16. Xử lý lô hàng thực phẩm thủy sản xuất khẩu bị Cơ quan thẩm quyền nước nhập khẩu cảnh báo không bảo đảm an toàn thực phẩm
Cơ sở xuất khẩu phải xử lý lô hàng thực phẩm thủy sản xuất khẩu bị Cơ quan thẩm quyền nước nhập khẩu cảnh báo không bảo đảm an toàn thực phẩm theo quy định của pháp luật. Sau đây, Dữ Liệu Pháp Lý sẽ cụ thể nội dung này theo Thông tư 48/2013/TT-BNNPTNT.
1 Khái niệm:
– Thực phẩm thủy sản là sản phẩm thủy sản mà con người ăn, uống ở dạng tươi sống hoặc đã qua sơ chế, chế biến, bảo quản. (theo khoản 6 Điều 3 Thông tư 48/2013/TT-BNNPTNT)
– Lô hàng xuất khẩu là lượng hàng được chủ hàng đăng ký kiểm tra, chứng nhận để xuất khẩu một lần cho một nhà nhập khẩu trên một phương tiện vận chuyển. (theo khoản Điều 3 Thông tư 48/2013/TT-BNNPTNT)
2 Yêu cầu đối với sản phẩm xuất khẩu: (theo Điều 24 Thông tư 48/2013/TT-BNNPTNT)
– Được sản xuất tại Cơ sở có tên trong danh sách các Cơ sở tham gia chương trình chứng nhận xuất khẩu theo từng thị trường.
– Đáp ứng các quy định về ghi nhãn các thông tin bắt buộc theo quy định của thị trường nhập khẩu, không làm sai lệch bản chất của hàng hóa và không vi phạm pháp luật Việt Nam.
– Đối với sản phẩm được sơ chế, chế biến từ các Cơ sở khác nhau:
+ Cơ sở thực hiện công đoạn sản xuất cuối cùng (bao gói, ghi nhãn sản phẩm) phải có tên trong danh sách các Cơ sở tham gia chương trình chứng nhận xuất khẩu theo từng thị trường;
+ Cơ sở thực hiện các công đoạn sản xuất trước đó phải đáp ứng các quy định về điều kiện bảo đảm ATTP của Việt Nam và thị trường nhập khẩu tương ứng;
+ Các Cơ sở tham gia sơ chế, chế biến lô hàng có văn bản cam kết cùng chịu trách nhiệm thực hiện các biện pháp xử lý của Cơ quan kiểm tra, chứng nhận trong trường hợp lô hàng bị Cơ quan thẩm quyền nước nhập khẩu cảnh báo hoặc Cơ quan kiểm tra, chứng nhận phát hiện có vi phạm về ATTP;
+ Các Cơ sở tham gia sản xuất lô hàng có trách nhiệm lưu giữ đầy đủ hồ sơ sản xuất và kiểm soát ATTP đối với các công đoạn sản xuất do Cơ sở thực hiện, bảo đảm khả năng truy xuất nguồn gốc sản phẩm.
3 Xử lý trường hợp lô hàng bị cảnh báo: (theo khoản 1 Điều 36 Thông tư 48/2013/TT-BNNPTNT)
– Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ khi có thông tin cảnh báo chính thức của Cơ quan thẩm quyền nước nhập khẩu, Cơ quan kiểm tra, chứng nhận có văn bản yêu cầu Cơ sở một số nội dung sau:
+ Thực hiện truy xuất nguồn gốc lô hàng, tổ chức điều tra nguyên nhân dẫn đến lô hàng không bảo đảm ATTP; thiết lập và thực hiện hành động khắc phục; báo cáo gửi Cơ quan kiểm tra, chứng nhận;
+ Tạm dừng xuất khẩu vào các nước nhập khẩu tương ứng trong trường hợp có yêu cầu của Cơ quan thẩm quyền nước nhập khẩu;
+ Chấp hành chế độ lấy mẫu kiểm nghiệm chỉ tiêu/nhóm chỉ tiêu vi phạm đối với từng lô hàng xuất khẩu của sản phẩm vi phạm được sản xuất tại Cơ sở cho đến khi Cơ quan kiểm tra, chứng nhận có văn bản chấp thuận báo cáo kết quả điều tra nguyên nhân và biện pháp khắc phục của Cơ sở.
– Cơ quan thẩm định thẩm tra các nội dung báo cáo và có văn bản thông báo kết quả thẩm tra tới Cơ sở trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ khi nhận được báo cáo. (theo khoản 2 Điều 36 Thông tư 48/2013/TT-BNNPTNT)
Lưu ý: Trường hợp cần thẩm tra thực tế, Cơ quan thẩm định thực hiện và thông báo kết quả tới Cơ sở trong thời hạn 07 ngày làm việc kể từ khi nhận được báo cáo của Cơ sở. (theo khoản 2 Điều 36 Thông tư 48/2013/TT-BNNPTNT)
Kết luận: Các lô hàng thực phẩm thủy sản xuất khẩu bị Cơ quan thẩm quyền nước nhập khẩu cảnh báo không bảo đảm an toàn thực phẩm phải ngừng xuất khẩu và thực hiện các thủ tục xử lý theo quy định tại Thông tư 48/2013/TT-BNNPTNT.
Chi tiết trình tự, hồ sơ, mẫu đơn thực hiện xem tại đây: