạng từ trần

Posted on

Việc đại diện thân nhân hoặc người tổ chức mai táng hưởng mai táng phí, trợ cấp một lần khi người có công với cách mạng từ trần được thực hiện thông qua thủ tục hưởng mai táng phí, trợ cấp một lần khi người có công với cách mạng từ trần. Sau đây, Dữ Liệu Pháp Lý sẽ cụ thể hóa một số quy định của Pháp lệnh 02/2020/UBTVQH14, Nghị định 131/2021/NĐ-CP, Nghị định 23/2016/NĐ-CP, Thông tư 05/2013/TT-BLĐTBXH.

1. Khái niệm:

Mai táng là thực hiện việc lưu giữ thi hài hoặc hài cốt, tro cốt của người chết ở một địa điểm dưới mặt đất (khoản 5 Điều 2 Nghị định 23/2016/NĐ-CP).

Người có công với cách mạng (khoản 1 Điều 3 Pháp lệnh 02/2020/UBTVQH14 bao gồm:

– Người hoạt động cách mạng trước ngày 01 tháng 01 năm 1945;

– Người hoạt động cách mạng từ ngày 01 tháng 01 năm 1945 đến ngày khởi nghĩa tháng Tám năm 1945;

– Liệt sĩ;

– Bà mẹ Việt Nam anh hùng;

– Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân;

– Anh hùng Lao động trong thời kỳ kháng chiến;

– Thương binh, bao gồm cả thương binh loại B được công nhận trước ngày 31 tháng 12 năm 1993; người hưởng chính sách như thương binh;

– Bệnh binh;

– Người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hoá học;

– Người hoạt động cách mạng, kháng chiến, bảo vệ Tổ quốc, làm nghĩa vụ quốc tế bị địch bắt tù, đày;

– Người hoạt động kháng chiến giải phóng dân tộc, bảo vệ Tổ quốc, làm nghĩa vụ quốc tế;

– Người có công giúp đỡ cách mạng.

2. Hưởng mai táng phí, trợ cấp một lần khi người có công với cách mạng từ trần

2.1 Người hoạt động cách mạng trước ngày 01 tháng 01 năm 1945

Người hoạt động cách mạng trước ngày 01 tháng 01 năm 1945 đang hưởng chế độ chết thì thân nhân được hưởng chế độ ưu đãi theo quy định tại khoản 3 Điều 10 Pháp lệnh 02/2020/UBTVQH14 như sau:

– Trợ cấp tuất hằng tháng đối với vợ hoặc chồng, con chưa đủ 18 tuổi hoặc từ đủ 18 tuổi trở lên nếu còn tiếp tục đi học hoặc bị khuyết tật nặng, khuyết tật đặc biệt nặng.

Trường hợp vợ hoặc chồng sống cô đơn, con mồ côi cả cha mẹ chưa đủ 18 tuổi hoặc từ đủ 18 tuổi trở lên nếu còn tiếp tục đi học hoặc bị khuyết tật nặng, khuyết tật đặc biệt nặng thì được hưởng thêm trợ cấp tuất nuôi dưỡng hằng tháng;

– Trợ cấp một lần với mức bằng 03 tháng trợ cấp hằng tháng, phụ cấp hằng tháng hiện hưởng.

– Người hoạt động cách mạng trước ngày 01 tháng 01 năm 1945 chết mà chưa được hưởng chế độ ưu đãi quy định tại Điều 9 của Pháp lệnh này thì thân nhân hoặc người thờ cúng được hưởng trợ cấp một lần theo quy định của Chính phủ.

– Trợ cấp mai táng đối với người hoặc tổ chức thực hiện mai táng khi người hoạt động cách mạng trước ngày 01 tháng 01 năm 1945 đang hưởng trợ cấp, phụ cấp hằng tháng chết.

2.2 Người hoạt động cách mạng từ ngày 01 tháng 01 năm 1945 đến ngày khởi nghĩa tháng Tám năm 1945

Người hoạt động cách mạng từ ngày 01 tháng 01 năm 1945 đến ngày khởi nghĩa tháng Tám năm 1945 đang hưởng chế độ chết thì thân nhân được hưởng chế độ ưu đãi theo quy định tại Khoản 3 Điều 13 Pháp lệnh 02/2020/UBTVQH14 như sau:

– Trợ cấp tuất hằng tháng đối với vợ hoặc chồng, con chưa đủ 18 tuổi hoặc từ đủ 18 tuổi trở lên nếu còn tiếp tục đi học hoặc bị khuyết tật nặng, khuyết tật đặc biệt nặng.

Trường hợp vợ hoặc chồng sống cô đơn, con mồ côi cả cha mẹ chưa đủ 18 tuổi hoặc từ đủ 18 tuổi trở lên nếu còn tiếp tục đi học hoặc bị khuyết tật nặng, khuyết tật đặc biệt nặng thì được hưởng thêm trợ cấp tuất nuôi dưỡng hằng tháng;

– Trợ cấp một lần với mức bằng 03 tháng trợ cấp hằng tháng hiện hưởng.

– Người hoạt động cách mạng từ ngày 01 tháng 01 năm 1945 đến ngày khởi nghĩa tháng Tám năm 1945 chết mà chưa được hưởng chế độ ưu đãi quy định tại Điều 12 của Pháp lệnh này thì thân nhân hoặc người thờ cúng được hưởng trợ cấp một lần theo quy định của Chính phủ.

– Trợ cấp mai táng đối với người hoặc tổ chức thực hiện mai táng khi người hoạt động cách mạng từ ngày 01 tháng 01 năm 1945 đến ngày khởi nghĩa tháng Tám năm 1945 đang hưởng trợ cấp hằng tháng chết.

2.3 Liệt sĩ

Theo Khoản 3 Điều 16 Pháp lệnh 02/2020/UBTVQH14 các đối tượng sau đây được hưởng trợ cấp một lần:

– Cha đẻ, mẹ đẻ, con liệt sĩ chưa đủ 18 tuổi hoặc từ đủ 18 tuổi trở lên nếu còn tiếp tục đi học hoặc bị khuyết tật nặng, khuyết tật đặc biệt nặng, người có công nuôi liệt sĩ; trường hợp có nhiều liệt sĩ thì theo các mức thân nhân của hai liệt sĩ, thân nhân của ba liệt sĩ trở lên;

– Vợ hoặc chồng liệt sĩ.

Trợ cấp một lần đối với thân nhân với mức bằng 03 tháng trợ cấp hằng tháng hiện hưởng (Khoản 11 Điều 16 Pháp lệnh 02/2020/UBTVQH14)

2.4 Bà mẹ Việt Nam anh hùng

Bà mẹ Việt Nam anh hùng đang hưởng chế độ chết thì thân nhân được hưởng chế độ ưu đãi theo quy định tại Điều 19 Pháp lệnh 02/2020/UBTVQH14 như sau:

– Trợ cấp một lần đối với thân nhân khi Bà mẹ Việt Nam anh hùng được tặng danh hiệu nhưng chết mà chưa được hưởng chế độ ưu đãi hoặc được truy tặng danh hiệu “Bà mẹ Việt Nam anh hùng”.

– Trợ cấp một lần đối với thân nhân với mức bằng 03 tháng trợ cấp hằng tháng, phụ cấp hằng tháng hiện hưởng khi Bà mẹ Việt Nam anh hùng đang hưởng trợ cấp hằng tháng, phụ cấp hằng tháng chết.

– Trợ cấp mai táng đối với người hoặc tổ chức thực hiện mai táng khi Bà mẹ Việt Nam anh hùng đang hưởng trợ cấp hằng tháng, phụ cấp hằng tháng chết.

2.5 Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân, anhh hùng Lao động trong thời kỳ kháng chiến

Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân, anhh hùng Lao động trong thời kỳ kháng chiến đang hưởng chế độ chết thì thân nhân được hưởng chế độ ưu đãi theo quy định tại Điều 22 Pháp lệnh 02/2020/UBTVQH14 như sau:

– Trợ cấp một lần đối với thân nhân khi Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân, Anh hùng Lao động trong thời kỳ kháng chiến được tặng danh hiệu nhưng chết mà chưa được hưởng chế độ ưu đãi hoặc được truy tặng danh hiệu “Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân”, “Anh hùng Lao động” trong thời kỳ kháng chiến.

– Trợ cấp một lần đối với thân nhân với mức bằng 03 tháng trợ cấp hằng tháng hiện hưởng khi Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân, Anh hùng Lao động trong thời kỳ kháng chiến đang hưởng trợ cấp hằng tháng chết.

– Trợ cấp mai táng đối với người hoặc tổ chức thực hiện mai táng khi Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân, Anh hùng Lao động trong thời kỳ kháng chiến đang hưởng trợ cấp hằng tháng chết.

2.6 Thương binh

Thương binh đang hưởng chế độ chết thì thân nhân được hưởng chế độ ưu đãi theo quy định tại Điều 25 Pháp lệnh 02/2020/UBTVQH14 như sau

– Trợ cấp một lần đối với thân nhân với mức bằng 03 tháng trợ cấp hằng tháng, phụ cấp hằng tháng hiện hưởng khi thương binh, người hưởng chính sách như thương binh đang hưởng trợ cấp hằng tháng chết.

– Trợ cấp mai táng đối với người hoặc tổ chức thực hiện mai táng khi thương binh, người hưởng chính sách như thương binh đang hưởng trợ cấp hằng tháng chết.

2.7 Bệnh binh

Bệnh binh đang hưởng chế độ chết thì thân nhân được hưởng chế độ ưu đãi theo quy định tại Điều 28 Pháp lệnh 02/2020/UBTVQH14 như sau:

– Trợ cấp một lần đối với thân nhân với mức bằng 03 tháng trợ cấp hằng tháng, phụ cấp hằng tháng hiện hưởng khi bệnh binh đang hưởng trợ cấp hằng tháng chết.

– Trợ cấp mai táng đối với người hoặc tổ chức thực hiện mai táng khi bệnh binh đang hưởng trợ cấp hằng tháng chết.

2.8 Người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học

Người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học đang hưởng chế độ chết thì thân nhân được hưởng chế độ ưu đãi theo quy định tại Điều 31 Pháp lệnh 02/2020/UBTVQH14 như sau

– Trợ cấp một lần đối với thân nhân với mức bằng 03 tháng trợ cấp hằng tháng hiện hưởng khi người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học, con đẻ đang hưởng trợ cấp hằng tháng chết.

– Trợ cấp mai táng đối với người hoặc tổ chức thực hiện mai táng trong trường hợp sau đây:

+Người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học đang hưởng trợ cấp hằng tháng chết;

+ Con đẻ quy định tại khoản 1 Điều này chết.

2.9 Người hoạt động cách mạng hoặc hoạt động kháng chiến bị địch bắt tù, đày

Người hoạt động cách mạng hoặc hoạt động kháng chiến bị địch bắt tù, đày  đang hưởng chế độ chết thì thân nhân được hưởng chế độ ưu đãi theo quy định tại Điều 34 Pháp lệnh 02/2020/UBTVQH14 như sau

– Trợ cấp một lần đối với thân nhân khi người hoạt động cách mạng, kháng chiến, bảo vệ Tổ quốc, làm nghĩa vụ quốc tế bị địch bắt tù, đày chết mà chưa được hưởng chế độ.

– Trợ cấp một lần đối với thân nhân với mức bằng 03 tháng trợ cấp hằng tháng hiện hưởng khi người hoạt động cách mạng, kháng chiến, bảo vệ Tổ quốc, làm nghĩa vụ quốc tế bị địch bắt tù, đày đang hưởng trợ cấp hằng tháng chết.

– Trợ cấp mai táng đối với người hoặc tổ chức thực hiện mai táng khi người hoạt động cách mạng, kháng chiến, bảo vệ Tổ quốc, làm nghĩa vụ quốc tế bị địch bắt tù, đày đang hưởng trợ cấp hằng tháng chết.

2.10 Người hoạt động kháng chiến giải phóng dân tộc, bảo vệ Tổ quốc và làm nghĩa vụ quốc tế

Người hoạt động kháng chiến giải phóng dân tộc, bảo vệ Tổ quốc và làm nghĩa vụ quốc tế  đang hưởng chế độ chết thì thân nhân được hưởng chế độ ưu đãi theo quy định tại Điều 37 Pháp lệnh 02/2020/UBTVQH14 như sau

– Trợ cấp một lần đối với thân nhân khi người hoạt động kháng chiến giải phóng dân tộc, bảo vệ Tổ quốc, làm nghĩa vụ quốc tế chết mà chưa được hưởng chế độ ưu đãi.

– Trợ cấp mai táng đối với người hoặc tổ chức thực hiện mai táng khi người hoạt động kháng chiến giải phóng dân tộc, bảo vệ Tổ quốc, làm nghĩa vụ quốc tế chết.

2.11 Người có công giúp đỡ cách mạng

Người có công giúp đỡ cách mạng đang hưởng chế độ chết thì thân nhân được hưởng chế độ ưu đãi theo quy định tại Điều 40 Pháp lệnh 02/2020/UBTVQH14 như sau:

– Trợ cấp một lần đối với thân nhân khi người có công giúp đỡ cách mạng chết mà chưa hưởng chế độ ưu đãi.

– Trợ cấp một lần đối với thân nhân với mức bằng 03 tháng trợ cấp hằng tháng hiện hưởng khi đối tượng quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 38 của Pháp lệnh này đang hưởng trợ cấp hằng tháng chết.

– Trợ cấp mai táng đối với người hoặc tổ chức thực hiện mai táng khi người có công giúp đỡ cách mạng chết..

3. Xử lý vi phạm

Xử lý đối với người vi phạm pháp luật ưu đãi người có công với cách mạng (Điều 55 Pháp lệnh 02/2020/UBTVQH14):

– Người giả mạo giấy tờ để được xem xét công nhận là người có công với cách mạng, hưởng chế độ ưu đãi người có công với cách mạng thì bị thu hồi quyết đình công nhận, chấm dứt hưởng chế độ ưu đãi và phải hoàn trả số tiền đã nhận.

– Người khai báo gian dối giấy tờ để được hưởng thêm chế độ ưu đãi người có công với cách mạng thì bị chấm dứt chế độ ưu đãi được hưởng thêm và phải hoàn trả số tiền đã nhận do khai báo gian dối.

– Người chứng nhận sai sự thật hoặc làm giả giấy tờ cho người khác để được xem xét công nhận là người có công với cách mạng; người lợi dụng chức vụ, quyền hạn hoặc thiếu trách nhiệm gây thiệt hại đến lợi ích của Nhà nước, quyền lợi của người có công với cách mạng thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật.

– Người vi phạm quy định về quản lý, sử dụng kinh phí bảo đảm thực hiện chính sách, chế độ ưu đãi người có công với cách mạng và thân nhân của người có công với cách mạng; lợi dụng chính sách, chế độ ưu đãi người có công với cách mạng và thân nhân của người có công với cách mạng để trục lợi: thì tuỳ theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý theo quy định của pháp luật

Kết luận: Các chủ thể được hưởng mai táng phí, trợ cấp một lần khi người có công với cách mạng từ trần phải tuân thủ các quy định tại Pháp lệnh 02/2020/UBTVQH14, Nghị định 131/2021/NĐ-CP, Nghị định 23/2016/NĐ-CP, Thông tư 05/2013/TT-BLĐTBXH.

Chi tiết trình tự, hồ sơ, biểu mẫu, thực hiện tại đây:

Hưởng mai táng phí, trợ cấp một lần khi người có công với cách mạng từ trần