8. Hỗ trợ học văn hóa, học nghề, trợ cấp khó khăn ban đầu cho nạn nhân

Posted on

Về vấn đề Hỗ trợ học văn hóa, học nghề, trợ cấp khó khăn ban đầu cho nạn nhân. Sau đây Dữ Liệu Pháp Lý sẽ cụ thể hóa nội dung này dựa trên những quy định của Nghị định 09/2013/NĐ-CP, Thông tư 35/2013/TT-BLĐTBXH như sau:

1. Đối tượng được hổ trợ học văn hóa, học nghề, trợ cấp khó khăn ban đầu

Đối tượng hỗ trợ gồm nạn nhân là công dân Việt Nam, người không quốc tịch thường trú ở Việt Nam. (Khoản 1 Điều 23 Nghị định 09/2013/NĐ-CP)

2. Chế độ hỗ trợ học văn hóa, học nghề, trợ cấp khó khănban đầu

2.1. Chế độ hỗ trợ học văn hóa, học nghề, trợ cấp khó khăn ban đầu gồm: (Khoản 2 Điều 23 Nghị định 09/2013/NĐ-CP)

– Nạn nhân thuộc hộ nghèo được miễn học phí và hỗ trợ chi phí học tập theo quy định của pháp luật hiện hành;

– Nạn nhân có nhu cầu học nghề thì được hỗ trợ một lần chi phí học nghề. Mức hỗ trợ theo chi phí đào tạo nghề tương ứng tại các cơ sở đào tạo nghề ở địa phương;

– Đối với nạn nhân thuộc hộ nghèo khi trở về nơi cư trú được hỗ trợ một lần tiền trợ cấp khó khăn ban đầu theo mức do Bộ Tài chính, Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội quy định.

2.2. Chi hỗ trợ học văn hóa, học nghề, trợ cấp khó khăn ban đầu
2.2.1. 
Chi hỗ trợ học văn hóa, học nghề (điểm a khoản 3 Thông tư 84/2019/TT-BTC).
– Nạn nhân được miễn, giảm học phí và hỗ trợ chi phí học tập theo quy định tại Nghị định số 86/2015/NĐ-CP ngày 02 tháng 10 năm 2015 của Chính phủ quy định về cơ chế thu, quản lý học phí đối với cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân và chính sách miễn, giảm học phí, hỗ trợ chi phí học tập năm học 2015 – 2016 đến năm học 2020 – 2021, Nghị định số 145/2018/NĐ-CP ngày 16 tháng 10 năm 2018 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 86/2015/NĐ-CP và văn bản hướng dẫn Nghị định.
– Trường hợp nạn nhân học nghề trình độ sơ cấp và dưới 3 tháng được hỗ trợ một lần chi phí học nghề. Mức hỗ trợ theo chi phí đào tạo nghề ngắn hạn tương ứng tại các cơ sở đào tạo nghề ở địa phương nhưng tối đa không vượt quá mức quy định tại khoản 1 Điều 7 Thông tư số 152/2016/TT-BTC ngày 17 tháng 10 năm 2016 của Bộ Tài chính quy định quản lý và sử dụng kinh phí hỗ trợ đào tạo trình độ sơ cấp và đào tạo dưới 03 tháng.
2.2.2. Chi hỗ trợ một lần tiền trợ cấp khó khăn ban đầu đối với nạn nhân thuộc hộ nghèo khi trở về nơi cư trú mức tối thiểu là 1.000.000 đồng/người (hộ nghèo được hỗ trợ là hộ nghèo theo tiêu chí thu nhập) (điểm a khoản 3 Thông tư 84/2019/TT-BTC).

3. Hỗ trợ học văn hóa, học nghề, xây dựng kế hoạch hỗ trợ nạn nhân hòa nhập cộng đồng

Về vấn đề hỗ trợ văn hóa, học nghề, xây dựng kế hoạch hỗ trợ nạn nhân hòa nhập cộng đồng được quy định tại khoản 3 Điều 11 Thông tư 35/2013/TT-BLĐTBXH như sau:

– Tư vấn về học văn hóa, học nghề, hướng nghiệp đối với nạn nhân có nhu cầu; liên hệ, giới thiệu, hỗ trợ nạn nhân tới các cơ sở giáo dục phù hợp, các chương trình dạy nghề miễn phí do các tổ chức, cá nhân cung cấp tại địa phương;

– Đánh giá khả năng hòa nhập cộng đồng của nạn nhân; cung cấp cho nạn nhân các thông tin về chính sách, dịch vụ hỗ trợ nạn nhân tại cộng đồng; phối hợp với cơ quan Công an, Lao động – Thương binh và Xã hội, Ủy ban nhân dân cấp xã nơi nạn nhân cư trú để liên hệ với gia đình hoặc người thân của nạn nhân trước khi đưa họ trở về;

Đối với nạn nhân là trẻ em, trong thời hạn 20 (hai mươi) ngày trước khi hết thời hạn lưu trú, Giám đốc cơ sở bảo trợ xã hội, cơ sở hỗ trợ nạn nhân có trách nhiệm thông báo cho gia đình (cha, mẹ hoặc người giám hộ) đón về nơi cư trú hoặc bố trí cán bộ đưa về bàn giao cho gia đình. Đối với trẻ em mồ côi, trẻ em không nơi nương tựa thì làm thủ tục chuyển chế độ hỗ trợ theo quy định đối với đối tượng bảo trợ xã hội.

4. Tiếp nhận, hỗ trợ ban đầu cho nạn nhân

Tiếp nhận, hỗ trợ ban đầu cho nạn nhân được quy định như sau (Điều 13 Thông tư 35/2013/TT-BLĐTBXH):

– Ủy ban nhân dân cấp xã, Phòng Lao động – Thương binh và Xã hội cấp huyện, cơ sở bảo trợ xã hội, cơ sở hỗ trợ nạn nhân, cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài, các cơ quan giải cứu, tiếp nhận nạn nhân thuộc Bộ đội Biên phòng, Công an, Cảnh sát biển chịu trách nhiệm tổ chức tiếp nhận và thực hiện các dịch vụ hỗ trợ ban đầu cho nạn nhân.

– Các cơ quan quy định tại khoản 1 Điều này khi tiếp nhận nạn nhân phải thực hiện ngay việc hỗ trợ các nhu cầu thiết yếu về ăn, mặc, ở; thông báo cho nạn nhân về chế độ chính sách hỗ trợ và làm thủ tục cho nạn nhân trở về nơi cư trú; tư vấn cho nạn nhân biết loại phương tiện mà họ sử dụng, quãng đường và thời gian đi đường; báo tin cho gia đình, người thân trước khi đưa nạn nhân trở về.

– Trường hợp nạn nhân cần có sự hỗ trợ, hoặc chưa có đầy đủ các thông tin để đưa trở về nơi cư trú thì cơ quan tiếp nhận làm các thủ tục đưa nạn nhân tới các cơ sở bảo trợ xã hội, hoặc cơ sở hỗ trợ nạn nhân nơi tiếp nhận để có biện pháp hỗ trợ phù hợp.

Kết luận: Hỗ trợ học văn hóa, học nghề, trợ cấp khó khăn ban đầu cho nạn nhân được quy định nội dung cụ thể về đối tượng, chế độ, hồ sơ và thủ tục giải quyết tại Nghị định 09/2013/NĐ-CP, Thông tư 35/2013/TT-BLĐTBXH.

Chi tiết trình tự, hồ sơ, biểu mẫu thực hiện xem tại đây:

Hỗ trợ học văn hóa, học nghề, trợ cấp khó khăn ban đầu cho nạn nhân