8. Phê duyệt Văn kiện viện trợ quốc tế khẩn cấp để khắc phục hậu quả thiên tai

Posted on

Việc tiếp nhận, quản lý và sử dụng đối với các khoản viện trợ quốc tế khẩn cấp để cứu trợ và khắc phục hậu quả thiên tai tại Việt Nam là vô cùng cần thiết đối với toàn dân. Vì vậy, các cơ quan có thẩm quyền cần thực hiện phê duyệt Văn kiện viện trợ quốc tế khẩn cấp để khắc phục hậu quả thiên tai đúng theo quy định của pháp luật. Sau đây, Dữ Liệu Pháp Lý sẽ cụ thể nội dung này theo Nghị định 50/2020/NĐ-CP.

1. Khái niệm

– Viện trợ quốc tế khẩn cấp để khắc phục hậu quả thiên tai là các khoản viện trợ không hoàn lại, không vì mục đích lợi nhuận của Bên viện trợ để thực hiện các hoạt động khắc phục hậu quả thiên tai theo quy định tại khoản 1 Điều 30 Luật Phòng chống thiên tai, được phê duyệt và thực hiện trong thời gian 09 tháng kể từ khi thiên tai xảy ra. (khoản 2 Điều 3 Nghị định 50/2020/NĐ-CP)

– Văn kiện viện trợ quốc tế khẩn cấp để khắc phục hậu quả thiên tai là tài liệu trình bày: bối cảnh; sự cần thiết; mục tiêu; nội dung chủ yếu của khoản viện trợ; kết quả, hiệu quả kinh tế, xã hội, môi trường; tổng vốn viện trợ, cơ cấu vốn; phương thức viện trợ; điều kiện của bên viện trợ (nếu có); hình thức tổ chức quản lý thực hiện khoản viện trợ. (khoản 8 Điều 3 Nghị định 50/2020/NĐ-CP)

Bên viện trợ là Chính phủ nước ngoài, tổ chức quốc tế, tổ chức được Chính phủ nước ngoài ủy quyền, tổ chức phi Chính phủ, tổ chức và cá nhân nước ngoài khác cung cấp trực tiếp viện trợ khẩn cấp không hoàn lại nhằm cứu trợ và khắc phục hậu quả thiên tai.(khoản 1 Điều 2 Nghị định 50/2020/NĐ-CP)

– Bên tiếp nhận viện trợ là các tổ chức thành lập theo pháp luật Việt Nam; có chức năng, nhiệm vụ và hoạt động phù hợp với mục tiêu và nội dung của các khoản viện trợ gồm: Các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ; Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương; Cơ quan trung ương của tổ chức chính trị – xã hội; Hội Chữ thập đỏ Việt Nam (khoản 2 Điều 2 Nghị định 50/2020/NĐ-CP).

Đối tượng thụ hưởng viện trợ là các cơ quan, tổ chức, hộ gia đình, cá nhân, doanh nghiệp bị ảnh hưởng bởi thiên tai.(khoản 3 Điều 3 Nghị định 50/2020/NĐ-CP)

2. Phê duyệt Văn kiện viện trợ quốc tế khẩn cấp để khắc phục hậu quả thiên tai

Phê duyệt Văn kiện viện trợ quốc tế khẩn cấp để khắc phục hậu quả thiên tai là một trong bốn quy trình tiếp nhận viện trợ quốc tế khẩn cấp để khắc phục hậu quả thiên tai được quy định Điều 10 Nghị định 50/2020/NĐ-CP.

Không phải mọi loại viện trợ đều thuộc thẩm quyền phê duyệt của Thủ tướng Chính phủ mà chỉ gồm các khoản viện trợ sau: (khoản 1 Điều 12 Nghị định 50/2020/NĐ-CP)

+ Khoản viện trợ có nội dung liên quan đến an ninh, quốc phòng, tôn giáo;

+ Viện trợ mua sắm, cung cấp các loại hàng hóa thuộc diện phải được Thủ tướng Chính phủ cho phép;

+ Các khoản viện trợ chưa xác định cơ quan chủ quản.

Đối với các khoản viện trợ nêu trên, Cơ quan chủ quản căn cứ Quyết định chủ trương tiếp nhận của Thủ tướng Chính phủ để phê duyệt Văn kiện viện trợ quốc tế khẩn cấp để khắc phục hậu quả thiên tai. (khoản 1 Điều 1 Nghị định 50/2020/NĐ-CP)

Đối với các khoản viện trợ khác không thuộc khoản 1 Điều 12 Nghị định 50/2020:

+ Cơ quan chủ quản lấy ý kiến của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính và các cơ quan, địa phương có liên quan;

+ Nội dung lấy ý kiến gồm: Sự phù hợp của khoản viện trợ quốc tế khắc phục hậu quả thiên tai với bối cảnh cụ thể của bộ, ngành, địa phương; sự phù hợp của phương thức tổ chức thực hiện khoản viện trợ quốc tế để khắc phục hậu quả thiên tai; nguồn vốn; cam kết, điều kiện viện trợ của Bên viện trợ và các bên tham gia (nếu có); khả năng đáp ứng các điều kiện, yêu cầu của Bên viện trợ; hiệu quả, tính bền vững sau khi kết thúc khoản viện trợ;

+ Hồ sơ gửi lấy ý kiến bao gồm: Văn bản trình phê duyệt Văn kiện viện trợ quốc tế để khắc phục hậu quả thiên tai của cơ quan Chủ khoản viện trợ; văn bản của nhà tài trợ thống nhất với nội dung khoản viện trợ quốc tế khẩn cấp để khắc phục hậu quả thiên tai (thông báo hoặc thỏa thuận viện trợ); dự thảo Văn kiện viện trợ quốc tế khẩn cấp để khắc phục hậu quả thiên tai;

+ Thời hạn để các cơ quan liên quan có văn bản trả lời tối đa không quá 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được văn bản của cơ quan chủ quản;

+ Trên cơ sở ý kiến của các bộ, cơ quan, địa phương có liên quan, cơ quan chủ quản giao chủ khoản viện trợ hoàn chỉnh Văn kiện, trình cơ quan chủ quản xem xét, quyết định phê duyệt Văn kiện viện trợ quốc tế khẩn cấp để khắc phục hậu quả thiên tai;

+ Sau khi Văn kiện viện trợ quốc tế khẩn cấp để khắc phục hậu quả thiên tai được phê duyệt, cơ quan chủ quản thông báo cho Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính và các cơ quan, địa phương có liên quan.

– Trong trường hợp các Cơ quan chủ quản không đồng ý với nội dung Văn kiện viện trợ quốc tế khẩn cấp để khắc phục hậu quả thiên tai, việc điều chỉnh có thể xảy ra (Điều 14 Nghị định 50/2020/NĐ-CP).

Kết luận: Khi tiến hành thủ tục phê duyệt Văn kiện viện trợ quốc tế khẩn cấp để khắc phục hậu quả thiên tai cần lưu ý các quy định tại Nghị định 50/2020/NĐ-CP.

Chi tiết trình tự, hồ sơ, mẫu đơn thực hiện xem tại đây:

Phê duyệt Văn kiện viện trợ quốc tế khẩn cấp để khắc phục hậu quả thiên tai