21. Công nhận tiến bộ kỹ thuật/Công nhận tiến bộ kỹ thuật công nghệ sinh học
Tổ chức, cá nhân hoạt động khoa học và công nghệ; việc tổ chức thực hiện hoạt động khoa học và công nghệ; biện pháp bảo đảm phát triển khoa học và công nghệ; quản lý nhà nước về khoa học và công nghệ cần có thủ tục Công nhận tiến bộ kỹ thuật/Công nhận tiến bộ kỹ thuật công nghệ sinh học. Sau đây, Dữ liệu pháp lý sẽ cụ thể nội dung theo Luật Khoa học và công nghệ 2013, Thông tư 23/2010/TT-BNNPTNT.
1. Khái niệm
– Công nghệ là giải pháp, quy trình, bí quyết kỹ thuật có kèm theo hoặc không kèm theo công cụ, phương tiện dùng để biến đổi nguồn lực -thành sản phẩm (khoản 2 Điều 3 Luật Khoa học và công nghệ 2013).
– Tiến bộ kỹ thuật công nghệ sinh học là những qui trình kỹ thuật, công nghệ và sản phẩm được tạo ra bằng các kỹ thuật, công nghệ và phương pháp của công nghệ sinh học đáp ứng được các yêu cầu và điều kiện theo qui định của Thông tư này được Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành quyết định công nhận và cho phép áp dụng trong sản xuất nông nghiệp ở Việt Nam (khoản 1 Điều 3 Thông tư 23/2010/TT-BNNPTNT).
2. Điều kiện công nhận tiến bộ kỹ thuật công nghệ sinh học
Theo quy định Điều 6 Thông tư 23/2010/TT-BNNPTNT:
Tiến bộ kỹ thuật công nghệ sinh học được công nhận khi đáp ứng các điều kiện sau:
+ Hiệu quả kinh tế, xã hội, bảo vệ môi trường và vệ sinh an toàn thực phẩm cao hơn so với kỹ thuật, công nghệ và sản phẩm đang sử dụng phổ biến trong sản xuất.
+ Phù hợp yêu cầu sản xuất (cơ cấu cây trồng, mùa vụ; giảm mức độ nhiễm sâu bệnh; sản xuất sạch, thân thiện môi trường, thích ứng, né tránh điều kiện ngoại cảnh bất thuận, có tính cạnh tranh cao hơn, bảo vệ sức khoẻ con người, phát triển ngành nghề truyền thống, chất lượng sản phẩm tốt hơn, phù hợp với điều kiện sản xuất, phong tục tập quán và một số lợi thế khác).
+ Đã được khảo, kiểm nghiệm đáp ứng các qui định hiện hành về khảo, kiểm nghiệm công nhận giống cây trồng, vật nuôi, thuốc bảo vệ thực vật, phân bón, sản phẩm cải tạo đất, thức ăn chăn nuôi, thuốc thú y, vaccin, sản phẩm sử dụng trong bảo quản, chế biến nông, lâm thủy sản và xử lý môi trường.
+ Giống cây trồng, vật nuôi, vi sinh vật biến đổi gen và sản phẩm của cây trồng, vật nuôi, vi sinh vật biến đổi gen chỉ được công nhận là Tiến bộ kỹ thuật công nghệ sinh học khi được cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền Việt Nam cấp giấy chứng nhận an toàn đối với đa dạng sinh học, môi trường và/hoặc giấy xác nhận đủ điều kiện làm thực phẩm hoặc thức ăn chăn nuôi.
3. Quyền và trách nhiệm của tổ chức có tiến bộ kỹ thuật công nghệ sinh học được công nhận
Theo quy định Điều 12 Thông tư 23/2010/TT-BNNPTNT:
– Quyền của tổ chức có tiến bộ kỹ thuật công nghệ sinh học được công nhận:
+ Được quảng cáo, công bố, áp dụng tiến bộ kỹ thuật công nghệ sinh học vào sản xuất, chuyển giao, chuyển nhượng và các quyền lợi theo quy định của pháp luật;
+ Khiếu nại, tố cáo về các hành vi vi phạm về quyền hợp pháp theo quy định của pháp luật và quy định tại khoản 1 của điều này trong việc đánh giá không đúng tiến bộ kỹ thuật công nghệ sinh học của mình;
– Trách nhiệm của tổ chức có tiến bộ kỹ thuật công nghệ sinh học:
+ Cung cấp các tài liệu, vật liệu cần thiết về tiến bộ kỹ thuật công nghệ sinh học đã được công nhận khi có yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền;
+ Hướng dẫn quy trình kỹ thuật áp dụng tiến bộ kỹ thuật công nghệ sinh học cho tổ chức, cá nhân được chuyển giao;
+ Thực hiện đầy đủ trách nhiệm theo quy định hiện hành của Nhà nước;
+ Không được thực hiện các quyền quy định tại khoản 1 điều này trong thời gian tạm dừng hiệu lực thi hành quyết định công nhận tiến bộ kỹ thuật công nghệ sinh học.
Kết luận: Việc thực hiện thủ tục Công nhận tiến bộ kỹ thuật/Công nhận tiến bộ kỹ thuật công nghệ sinh học cần tuân thủ Luật Khoa học và công nghệ 2013, Thông tư 23/2010/TT-BNNPTNT.
Chi tiết trình tự, hồ sơ, mẫu đơn thực hiện xem tại đây:
Công nhận tiến bộ kỹ thuật/Công nhận tiến bộ kỹ thuật công nghệ sinh học