4. Chỉ định cơ sở kiểm nghiệm thực phẩm đã được công nhận theo Tiêu chuẩn quốc giaTCVN ISO/IEC 17025: 2007 hoặc Tiêu chuẩn quốc tế ISO/IEC 17025: 2005
Chỉ định cơ sở kiểm nghiệm thực phẩm đã được công nhận theo Tiêu chuẩn quốc gia TCVN ISO/IEC 17025: 2007 hoặc Tiêu chuẩn quốc tế ISO/IEC 17025: 2005. Sau đây Dữ Liệu Pháp Lý sẽ cụ thể hóa nội dung này dựa trên những quy định của Thông tư liên tịch 20/2013/TTLT-BYT-BCT-BNNPTNT.
1. Một số khái niệm cơ bản
Cơ sở kiểm nghiệm là tổ chức có tư cách pháp nhân thực hiện kiểm nghiệm các chỉ tiêu về chất lượng, an toàn thực phẩm (Điều 2 Thông tư liên tịch 20/2013/TTLT-BYT-BCT-BNNPTNT)
ISO/IEC 17025: 2005 là yêu cầu chung về năng lực của phòng thử nghiệm và hiệu chuẩn (General Requirements for the competence of testing and calibration laboratories).
ISO/IEC 17025:2005 là tiêu chuẩn về hệ thống quản lý chất lượng áp dụng chuyên biệt cho phòng thử nghiệm và hiệu chuẩn, do tổ chức quốc tế về tiêu chuẩn hóa ISO (International Organization for Standardization) ban hành.
2. Điều kiện đối với cơ sở kiểm nghiệm
Cơ sở kiểm nghiệm đủ điều kiện hoạt động khi đủ các yêu cầu quy định tại Điều 4, Điều 5 Thông tư liên tịch 20/2013/TTLT-BYT-BCT-BNNPTNT như sau:
2.1 Yêu cầu về pháp nhân
Được thành lập theo quy định của pháp luật; có chức năng kiểm nghiệm thực phẩm hoặc Quyết định giao nhiệm vụ của cơ quan có thẩm quyền (Điều 4 Thông tư liên tịch 20/2013/TTLT-BYT-BCT-BNNPTNT)
2.2 Yêu cầu năng lực
Các chỉ tiêu đăng ký chỉ định phải đáp ứng theo quy định tại Điều 5 Thông tư liên tịch 20/2013/TTLT-BYT-BCT-BNNPTNT như sau:
– Hệ thống quản lý chất lượng đáp ứng Tiêu chuẩn quốc gia TCVN ISO/IEC 17025: 2007 hoặc Tiêu chuẩn quốc tế ISO/IEC 17025:2005;
– Có đủ trang thiết bị, cơ sở vật chất phù hợp với yêu cầu kiểm nghiệm và lĩnh vực đăng ký chỉ định;
– Có ít nhất 02 kiểm nghiệm viên là cán bộ kỹ thuật có trình độ đại học phù hợp với lĩnh vực đăng ký chỉ định và có kinh nghiệm thực tế về kiểm nghiệm trong cùng lĩnh vực từ 03 năm trở lên;
– Các phương pháp thử được cập nhật và xác nhận giá trị sử dụng, năng lực phân tích/kiểm nghiệm các chỉ tiêu/phép thử đăng ký chỉ định đáp ứng quy định hoặc quy chuẩn kỹ thuật tương ứng và các yêu cầu khác có liên quan theo quy định của Bộ quản lý ngành;
– Kết quả thử nghiệm thành thạo hoặc so sánh liên phòng đạt yêu cầu đối với ít nhất một chỉ tiêu/phép thử đăng ký chỉ định.
Kết luận: Cơ sở sản xuất, cá nhân sẽ được thẩm định điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm cơ sở sản xuất, kinh doanh thủy sản có xuất khẩu theo quy định của Thông tư liên tịch 20/2013/TTLT-BYT-BCT-BNNPTNT.
Chi tiết trình tự, hồ sơ, biểu mâu, thực hiện tại đây: